MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA SÁN LÁ ĐƠN CHỦ ĐẺ TRỨNG Dactylogyrus sp. KÝ SINH TRÊN CÁ TRẮM CỎ

Similar documents
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LƯU LƯỢNG VÀ MỰC NƯỚC SÔNG HỒNG MÙA KIỆT

TÀI LIỆU Hướng dẫn cài đặt thư viện ký số - ACBSignPlugin

PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT

CÀI ĐẶT MẠNG CHO MÁY IN LBP 3500 và LBP 5000

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000

CMIS 2.0 Help Hướng dẫn cài đặt hệ thống Máy chủ ứng dụng. Version 1.0

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU

Model SMB Lưỡi dao, bộ phận cảm biến nhiệt và lòng bình bằng thép không gỉ 304 an toàn cho sức khỏe.

Ths. Nguyễn Tăng Thanh Bình, Tomohide Takeyama, Masaki Kitazume

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ

Các bước trong phân khúc thi truờng. Chương 3Phân khúc thị trường. TS Nguyễn Minh Đức. Market Positioning. Market Targeting. Market Segmentation

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG

5/13/2011. Bài 3: Báo cáo kết quả kinh doanh. Nội dung. Trình bày báo cáo kết quả kinh doanh

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1):

Hiện nó đang được tân trang toàn bộ tại Hải quân công xưởng số 35 tại thành phố Murmansk-Nga và dự trù trở lại biển cả vào năm 2021.

Chúng ta cùng xem xét bài toán quen thuộc sau. Chứng minh. Cách 1. F H N C

nhau. P Z 1 /(O) P Z P X /(Y T ) khi và chỉ khi Z 1 A Z 1 B XA XB /(Y T ) = P Z/(O) sin Z 1 Y 1A PX 1 P X P X /(Y T ) = P Z /(Y T ).

Bài 15: Bàn Thảo Chuyến Du Ngoạn - cách gợi ý; dùng từ on và happening

Tng , , ,99

NATIVE ADS. Apply from 01/03/2017 to 31/12/2017

Bottle Feeding Your Baby

Định hình khối. Rèn kim loại

PHÂN PHỐI CHUẨN. TS Nguyen Ngoc Rang; Website: bvag.com.vn; trang:1

BIÊN DỊCH VÀ CÀI ĐẶT NACHOS

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG QUÝ 3, 2015

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN ORACLE

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI IC3 IC3 REGISTRATION FORM

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG TẤM ĐẾN BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU THỦY

SỬ DỤNG ENZYME -AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG

Chương 3: Chiến lược tìm kiếm có thông tin heuristic. Giảng viên: Nguyễn Văn Hòa Khoa CNTT - ĐH An Giang

GIỚI THIỆU. Nguồn: Nguồn:

Điểm Quan Trọng về Phúc Lợi

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM

Giáo dục trí tuệ mà không giáo dục con tim thì kể như là không có giáo dục.

CHƯƠNG 4 BẢO VỆ QUÁ TRÌNH LÊNMEN

ĐIỀU KHIỂN ROBOT DÒ ĐƯỜNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PWM

Savor Mid-Autumn Treasures at Hilton Hanoi Opera! Gìn giữ nét đẹp cổ truyền

Phương thức trong một lớp

CHƯƠNG IX CÁC LỆNH VẼ VÀ TẠO HÌNH (TIẾP)

So sánh các phương pháp phân tích ổn định nền đường đắp

BÀI TẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ (Học kỳ 3. Năm )

QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ

SB 946 (quy định bảo hiểm y tế tư nhân phải cung cấp một số dịch vụ cho những người mắc bệnh tự kỷ) có ý nghĩa gì đối với tôi?

Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân. Mụn Trứng Cá. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì? Các loại khác nhau của mụn trứng cá là gì?

The W Gourmet mooncake gift sets are presently available at:

Abstract. Recently, the statistical framework based on Hidden Markov Models (HMMs) plays an important role in the speech synthesis method.

khu vực ven biển Quảng Bình - Quảng Nam

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...

Tiến tới hoàn thiện và triển khai hệ thống mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo biển Việt Nam

Những Điểm Chính. Federal Poverty Guidelines (Hướng dẫn Chuẩn Nghèo Liên bang) như được

khu vực Vịnh Nha Trang

Trịnh Minh Ngọc*, Nguyễn Thị Ngoan

Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Điện Biên

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRÍCH LY TINH DẦU TỪ LÁ TÍA TÔ

ABSTRACT VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Vật liệu nghiên cứu

Sổ tay cài đặt Ubuntu từ live CD

SAVOR MID-AUTUMN FESTIVAL WITH HILTON

CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLASH PROFILE TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI

Nguyễn Thọ Sáo* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012

AT INTERCONTINENTAL HANOI WESTLAKE 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS

BẢN TIN THÁNG 09 NĂM 2015

Hướng dẫn cài Windows 7 từ ổ cứng HDD bằng ổ đĩa ảo qua file ISO bằng hình ảnh minh họa

BẢN TIN THÁNG 05 NĂM 2017.

