KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

Similar documents
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LƯU LƯỢNG VÀ MỰC NƯỚC SÔNG HỒNG MÙA KIỆT

PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT

TÀI LIỆU Hướng dẫn cài đặt thư viện ký số - ACBSignPlugin

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000

CÀI ĐẶT MẠNG CHO MÁY IN LBP 3500 và LBP 5000

5/13/2011. Bài 3: Báo cáo kết quả kinh doanh. Nội dung. Trình bày báo cáo kết quả kinh doanh

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG QUÝ 3, 2015

Bài 15: Bàn Thảo Chuyến Du Ngoạn - cách gợi ý; dùng từ on và happening

Các bước trong phân khúc thi truờng. Chương 3Phân khúc thị trường. TS Nguyễn Minh Đức. Market Positioning. Market Targeting. Market Segmentation

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM

TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG, NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

CMIS 2.0 Help Hướng dẫn cài đặt hệ thống Máy chủ ứng dụng. Version 1.0

Bottle Feeding Your Baby

Chúng ta cùng xem xét bài toán quen thuộc sau. Chứng minh. Cách 1. F H N C

CHƯƠNG IX CÁC LỆNH VẼ VÀ TẠO HÌNH (TIẾP)

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI IC3 IC3 REGISTRATION FORM

The W Gourmet mooncake gift sets are presently available at:

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN ORACLE

Hiện nó đang được tân trang toàn bộ tại Hải quân công xưởng số 35 tại thành phố Murmansk-Nga và dự trù trở lại biển cả vào năm 2021.

Tng , , ,99

BIÊN DỊCH VÀ CÀI ĐẶT NACHOS

Model SMB Lưỡi dao, bộ phận cảm biến nhiệt và lòng bình bằng thép không gỉ 304 an toàn cho sức khỏe.

QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ

nhau. P Z 1 /(O) P Z P X /(Y T ) khi và chỉ khi Z 1 A Z 1 B XA XB /(Y T ) = P Z/(O) sin Z 1 Y 1A PX 1 P X P X /(Y T ) = P Z /(Y T ).

Ths. Nguyễn Tăng Thanh Bình, Tomohide Takeyama, Masaki Kitazume

PHÂN PHỐI CHUẨN. TS Nguyen Ngoc Rang; Website: bvag.com.vn; trang:1

XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLASH PROFILE TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI

SỬ DỤNG ENZYME -AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG

ĐIỀU KHIỂN ROBOT DÒ ĐƯỜNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PWM

So sánh các phương pháp phân tích ổn định nền đường đắp

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG TẤM ĐẾN BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU THỦY

Chương 3: Chiến lược tìm kiếm có thông tin heuristic. Giảng viên: Nguyễn Văn Hòa Khoa CNTT - ĐH An Giang

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG

Hướng dẫn cài Windows 7 từ ổ cứng HDD bằng ổ đĩa ảo qua file ISO bằng hình ảnh minh họa

Phương thức trong một lớp

Abstract. Recently, the statistical framework based on Hidden Markov Models (HMMs) plays an important role in the speech synthesis method.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC

Trịnh Minh Ngọc*, Nguyễn Thị Ngoan

NATIVE ADS. Apply from 01/03/2017 to 31/12/2017

Định hình khối. Rèn kim loại

Savor Mid-Autumn Treasures at Hilton Hanoi Opera! Gìn giữ nét đẹp cổ truyền

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1):

GIỚI THIỆU. Nguồn: Nguồn:

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC Quyền Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý vị

Điểm Quan Trọng về Phúc Lợi

SB 946 (quy định bảo hiểm y tế tư nhân phải cung cấp một số dịch vụ cho những người mắc bệnh tự kỷ) có ý nghĩa gì đối với tôi?

ABSTRACT VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Vật liệu nghiên cứu

Xác định phân bố không gian của các hằng số điều hòa thủy triều tại vùng biển vịnh Bắc Bộ

MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...

khu vực ven biển Quảng Bình - Quảng Nam

SAVOR MID-AUTUMN FESTIVAL WITH HILTON

CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN

Giáo dục trí tuệ mà không giáo dục con tim thì kể như là không có giáo dục.