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTEASE TỪ VI KHUẨN (Bacillus subtilis) ĐỂ THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CÁ TRA

Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 4-1: 2010/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ĐIỀU VỊ

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC Quyền Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý vị

TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG, NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TRAI TAI TƯỢNG VẢY (Tridacna squamosa Lamack, 1819)

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG WEB

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ

Ô NHIỄM ĐẤT, NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

TCVN 3890:2009 PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

Ông ta là ai vậy? (3) Who is he? (3) (tiếp theo và hết)

Đường thành phố tiểu bang zip code. Affordable Care Act/Covered California Tư nhân (nêu rõ): HMO/PPO (khoanh tròn)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 IEC : 2009

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN

Các tùy chọn của họ biến tần điều khiển vector CHV. Hướng dẫn vận hành card cấp nước.

Nghiên cứu khả năng hấp thu một số kim loại nặng (Cu 2+, Pb 2+, Zn 2+ ) trong nước của nấm men Saccharomyces cerevisiae

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9386:2012. Xuất bản lần 1. Design of structures for earthquake resistances-

THỬ NGHIỆM NUÔI CHAETOCEROS SP. VỚI MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM CULTURING OF CHAETOCEROS SP. IN SOME SIMPLE MEDIUMS IN LAB

Chương 17. Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng

NHÂN NUÔI CÂY HOA HỒNG CỔ SAPA (ROSA GALLICA L.) BẰNG KỸ THUẬT CẤY MÔ IN VITRO

NGUYỄN THẠC HÒA Kết quả thử nghiệm giải pháp phun nước, quạt gió Thạc Hòa và cs, 2010), giải pháp được cho là có hiệu quả và phù hợp với điều kiện hạ

Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San Thông tin về Công ty

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI DNSSEC TẠI CÁC NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP. Rules for the Classification and Construction of Sea - going Steel Ships

KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH SINH HỌC VÀ LÝ HỌC CỦA NƯỚC ĐẦM THỦY TRIỀU, KHÁNH HÒA

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và Tiềm năng

NGHIÊN CỨU NHIỆT PHÂN BAO BÌ CHẤT DẺO PHẾ THẢI THÀNH NHIÊN LIỆU LỎNG

Xác định phân bố không gian của các hằng số điều hòa thủy triều tại vùng biển vịnh Bắc Bộ

Thỏa Thuận về Công Nghệ của UPS

Bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu được dịch từ tiếng Anh tại đây: Thông tin liên hệ:

PHÂN TÍCH MÓNG CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ KỸ THUẬT LẬP MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CỌC-ĐẤT PHI TUYẾN

Transcription:

J. Sci. & Devel., Vol. 11, No. 7: 957-964 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 7: 957-964 www.hua.edu.vn MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA SÁN LÁ ĐƠN CHỦ ĐẺ TRỨNG Dactylogyrus sp. KÝ SINH TRÊN CÁ TRẮM CỎ Trương Đình Hoài*, Nguyễn Thị Hậu, Kim Văn Vạn Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Email * : tdhoai@hua.edu.vn Ngày gửi bài: 24.09.2013 Ngày chấp nhận: 12.11.2013 TÓM TẮT Sán lá đơn chủ đẻ trứng (Dactylogyrus sp.) là một trong những ngoại ký sinh trùng phổ biến thường nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và sự phát triển của nhiều loài cá nước ngọt, đặc biệt là cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) ở giai đoạn cá hương và cá giống. Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 180 mẫu cá trắm cỏ ở giai đoạn cá hương, 363 mẫu sán Dactylogyrus sp. trưởng thành và 1813 trứng sán để khảo sát đặc điểm sinh học sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian phát triển của trứng từ khi đẻ ra đến khi nở thành ấu trùng (Oncomiracidia) là 4,65 ±0,27 ngày, thời gian thành thục sinh dục và hoàn thành vòng đời của sán là 11,4 ± 0,24 ngày. Số trứng đẻ ra tăng dần theo ngày từ 2,75 ± 0,37 trứng/h ở ngày thứ 1 lên 8,08± 0,53 trứng/h ở ngày thứ 5. Ban đêm tốc độ và sản lượng trứng sán đẻ ra nhiều gấp lần lượt là 1,7-2 và 1,6-2,1 lần so với ban ngày. Đây là nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh học sinh sản của Dactylogyrus sp. ký sinh trên cá trắm cỏ ở Viêt Nam. Từ khóa: Cá trắm cỏ, sán lá đơn chủ, sinh học sinh sản. The Reproductive Biology of Dactylogyrus sp. (Monogenea: Dactylogyridae) Infecting Grasscarp ABSTRACT Dactylogyrus sp., a common external parasite frequently occurs with high percentage and intensity of infection in fresh water fish. The infection of this prasite causes great influence on the growth and production of many freshwater fish, especially grasscarp (Ctenopharyngodon idella) at fry and fingerling stage. The study was carried out on 180 fry grasscarp, 363 mature Dactylogyrus sp. and 1813 eggs of Monogenea to investigate major features of the reproductive biology of this parasite. The results showed that the maturation time of the eggs from being laid to hatching to oncommiracidia was 4.65 ±0.27days. This parasite reaches sexual maturity and completes their life cycle in 11.4 ± 0.24 days. Egg production increased gradually over time, rising from 2.75 ± 0.17 to 8.08± 0.53 eggs/h from day 1 to day 5.. At night time, the rate of laying and egg production was 1.7 to 2 and 1.6 to 2.1 times, respectively, higher than those at day time. This study is the first instance that the reproductive biology of Dactylogyrus sp. infecting grasscarp was examined in Vietnam. Keywords: Dactylogyrus, reproductive biology, Grass carp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sán lá đơn chủ (Monogenea) là một trong những tác nhân gây bệnh cho nhiều loài cá. Chúng không những phải chống đỡ với phản ứng đào thải của ký chủ mà còn phải chống lại tác dụng ma sát của dòng nước, do vậy cơ quan bám của chúng đặc biệt phát triển. Hoạt động ký sinh hoặc di chuyển của chúng dễ dàng gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, tiết nhiều dịch nhầy từ các vết thương làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ký chủ, đồng thời trở thành điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập và gây bệnh (Đỗ Thị Hòa và cs., 2004). 957

Một số đặc điểm sinh học sinh sản của sán lá đơn chủ đẻ trứng Dactylogyrus sp. ký sinh trên cá trắm cỏ Giống Dactylogyrus rất đa dạng về thành phần loài, đã có hơn 49 loài gây bệnh cho nhiều loài cá nước ngọt đã được phân loại ở Việt Nam, trong đó có hai loài thường ký sinh ở cá trắm cỏ là D. lamellatus và D. Ctenopharyngodonis (Bauer et al., 1973; Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007). Qua một số nghiên cứu sinh học sinh sản của Dactylogyrus, các tác giả đã chỉ ra rằng: Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng sán thường bám vào các giá thể và cây cỏ thủy sinh trong nước hoặc lắng xuống nền đáy ao, trứng sán phát triển và nở ra ấu trùng, ấu trùng bơi tự do trong nước và tìm ký chủ để ký sinh (et al., 1973; Buchmann and Bresciani, 2006). Khả năng di chuyển và tìm ký chủ của ấu trùng giảm dần theo thời gian, tốt nhất là 4-6h sau khi nở, nếu không gặp được ký chủ thì thời gian tồn tại của ấu trùng thường ngắn (24-48h) (Prost, 1963). Dactylogyrus được ghi nhận là có khả năng sinh sản lớn, thời gian phát triển của trứng và thời gian hoàn thành vòng đời của sán thường ngắn và dao động tùy theo loài và điều kiện nhiệt độ môi trường (Shaharom-Harrison, 1986). Tuy vậy, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản của sán lá đơn chủ đẻ trứng chưa nhiều, đặc biệt là các loài sán đơn chủ ký sinh trên một số loài cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản của sán Dactylogyrus sp. ký sinh trên cá trắm cỏ ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin về sự phát triển của loài sán này nhằm góp phần cải thiện biện pháp phòng và xử lý bệnh hiệu quả hơn trong tương lai. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Vật liệu nghiên cứu 180 mẫu cá trắm cỏ ở giai đoạn cá hương bao gồm: 30 con (cỡ 2,41± 0,12 g/con và đã kiểm tra nhiễm Dactylogyrus sp. với cường độ cao) được dùng để thu trứng sán và theo dõi quá trình phát triển của trứng. 150 con còn lại (cỡ 2,11± 0,17 g/con) được dùng để cảm nhiễm bệnh và xác định thời gian hoàn thành vòng đời của sán; 363 sán Dactylogyrus sp. trưởng thành và 1813 trứng sán được dùng để nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản. Các dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra ngoại ký sinh trùng, thu trứng sán, các loại hóa chất xử lý ngoại ký sinh trùng, hệ thống bể thí nghiệm, xi phông, máy đo các yếu tố môi trường đa năng, test môi trường nước và các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu mẫu cá và kiểm tra ngoại ký sinh trùng Cá trắm cỏ ở giai đoạn cá hương được thu từ các trại cá giống ở Thuận Thành, Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh và Trung tâm giống thủy sản Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp thu mẫu cá, kiểm tra ngoại ký sinh trùng để phát hiện Dactylogyrus sp. trên cá trắm cỏ được thực hiện theo phương pháp của Dogiel (1961), Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007). 2.2.2. Phương pháp thu trứng sán và theo dõi sự phát triển của trứng Trứng sán được thu và theo dõi dựa trên việc nuôi 30 cá trắm cỏ hương bị nhiễm sán trong bể thí nghiệm bằng cách xi phông cặn đáy bể và các giá thể sau khi đã thay nước cũ hoàn toàn trước đó 12h. Trứng được lọc qua lưới lọc có kích cỡ mắt lưới 15µm. Trứng sau khi thu được phân vào 5 lô thí nghiệm là các đĩa lồng cao 3cm, đường kính 6cm (mỗi lô chứa 20-30 trứng sán cùng 5-7ml nước). Trứng sán được ấp ở điều kiện nhiệt độ phòng (22-25 0 C). Các đĩa trứng được thay 20% nước hàng ngày (bằng các pipet dưới kính hiển vi để tránh thất thoát trứng) để đảm bảo việc cung cấp đủ hàm lượng oxy hoà tan. Sự biến thái của trứng được theo dõi hàng ngày dưới kính hiển vi (có độ phóng đại 10x10) cho đến khi tất cả trứng có phôi phát triển và nở thành ấu trùng (Oncomiracidia). 2.2.3. Phương pháp xác định thời gian hoàn thành vòng đời Thời gian hoàn thành vòng đời của sán lá đơn chủ (Dactylogyrus sp.) được tính từ lúc cá được cảm nhiễm trứng sán đến khi phát hiện 958