BÀI TẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ (Học kỳ 3. Năm )

AT INTERCONTINENTAL HANOI WESTLAKE 1

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG BIẾN ĐỔI GEN KHÁNG RUỒI ĐỤC THÂN VÀ SÂU ĐỤC QUẢ

BẢN TIN THÁNG 09 NĂM 2015

BẢN TIN THÁNG 05 NĂM 2017.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02/2014/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 THÔNG TƯ

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

PHÂN TÍCH MÓNG CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ KỸ THUẬT LẬP MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CỌC-ĐẤT PHI TUYẾN

NHÂN NUÔI CÂY HOA HỒNG CỔ SAPA (ROSA GALLICA L.) BẰNG KỸ THUẬT CẤY MÔ IN VITRO

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS

Tiến tới hoàn thiện và triển khai hệ thống mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo biển Việt Nam

khu vực Vịnh Nha Trang

Ô NHIỄM ĐẤT, NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

TCVN 3890:2009 PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

Chương 17. Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng

Những Điểm Chính. Federal Poverty Guidelines (Hướng dẫn Chuẩn Nghèo Liên bang) như được

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN CÂY LƯƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM ( )

Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9386:2012. Xuất bản lần 1. Design of structures for earthquake resistances-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 4-1: 2010/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ĐIỀU VỊ

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TRAI TAI TƯỢNG VẢY (Tridacna squamosa Lamack, 1819)

Ông ta là ai vậy? (3) Who is he? (3) (tiếp theo và hết)

CHƯƠNG 4 BẢO VỆ QUÁ TRÌNH LÊNMEN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTEASE TỪ VI KHUẨN (Bacillus subtilis) ĐỂ THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CÁ TRA

Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Điện Biên

Nguyễn Thọ Sáo* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRÍCH LY TINH DẦU TỪ LÁ TÍA TÔ

Nguyễn Văn Tuế 1, Đặng Vũ Bình 2 và Mai Văn Sánh 3

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và Tiềm năng

Cơ sở khoa học cho chọn giống Pơ Mu theo mục tiêu nâng cao

Thỏa Thuận về Công Nghệ của UPS

Các tùy chọn của họ biến tần điều khiển vector CHV. Hướng dẫn vận hành card cấp nước.

Nghiên cứu đề xuất tiêu chí quy hoạch thiết kế cánh đồng lớn sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Đoàn Doãn Tuấn, Trung

HỌC SINH THÀNH CÔNG. Cẩm Nang Hướng Dẫn Phụ Huynh Hỗ Trợ CÁC LỚP : MẪU GIÁO ĐẾN TRUNG HỌC. Quốc Gia mọitrẻ em.mộttiếng nói

CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam

TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS

X-MAS GIFT 2017 // THE BODY SHOP

Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân. Mụn Trứng Cá. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì? Các loại khác nhau của mụn trứng cá là gì?

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ DẦU KHÍ THUỘC BỂ CỬU LONG

Register your product and get support at. POS9002 series Hướng dẫn sử dụng 55POS9002

Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San Thông tin về Công ty

Transcription:

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN UẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM TÓM TẮT Phạm Văn Ngọc, Nguyễn Thị Bích Chi, La Đức Vực Từ năm 2009 đến 2011, Trung tâm Hưng Lộc đã thu thập, lưu giữ và đánh giá được 855 dòng ngô nếp; 42 dòng nếp ngọt. Kết quả thử khả năng kết hợp và lai tạo được 329 tổ hợp lai. Khảo sát đánh giá và tuyển chọn được 21 tổ hợp lai ưu tú, những tổ hợp lai này có các đặc điểm: thời sinh trưởng 76-79 ngày, tương đương với đối chứng M10 và Tím dẻo 926; có hương vị thơm ngon và có độ dẻo tương đương đối chứng M10. ác định được 5 tổ hợp lai triển vọng nhất là VK6; VK10; VK24; VK36 và VK37. Từ khóa: giống ngô nếp lai triển vọng: VK6, VK10, VK24, VK36 và VK37 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngô là cây lương thực và cây thức ăn gia súc quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Năm 2010, toàn thế giới trồng 161,82 triệu ha ngô, năng suất bình quân 5,22 tấn/ha, sản lượng 570,73 triệu tấn (FAOSTAT 2012). Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng hàng thứ hai sau lúa với diện tích trồng năm 2010 đạt 1,126 triệu ha, năng suất bình quân 4,09 tấn/ha, sản lượng 4,606 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2012). Cuộc cách mạng về giống ngô lai của Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á.. Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kalesh), có nội nhũ chứa gần 100% amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, ngô thường chỉ chứa 75% amylopectin số còn lại là amilosa. Hạt ngô nếp khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon. Ngoài nhu cầu sử dụng ăn tươi thì tinh bột ngô nếp còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Trong ngô nếp có hàm lượng tinh bột cao hơn so với các giống khác nên được sử dụng trong hỗn hợp làm bánh kẹo, hồ, và phục vụ cho một số ngành công nghiệp khác. Hạt ngô nếp rất dễ tiêu hóa, nó có chứa một số acid amin quan trọng như: Triptophan, Lysin, Leusin, Tyrosin; Do vậy, ngô nếp thích hợp cho việc chế biến thức ăn dinh dưỡng, bột ngũ cốc cho trẻ em và người lớn. Ở nước ta, ngô nếp và ngô tẻ đá là 2 loài phụ phổ biến nhất. Diện tích trồng ngô nếp trong thời qua tăng khá nhanh, hiện chiếm từ 8-12% diện tích trồng ngô của cả nước. Một số giống ngô nếp hiện đang được sử dụng nhiều trong sản xuất như giống ngô nếp thụ phấn tự do VN2, VN6 (Viện NC Ngô) NN1 (Viện KHKT NN miền Nam); Các giống nếp lai M2, M4, M10 (Công ty Giống Cây trồng miền Nam); Bạch Ngọc, NL2, nếp Nù (Công ty Nông Lương). Giống ngô ăn tươi của nước ngoài được ưa chuộng trong sản xuất nhưng giá giống khá cao như công ty Syngenta có bắp nếp Wax 44 (giá giống 180.000VNĐ/kg), bắp ngọt Sugar 75 (450.000VNĐ/kg giống), TD 926 (500 ngàn đồng/kg). Trong những năm qua công tác chọn tạo giống ngô ưu thế lai ở nước ta tập trung tạo giống ngô thường, đối với nhóm ngô nếp còn ít. Vì vậy chọn tạo giống ngô nếp ưu

thế lai là nhu cầu của thực tế sản xuất, góp phần làm phong phú thêm bộ giống ngô trong cơ cấu sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng ngô ở các tỉnh phía Nam. Đề tài: Chọn tạo giống ngô nếp lai phục vụ sản xuất các tỉnh phía Nam là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 1.1 Thông tin chung của Đề tài Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên được Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giao theo quyết định số 267/QĐ/VNNMN, ngày 8 tháng 8 năm 2011. thực hiện đề tài 03 năm (tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013) Kinh phí năm 2011: 70 triệu đồng 1.2 Mục tiêu chung của Đề tài Chọn được 01 giống ngô nếp lai được công nhận tạm thời năng suất đạt 30-35 tạ/ha, năng suất trái tươi đạt 100-120 tạ/ha.; Hợp thị hiếu người tiêu dùng. 1.3 Mục tiêu cụ thể - Thu thập, đánh giá các dòng/giống ngô nếp hiện có; - Chọn tạo và duy trì dòng tự phối và thuần; - Thử khả năng kết hợp chung và riêng của các dòng, giống. - So sánh sơ bộ và khảo nghiệm VCU trên các địa phương khác nhau - Khảo nghiệm rộng trên các vùng trồng ngô nếp chính ở các tỉnh phía Nam 1.4 Nội dung công việc đã thực hiện - Thu thập nguồn gen, chọn dòng tự phối và nhân dòng thuần ngô nếp (855 dòng) - Thử khả năng kết hợp chung và riêng. - Đánh giá các tổ hợp lai 1.5 Cách tiếp cận - Lai tạo, chọn lọc các tổ hợp lai đã được xác định, chọn dòng và giống tốt, kháng một số loại sâu bệnh hại chính. - Sử dụng các giống đã thích nghi tốt ở Việt Nam để đưa vào sàng lọc là cách tiếp cận giúp ích cho việc tìm ra giống vừa có các đặc tính kinh tế mong muốn, vừa phù hợp với yêu cầu của sản xuất. - Phân tích, đánh giá thông tin thứ cấp và sơ cấp để định hướng nghiên cứu, thử nghiệm và trình diễn cơ cấu cây trồng mới, phù hợp điều kiện sản xuất nông dân. - Thừa kế và vận dụng phù hợp với điều kiện địa phương các kết quả nghiên cứu và triển khai, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các tiến bộ khoa học trong chọn tạo, kỹ thuật canh tác và phương pháp chuyển giao cho người sản xuất. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu

Nguồn vật liệu từ 808 dòng ngô nếp nhập nội từ Hàn Quốc; 25 dòng nhập nội từ Hoa Kỳ và 22 dòng được chọn tạo ra từ các nguồn giống nếp của các công ty và địa phương có định hướng bởi Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc. Tổng số tập đoàn dòng tự phối và dòng thuần ngô nếp được lưu giữ là 855 dòng. Vườn tập đoàn và một số tổ hợp lai mới

SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ NẾP LAI Năm 2008 Thu thập nguồn gen, chọn tạo dòng S 1, S 2, S 3 Năm 2009 Chọn tạo dòng tự phối S 4, S 5, S 6 Đánh giá cảm quan hình thái Năm 2010 Chọn tạo dòng tự phối S 7, S 8, S 9 Thử khả năng kết hợp chung Năm 2011 Chọn tạo dòng tự phối và dòng thuần - Thử khả năng kết hợp chung và kết hợp riêng - Khảo sát, đánh tổ hợp lai Năm 2012 Chọn tạo dòng tự phối, duy trì và nhân giữ dòng thuần - So sánh, khảo nghiệm - Trình diễn giống - Hội nghị đầu bờ Năm 2013 Chọn tạo dòng tự phối, duy trì và nhân giữ dòng thuần - So sánh, khảo nghiệm - Trình diễn giống - Hội nghị đầu bờ GIỐNG SẢN UẤT THỬ Công tác chọn tạo, lưu giữ dòng tự phối (S 1 - S 9 ) và thử khả năng kết hợp đã được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc liên tục từ 2009 đến nay. Duy trì cải tạo và nhân dòng thuần song song với việc đánh giá sơ bộ các tổ hợp lai, năm 2010-2011 đã lai tạo và khảo sát sơ bộ 329 tổ hợp lai. Chọn được 15 tổ hợp lai ưu tú đưa vào thí nghiệm so sánh giống trong năm 2012.