Trương Đình Hoài, Nguyễn Thị Hậu, Kim Văn Vạn thấy sán trưởng thành trên cá có khả năng sinh sản thông qua sự hiện diện của trứng sán khi xi phông. Xác định thời gian hoàn thành vòng đời của sán bằng cách cảm nhiễm trứng sán cho cá sạch bệnh, trứng sán được thu từ cá nhiễm bệnh. Cá sạch bệnh dùng làm thí nghiệm được tuyển chọn từ đàn cá qua kiểm tra không thấy nhiễm sán lá đơn chủ và ngoại ký sinh trùng khác bằng cách bắt ngẫu nhiên 30 cá trong lô và kiểm tra dựa theo phương pháp của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007). Ngoài ra, để đảm bảo đàn cá thí nghiệm không bị nhiễm Dactylogyrus sp. tuyệt đối, cá sạch bệnh còn được tắm formaline với nồng độ 250 ppm trong vòng 15 phút, việc làm này được thực hiện trước thí nghiệm 2 ngày. Cảm nhiễm cho cá: 150 cá trắm cỏ hương sạch bệnh được bố trí vào 5 lô thí nghiệm, mỗi lô 30 con. Cá ở mỗi lô được tiến hành gây nhiễm từ 300 đến 500 trứng sán. Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố môi trường nước luôn được đảm bảo cho hoạt động sống bình thường của cá. Nhiệt độ được đo 2 lần/ngày cố định vào 9h và 21h trong suốt quá trình thí nghiệm. Sau khi gây nhiễm trứng sán cho cá được 7-8 ngày, tiến hành xi phông nền đáy của các bể thí nghiệm để phát hiện sự hiện diện của trứng sán. Quá trình xi phông trứng sán được thực hiện hàng ngày trong quá trình theo dõi. 2.2.4. Xác định tốc độ sinh sản của sán Sán thành thục và bắt đầu đẻ trứng được tiến hành thu mẫu mang có nhiễm sán đặt lên lame kính và quan sát quá trình sinh sản dưới kính hiển vi (có độ phóng đại 10x10), cường độ sáng thấp và có bổ sung nước sạch vào mô mang trên lame kính để cung cấp đủ ôxy cho sán hoạt động) vào 2 thời điểm cố định trong ngày là 9h sáng và 21h đêm, quá trình quan sát dưới kính hiển vi được kéo dài trong 1h và cả quá trình theo dõi là 5 ngày. Số trứng đẻ ra và khoảng cách giữa 2 lần đẻ trứng được ghi chép để tính toán tốc độ sinh sản của sán. 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm thống kê sinh học Minitab 16. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự phát triển của trứng Dactylogyrus sp. Trứng sán Dactylogyrus sp. có hình quả lê, có một mấu đuôi nhỏ (Hình 1d). Theo dõi 132 trứng sán được ấp trong 5 lô thí nghiệm trong thời gian 7 ngày ở nhiệt độ 23± 0,37 o C, ph = 7,1 ± 0,22. Kết quả về thời gian sự phát triển của trứng sán lá đơn chủ Dactylogyrus sp. được thể hiện ở bảng 1. Trong 5 lô trứng sán được ấp, có 125 trứng (94,7%) phát triển phôi và chỉ có 117 trứng nở thành ấu trùng chiếm 88,6%. Các trứng phát triển biểu hiện sự hình thành, phân chia và di chuyển của các phôi bào có thể quan sát ở bề mặt trứng, hầu hết trứng có phôi phát triển xuất hiện các điểm mắt ở ngày thứ 3 (Hình 1d và 1e) và nở thành Oncomiracidia (Hình 1f) sau 4,65±0,27 ngày. Ấu trùng nở ra di chuyển nhanh trong nước, ở điều kiện ấp nở không có ký chủ, sau 24h các Oncomiracidia mất năng lượng và di chuyển chậm dần, sau 48h hầu hết chúng chết và lắng xuống đáy. Các trứng không nở Bảng 1. Tỷ lệ nở và thời gian phát triển của trứng sán lá đơn chủ Dactylogyrus sp. Lô TN Số trứng theo dõi Trứng có phôi phát triển Số trứng nở Tỷ lệ trứng nở (%) Thời gian phát triển của trứng (ngày) 1 24 24 23 95,8 4,52 ± 0,37 2 30 28 26 86,7 4,24 ± 0,23 3 27 25 25 92,6 5,16 ± 0,31 4 28 27 24 85,7 4,18 ± 0,13 5 23 21 19 82,6 5,15 ± 0,29 Tổng số 132 125 117 88,6 4,65 ± 0,27 959