2.3 Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm thực hiện theo phương pháp của CIMMYT và theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô (10 TCN 341-2006). Đánh giá khả năng kết hợp theo phương pháp lai đỉnh và lai luân giao theo mô hình của Sprague và Tatum (1942) và Griffing (1956). Các tổ hợp lai được trồng so sánh với giống Tím dẻo 926 và M10, thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên không hoàn chỉnh (nhiều khối nhỏ/lần nhắc), 2 lần nhắc lại (Simple Lattice). Diện tích ô 7,0m 2 (1,4m x 5m), mỗi ô gieo 2 hàng. Số liệu được xử lý theo chương trình MSTAC. Khoảng cách trồng 70cm x 25cm x 1 cây/hốc, mật độ trồng 57.000 cây/ha. Phân bón cho 1 ha: 140 kg N + 80 kg P 2 O 5 + 60 kg K 2 O. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả khảo sát các dòng ngô nếp hiện lưu giữ tại Trung tâm Hưng Lộc Bảng 1. Khảo sát các dòng ngô nếp tại Hưng Lộc từ 2009-2011 Stt Nhóm dòng Dòng nhập nội từ Hàn Quốc 2009 2010 2011 Mỹ (2010) VN Tổng cộng I Nếp dẻo 68 320 420 25 22 855 1 Hạt màu trắng 30 180 152 20 15 397 2 Hạt màu tím/đen 20 90 140 3 3 256 3 Hạt màu vàng 18 50 128 2 4 202 II Nếp ngọt 12 8 13 4 5 42 1 Hạt màu trắng 4 5 6 1 1 17 2 Hạt màu tím/đen 5 3 5 1 2 16 3 Hạt màu vàng 3 0 2 2 2 9 Thực hiện chương trình hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Nông nghiệp Gyogi-do (GARES) của Hàn Quốc, từ năm 2009 2011, chúng tôi đã nhập nội và khảo sát đánh giá được 808 dòng ngô nếp dẻo, 33 dòng ngô nếp ngọt. Năm 2010 hợp tác với trường đại học Missuri (Mỹ) nhập nội và khảo sát, đánh giá được 25 dòng nếp dẻo và 4 dòng nếp ngọt. Số dòng nội địa thu thập ở các địa phương và tạo dòng thuần từ các nguồn được 25 dòng nếp dẻo và 5 dòng nếp ngọt. Tổng số dòng tự phối và dòng thuần nếp dẻo từ đời S 6 - S 9 đang được khảo sát đánh giá tại Trung tâm Hưng Lộc là 855 dòng trong đó có: 397 dòng hạt màu trắng; 256 dòng có hạt màu tím/đen; 202 dòng có hạt màu vàng.

Tổng số dòng nếp ngọt là 42 dòng trong đó: số dòng có hạt màu trắng: 17 dòng; dòng có hạt màu tím/đen là 16 dòng và dòng có hạt màu vàng là 9 dòng. 3.2 Kết quả đánh giá khả năng kết hợp của các dòng và khảo sát 329 tổ hợp lai ngô nếp vụ Hè Thu 2011 Từ các nguồn lựa chọn, qua việc đánh giá bằng quan sát đã chọn được 168 dòng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái ở Đông Nam bộ, có các đặc điểm về thời sinh trưởng, hình thái, khả năng chống chịu sâu bệnh, các điều kiện bất lợi và năng suất dòng cao. Tiến hành đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai đỉnh với 3 cây thử là ; IL1 và M. Đây là các dòng được rút ra từ các giống nếp địa phương (), từ một số giống ngô nếp lai đã được sản xuất phổ biến (IL1, M), thu được 329 tổ hợp lai. Kết quả khảo sát đánh giá sơ bộ ban đầu từ 329 tổ hợp lai trong vụ Hè Thu 2011, chúng tôi đã chọn được 37 tổ hợp lai có năng suất cao hơn đ/c M10 và có 7 tổ hợp lai năng suất đạt cao hơn đối chứng Tím dẻo 926. Bảng 2. Một số chỉ tiêu nông học và năng suất của 44 tổ hợp lai (THL) được chọn/329 THL khảo sát vụ Hè Thu 2011 Hưng Lộc- Đồng Nai STT Tổ hợp lai phun râu chín sáp sinh trưởng Chiều cao (cm) Cây Đóng Trái Tỷ lệ trái loại 1 (%) Năng suất trái tươi (kg) 1 NN1 HQ36 43 63 78 172 75 94 10.954 3 2 NN1 HQ73 42 62 77 230 90 95 11.791 3 3 HQ73 44 64 79 212 112 95 14.351 2 4 HQ214 45 65 80 209 91 84 12.876 2 5 M1 46 66 81 105 70 92 12.381 2 6 IL1 47 67 82 182 85 92 13..155 2 7 IL1 HQ-PS 42 62 77 200 75 86 11.255 3 8 IL1 HQ28P 46 66 81 197 90 88 11.143 2 9 IL1-1 HQ36 47 67 82 195 75 86 12.808 2 10 IL1 HQ73 46 66 81 211 98 91 12.662 2 12 M1 HQ73T 43 63 78 215 90 88 11.429 4 13 M1 HQ73-1 44 64 79 211 92 96 12.123 4 14 M2 HQ28P 46 66 81 200 95 91 11.255 3 15 M2 HQ73 43 63 78 217 100 92 13.095 4 16 M2 HQ73P 44 64 79 221 100 89 12.381 4 17 M3 HQ34 44 64 79 200 100 87 12.112 2 18 HQ3 43 63 78 200 82 86 11.255 3 19 HQ3 IL1 42 62 77 187 80 96 11.638 3 Cấp bệnh