Một số đặc điểm sinh học sinh sản của sán lá đơn chủ đẻ trứng Dactylogyrus sp. ký sinh trên cá trắm cỏ thành ấu trùng (11,4%) là các trứng không có quá trình phát triển phôi hoặc phôi phát triển nhưng không hình thành điểm mắt hoặc không nở sau 7 ngày theo dõi. Thời gian phát triển của trứng sán lá đơn chủ dao động rất lớn tùy thuộc vào loài và điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ môi trường (Gannicott and Tinsley, 1997). Với các loài thuộc giống Dactylogyrus, thời gian phát triển của trứng sán Dactylogyrus sp. (4,65±0,27 ngày) trong nghiên cứu này, ở nhiệt độ ~23 o C là dài hơn so với thời gian phát triển của trứng sán loài D. vastator (2-3 ngày) khi được ấp nở ở nhiệt độ cao hơn (26-28 o C) (Bauer et al., 1973). Thời gian phát triển của trứng D. aristichthys chỉ mất 2 ngày ở 30 o C nhưng kéo dài tới 10 ngày ở 14 o C (Buchmann and Bresciani, 2006). Nhiệt độ cũng đã được chứng minh là ảnh hưởng rất lớn đến thời gian phát triển của trứng B. seriolae (5 ngày ở 28 o C và 16 ngày ở 14 o C) (Ernst et al., 2005). Kearn (1963) nghiên cứu đặc điểm sinh sản của loài sán lá đơn chủ Entobdella soleae ký sinh trên cá bơn thấy rằng thời gian phát triển trứng của loài này là 27 ngày ở nhiệt độ 13-17 o C. Trong khi đó, trứng sán Neobenedenia melleni và Neobenedenia girellae phát triển trong 4-8 ngày ở 22-25 o C (Bondad Reantaso et al., 1995; Ellis and Wantanabe, 1993). 3.2. Thời gian hoàn thành vòng đời Để khảo sát thời gian hoàn thành vòng đời của Dactylogyrus sp. tiến hành gây nhiễm 336,2 ±10,43 trứng cho mỗi lô cá thí nghiệm. Các yếu tố môi trường và chế độ dinh dưỡng cho các ở các lô thí nghiệm được kiểm soát chặt chẽ, nhiệt độ nước trung bình đo được trong quá trình thí nghiệm là 23±0,42 o C. Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho Oncomiracidia tìm vật chủ, từ ngày thứ 4-7, cường độ sục khí ở các lô thí nghiệm được giảm đi. Từ ngày thứ 7 trở đi toàn bộ đáy bể ở các lô thí nghiệm được xi phông để kiểm tra sự hiện diện của trứng sán. Kết quả theo dõi thời gian xuất hiện trứng Dactylogyrus sp.ở các lô thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2. Sau 12 ngày theo dõi, sán ký sinh trên cá đã thành thục sinh dục, đẻ trứng ở toàn bộ trong cả 5 lô thí nghiệm. Các lô 1, 3 và 4, trứng xuất hiện ở ngày 11 trong khi đó ở lô 2 và 5 xuất hiện ở ngày 12. Thời gian thành thục sinh dục trung bình của sán Dactylogyrus sp. là 11,4 ngày. Lý do có sự khác biệt về ngày thành thục sinh dục ở các lô thí nghiệm có thể do trứng tại thời điểm gây nhiễm là những trứng được đẻ ra ở các thời điểm khác nhau trong 12h sán sinh sản. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên cứu của (Molnar, 1971) khi tác giả này phát hiện D. lamellatus có thời gian thành thục sinh dục sau 11-14 ngày ở điều kiện nhiệt độ phòng. Tuy vậy, có một sự chênh lệch lớn về thời gian thành thục sinh dục và hoàn thành vòng đời khi so sánh giữa Dactylogyrus sp. với các loài sán lá đơn chủ khác như Neoheterobothrium hirame (31 ngày ở 25 o C) (Tsutsumi et al., 2002), Neobenedenia sp. (15-16 ngày ở 24 o C) (Truong Dinh Hoai and Kate Hutson, 2012) hay Benedenia seriolae (20 ngày ở 27-29 o C) (Kearn and Whittington, 1992; Lackenby et al., 2007). Như vậy, sau 2 thí nghiệm về sự phát triển của trứng và thời gian Bảng 2. Thời gian hoàn thành vòng đời của sán Dactylogyrus sp. Lô TN Chiều dài cá TN ± SE (cm) Khối lượng cá TN ± SE (g) Số trứng dùng cảm nhiễm/bể Thời gian sán HTVĐ (ngày) 1 4,56±0.06 2,06±0,02 357 11 2 4,70±0,15 2,12±0,18 362 12 3 4,28±0,17 2,16±0,11 332 11 4 4,77±0,11 2,02±0,23 324 11 5 4,37±0,28 2,18±0,31 306 12 Trung bình 4,54± 0,15 2,11±0,17 336,2±10,43 11,4±0,24 960