STT Tổ hợp lai phun râu chín sáp sinh trưởng Chiều cao (cm) Cây Đóng Trái Tỷ lệ trái loại 1 (%) Năng suất trái tươi (kg) 20 HQ12 M2 42 62 77 192 83 91 11.255 2 21 HQ15 M3 41 61 76 213 88 92 11.390 2 22 HQ29 M2 44 64 79 182 80 84 11.143 2 23 HQ1-2 M2 43 63 78 171 72 88 12.897 2 24 HQ230-2 M2 42 62 77 182 75 89 11.235 2 25 HQ139 IL1-2 45 65 80 185 73 91 11.255 3 26 HQ193 M3 43 63 78 185 80 100 11.220 3 27 HQ214P M3 44 64 79 181 84 89 11.078 2 28 HQ193 44 64 79 190 93 90 11.143 2 29 HQ1 x N31 42 62 77 180 85 89 13.214 2 30 HQ1 x IL1 45 65 80 167 85 95 11.786 2 31 HQ3 x M3 43 63 78 195 84 89 11.429 2 32 HQ6 x M1 42 62 77 230 98 90 13.571 1 33 HQ7 x N31 44 64 79 210 78 90 12.143 3 34 HQ9 x M2 45 65 80 210 70 90 12.857 1 35 HQ11 x M2 44 64 79 205 85 89 13.214 3 36 HQ12 x N31 43 63 78 218 100 88 11.786 2 37 HQ15 x M3 40 60 75 220 113 90 11.786 2 38 HQ21 x N31 43 63 78 185 65 83 11.071 3 39 HQ28 x N31 43 63 78 180 80 95 11.786 3 40 HQ31 x N31 46 66 81 209 78 94 12.500 2 41 HQ35 N31 44 64 79 192 60 90 12.572 2 42 HQ54 x M3 43 63 78 192 71 90 11.071 2 43 HQ61 x N31 43 63 78 210 75 95 13.571 2 44 N31 x HQ40 44 64 79 191 75 95 11.429 3 45 M10 44 64 79 172 75 90 10.933 2 46 TÍM DẺO 926 44 64 79 200 82 95 12.944 2 Cấp bệnh Ghi chú: (*) bệnh hại : Điểm 1: không nhiễm (không có lá bị bệnh); Điểm 2: nhiễm nhẹ (>5-15% diện tích lá bị bệnh); Điểm 3: nhiễm vừa (>15-30% diện tích lá bị bệnh); Điểm 4: nhiễm nặng (>30-50% diện tích lá bị bệnh); Điểm 5: nhiễm rất nặng (>51% diện tích lá bị bệnh). Trong số 44 THL chọn ra từ 329 THL khảo sát về thời phun râu biến động từ 40-44 ngày sau gieo; chín sữa- chín sáp (thu hoạch ăn tươi) từ 62-67 ngày;