Trương Đình Hoài, Nguyễn Thị Hậu, Kim Văn Vạn a-trứng hình thành ở sán trưởng thành b-sán đẻ trứng c-hình thành trứng lần đẻ tiếp theo d-trứng sán 2 ngày tuổi e-trứng sán 3 ngày tuổi (hình thành điểm mắt) f-ấu trùng (Oncommiracidia) g-sán trưởng thành Hình 1. Quá trình phát triển và hoàn thành vòng đời của sán lá đơn chủ Dactylogyrus sp. hoàn thành vòng đời, sơ bộ có thể tính toán được thời gian phát triển của ấu trùng Oncomiracidia từ khi nở ra cho đến khi sán trưởng thành có khả năng đẻ trứng là 6-7 ngày (Hình 1f). Những kết quả thu được về sự hình thành, phát triển và hoàn thành vòng đời của sán Dactylogyrus sp. là cơ sở để đề ra các biện pháp phòng và xử lý bệnh do sán gây ra trong tương lai. 3.3. Khả năng và tốc độ sinh sản của Dactylogyrus sp. Để theo dõi mức độ thành thục, khả năng và tốc độ sinh sản của sán Dactylogyrus sp. theo ngày và đêm, tiến hành theo dõi sự sinh sản của 363 sán trưởng thành, mỗi lần theo dõi 30-40 sán vào lúc 9-10h sáng và 21-22h hàng ngày từ ngày 1 đến ngày 5. Kết quả về tốc độ sinh sản trong 5 ngày theo dõi được thể hiện ở hình 2. Sán thành thục sinh dục đẻ trứng tăng dần theo từng ngày từ ngày 1 đến ngày 5 (2,75±0,37 đến 8,08±0,53 trứng/h). Số trứng và tốc độ sinh sản tăng lên theo ngày có thể là do sự thành thục dần theo thời gian của cơ quan sinh dục cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng và tạo trứng của sán. Kết quả nghiên cứu này có sự tương đồng với những kết quả nghiên cứu trước 961

Một số đặc điểm sinh học sinh sản của sán lá đơn chủ đẻ trứng Dactylogyrus sp. ký sinh trên cá trắm cỏ Hình 2. Tốc độ sinh sản của sán lá đơn chủ Dactylogyrus sp. trong 5 ngày theo dõi về quy luật sinh sản đặc biệt của nhiều loài sán lá đơn chủ như Neobenedenia sp. (Truong Dinh Hoai and Kate Hutson, 2013), Zeuxapta seriolae (Mooney et al., 2006), Heteraxine heterocerca and Benedenia seriolae (Mooney et al., 2008). Các động vật không xương sống này sau khi thành thục số trứng đẻ ra tăng dần theo thời gian, sau khi đạt mức độ tối đa thì số trứng giảm dần hoặc ngừng sinh sản trước khi chết hoặc bắt đầu cho một chu kỳ sinh sản mới. Khả năng đẻ trứng và tốc độ sinh sản của Dactylogyrus sp. giữa ngày và đêm cũng thể hiện sự khác biệt. Trong 5 ngày theo dõi, nhận thấy tốc độ đẻ trứng của Dactylogyrus sp. vào ban đêm (5,64±0,18-15,25±0,36 phút/trứng) nhanh hơn từ 1,7-2 lần so với ban ngày (10,51± 0,22-25,31 ± 0,33 phút/trứng) (Bảng 3). Đi đôi với việc tăng lên về tốc độ, số lượng trứng đẻ ra vào ban đêm (3,67±0,12-10,34± 0,22 trứng/h) cao hơn 1,6-2,1 lần so với ban ngày (1,83±0,37-5,83±0,31 trứng/h) (Hình 3). Kết quả về sự khác biệt giữa sản lượng trứng giữa ngày và đêm của sán Dactylogyrus sp. trong nghiên cứu này có sự tương đồng với kết quả của (Mooney et al., 2006) khi tác giả phát hiện ra số lượng trứng đẻ ra vào ban đêm của sán lá đơn chủ loài Heteraxine heterocerca chiếm gần 73% tổng số trứng đẻ ra trong cả ngày đêm. Sự khác biệt giữa khả năng và tốc độ sinh sản của sán Dactylogyrus sp. giữa ngày và đêm có thể được giải thích dựa trên nhịp sinh sản - Egg laying rhythm. Ngoài ra, nó còn mang tính đặc hữu đối với ký chủ (cá trắm cỏ) của sán loài sán này. Về nhịp sinh sản, đây là một khái niệm được nhắc khá nhiều khi nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của ký sinh trùng. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nhiều loài ký sinh trùng ký sinh trên động vật thủy sản đều thể hiện nhịp sinh sản, chúng thường có xu hướng đẻ trứng nhiều vào ban đêm để tránh các con mồi trong môi trường nước (Price, 1974; Taylor et al., 1979; Whittington and Kearn, 1986). Nghiên cứu của Kearn (1986) và Whittington (1997) về tính chất đặc hữu đối với ký chủ cho thấy một số loài sán đơn chủ có xu hướng đẻ trứng nhiều ở địa điểm và thời gian khác nhau trong ngày tùy vào tập tính hoạt động của ký chủ nhằm mục đích tăng cơ hội cho các ấu trùng nở ra có thể dễ dàng tiếp xúc và ký sinh lên cơ thể ký chủ bởi ấu trùng Oncomiracidia chỉ có khả năng bơi và tìm ký sinh trong khoảng 24h sau khi nở. 962

Trương Đình Hoài, Nguyễn Thị Hậu, Kim Văn Vạn Bảng 3. Tốc độ sinh sản của sán lá đơn chủ Dactylogyrus sp. giữa ngày và đêm Ngày Số lượng sán theo dõi ban ngày Tốc độ đẻ (phút/trứng) ban ngày Số lượng sán theo dõi ban đêm Tốc độ đẻ (phút/trứng) ban đêm 1 32 25,31 ± 0,33 39 15,25 ± 0,36 2 41 18,90 ± 0,21 34 11,20 ± 0,23 3 38 14,73 ± 0,24 35 9,27 ± 0,17 4 39 13,34 ± 0,38 37 6,45 ± 0,14 5 37 10,51 ± 0,22 31 5,64 ± 0,18 Tổng số 187 176 Hình 3. So sánh khả năng đẻ trứng và tốc độ sinh sản của sán Dactylogyrus sp. giữa ngày và đêm 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Sán Dactylogyrus sp. thành thục đẻ trứng hình quả lê, có một mấu đuôi nhỏ. Ở nhiệt độ ~ 23 o C, thời gian phát triển của trứng là 4-5 ngày, ấu trùng là 6-7 ngày và thời gian hoàn thành một vòng đời của sán là 11-12 ngày. Tốc độ sinh sản của sán lá đơn chủ Dactylogyrus sp. tăng dần theo từng ngày trong 5 ngày theo dõi, tốc độ sinh sản và số trứng đẻ ra vào ban đêm lần lượt cao hơn 1,7-2,0 lần và 1,6-2,1 lần so với ban ngày. 4.2. Đề nghị Cần tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm hình thái học của sán Dactylogyrus sp. để định danh chính xác loài ký sinh. Cần tiếp tục nghiên cứu thời gian sinh sản của sán Dactylogyrus sp. trong nhiều ngày hơn nữa để xác định toàn bộ chu kỳ đẻ trứng và quy luật sinh sản của loài sán này. Cần nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và điều kiện chiếu sáng lên sự phát triển của trứng, ấu trùng, thời gian hoàn thành vòng đời của loài sán này. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ mặt tài chính bởi The Australian Agency for International Development (AusAID) dành cho các cựu sinh viên đã học tập theo chương trình học bổng chính phủ Australia (ADS). Xin cảm ơn các thầy cô giáo của Bộ môn Môi trường và Bệnh thủy sản và Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản, 963

Một số đặc điểm sinh học sinh sản của sán lá đơn chủ đẻ trứng Dactylogyrus sp. ký sinh trên cá trắm cỏ các cán bộ kỹ thuật, các trang trại sản xuất giống và các em sinh viên đã tham gia một phần vào nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bauer, O.N., Musselius, V.A., & Strelkov, Yu, A. (1973). Diseases of pond fishes: John Wiley Ltd, 18-22. Bondad-Reantaso, M,G,, Ogawa, K,, Fukudome, M,, & Wakabayashi, H. (1995). Reproduction and growth of Neobenedenia girellae (Monogenea: Capsalidae), a skin parasite of cultured marine fishes of Japan, Gyobyo Kenkyu- Fish Pathology, 30(3): 227-231. Buchmann, Kurt, & Bresciani, José (2006). Monogenea (Phylum Platyhelminthes), Fish diseases and disorders, 1: 297-344. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội. (2004). Bệnh học Thủy sản. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp: 11-13. Dogiel, V.A. (1961). Ecology of the parasites of freshwater fishes, Parasitology of fishes: 1-47. Ellis, Eileen P., and Watanabe, Wade O. (1993). The effects of hyposalinity on eggs, juveniles and adults of the marine monogenean, Neobenedenia melleni Treatment of ecto-parasitosis in seawatercultured tilapia, Aquaculture, 117(1): 15-27. Ernst, Ingo, Whittington, Ian David, Corneillie, S. and Talbot, Christopher (2005). Effects of temperature, salinity, desiccation and chemical treatments on egg embryonation and hatching success of Benedenia seriolae (Monogenea: Capsalidae), a parasite of farmed Seriola spp, Journal of Fish Diseases, 28(3): 157-164. Gannicott, A.M. and Tinsley, R.C. (1997). Egg hatching in the monogenean gill parasite Discocotyle sagittata from the rainbow trout (Oncorhynchus mykiss), Parasitology, 114(06): 569-579. Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật: 10-16. Kearn, G.C. (1963). The egg, oncomiracidium and larval development of Entobdella soleae, a monogenean skin parasite of the common sole, Parasitology, 53(3-4): 435-447. Kearn, GC, & Whittington, ID. (1992). Diversity of reproductive behaviour in platyhelminth parasites: insemination in some benedeniine (capsalid) monogeneans. Parasitology, 104(03): 489-496. Kearn, Graham C. (1986). The eggs of monogeneans. Advances in Parasitology, 25: 175-273. Lackenby, Julia A, Chambers, Clinton B, Ernst, Ingo, & Whittington, Ian D. (2007). Effect of water temperature on reproductive development of Benedenia seriolae (Monogenea: Capsalidae) from Seriola lalandi in Australia. Diseases of aquatic organisms, 74(3): 235. Molnar, K. (1971). Studies on gill parasitosis of the grass carp (Ctenopharyngodon idella) caused by Dactylogyrus lamellatus Achmerov, 1952. Acta Vet Hung, 21: 267-289. Mooney, Allan James, Ernst, Ingo, & Whittington, Ian David. (2006). An egg-laying rhythm in Zeuxapta seriolae (Monogenea: Heteraxinidae), a gill parasite of yellowtail kingfish (Seriola lalandi). Aquaculture, 253(1):10-16. Mooney, Allan James, Ernst, Ingo, & Whittington, Ian David. (2008). Egg-laying patterns and in vivo egg production in the monogenean parasites Heteraxine heterocerca and Benedenia seriolae from Japanese yellowtail Seriola quinqueradiata. Parasitology, 135(11): 1295. Price, Peter W. (1974). Strategies for egg production. Evolution, 76-84. Prost, M. (1963). Investigations on the development and pathogenicity of Dactylogynts anchoratus (Duj., 1845) and D. extensus Mueller et v. Cleave, 1932 for breeding carps. Acta Parasitologica Polonica, 11(1/4): 17-47. Shaharom-Harrison, F. (1986). The Reproductive Biology of Dactylogyrus nobilis (Monogenea: Dactylogyridae) from the Gills of Big Head Carp (Aristichthys nobilis). Paper presented at the The First Asian Fisheries Forum, Asian Fisheries Society, Manila, Philippines. Taylor, Malcolm H, Leach, Glenn J, DiMichele, Leonard, Levitan, William M, & Jacob, William F. (1979). Lunar spawning cycle in the mummichog, Fundulus heteroclitus (Pisces: Cyprinodontidae). Copeia, 291-297. Truong Dinh Hoai, Kate Hutson. (2012). Who needs sex? Self fertilization is a viable method of reproduction for Neobenedenia sp. (Platyhelminthes: Monogenea). The Australian Society for Parasitology Annual conference 2012, Launceston, Tasmania, Australia; Program and Abstract, 57. Truong Dinh Hoai, Kate Hutson. (2013). Survival strategies of an insidious fish ectoparasite, Neobenedenia sp. (Capsalidae: Monogenea). Fisheries Research and Development Corporation Anual conference on Aquatic Animal Health subprogram, Cairns, Queensland, Australia; Program and Abtract. Page 71. Tsutsumi, N, Mushiake, K, Mori, K, Arimoto, M, Yoshinaga, T, & Ogawa, K. (2002). Effects of water temperature on the egg-laying of the monogenean Neoheterobothrium hirame. Fish Pathology, 37(1): 41-44. Whittington, Ian D. (1997). Reproduction and host-location among the parasitic Platyhelminthes. International journal for parasitology, 27(6): 705-714. Whittington, ID, & Kearn, GC. (1986). Rhythmical hatching and oncomiracidial behaviour in thehexabothriid monogenean Rajonchocotyle emarginata from the gills of Raja spp. Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom, 66(01): 93-11. 964