Năng suất trái tươi đạt từ 11-14,3 tấn/ha, trong đó có 7 THL đạt năng suất trái tươi từ 13,2-14,3 tấn/ha vượt đối chứng M10 0,4-1,3 tấn/ha. 3.3 Kết quả khảo sát 44 THL vụ Thu Đông năm 2011 tại Hưng Lộc- Đồng Nai Bảng 3. Một số chỉ tiêu nông học và năng suất của 21 THL được chọn /44 THL trồng vụ Thu Đông năm 2011 tại Hưng Lộc- Đồng Nai STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổ hợp lai HQ3 HQ6 HQ23 HQ27 IL1-7 HQ29 HQ32 IL1-7 HQ34 HQ46 HQ46 M3 HQ53 IL1-1 HQ36 M1 HQ28P phun râu chín sáp sinh trưởng Chiều cao (cm) Cây Đóng Trái Năng suất trái tươi (kg) Cấp bệnh Chất lượng hạt (***) dẻo ngọt 44 64 77 196 85 10.476 2 2 3 3 43 64 77 205 102 10.238 2 2 3 3 43 64 79 222 100 11.905 2 2 3 3 43 64 80 200 102 12.143 2 3 3 3 41 61 80 186 78 10.952 2 3 3 3 42 62 78 200 82 13.333 2 3 3 3 44 63 80 175 80 11.905 3 3 3 3 42 62 80 209 105 12.381 2 3 3 3 42 62 80 197 90 12.143 3 2 3 3 41 62 78 160 65 12.619 1 3 3 3 45 65 78 185 86 12.808 2 2 3 3 43 63 80 190 88 10.895 3 2 3 3 13 M2 44 65 77 195 91 11.255 3 2 3 3 Hương thơm

STT 14 15 16 17 18 19 20 21 Tổ hợp lai HQ28P M3 HQ34 HQ29 M2 HQ29 M3 HQ225-2 M1 HQ193 M3 HQ214 HQ230 NN1 HQ193 phun râu chín sáp sinh trưởng Chiều cao (cm) Cây Đóng Trái Năng suất trái tươi (kg) Cấp bệnh Chất lượng hạt (***) dẻo ngọt 43 63 78 210 87 12.112 2 2 3 3 43 62 78 218 84 11.143 2 3 3 3 42 62 76 187 89 10.612 2 3 3 3 43 62 76 188 85 10.952 2 2 3 2 42 60 78 180 90 11.220 3 2 2 2 43 62 77 180 95 10.752 2 2 3 3 42 62 76 189 81 10.714 3 2 3 3 42 62 78 193 90 11.143 2 2 3 3 22 M10 42 62 77 190 75 11.027 2 2 3 3 23 TÍM DẺO 926 42 64 80 200 90 13.450 2 2 2 2 Ghi chú: (*) bệnh hại : Điểm 1: không nhiễm (không có lá bị bệnh); Điểm 2: nhiễm nhẹ (>5-15% diện tích lá bị bệnh); Điểm 3: nhiễm vừa (>15-30% diện tích lá bị bệnh); Điểm 4: nhiễm nặng (>30-50% diện tích lá bị bệnh); Điểm 5: nhiễm rất nặng (>51% diện tích lá bị bệnh). Hương thơm (**) phủ trái : Điểm 1: rất kín; Điểm 2: kín; Điểm 3: hơi hở; Điểm 4: hở; Điểm 5: rất hở. (***) Chất lượng : Điểm 1 : rất dẻo, rất ngọt, rất thơm; Điểm 2: dẻo, ngọt, thơm; Điểm 3: dẻo vừa, ngọt vừa, thơm vừa; điểm 4: ít dẻo, ít ngọt, ít thơm; điểm 5: không dẻo, không ngọt, không thơm. Từ 44 THL trồng khảo sát trong vụ Hè Thu năm 2011, chúng tôi chọn được 21 THL tốt nhất, có năng suất tương đương hoặc cao hơn đối chứng M10, có chất lượng trái tốt, phẩm chất thơm ngon và mềm dẻo để trồng thí nghiệm so sánh trong vụ Thu Đông 2011.

Bảng 4. Kết quả thí nghiệm so sánh 21 tổ hợp ngô nếp lai vụ Thu Đông 2011 tại Hưng Lộc- Đồng Nai STT Tên giống 1 VK1 2 VK2 3 VK3 4 VK4 5 VK5 6 VK6 7 VK7 8 VK8 9 VK9 10 VK10 11 VK11 12 VK12 13 VK13 14 VK14 15 VK15 16 VK16 17 VK17 18 VK18 19 VK19 Tổ hợp lai HQ3 HQ6 HQ23 HQ27 IL1-7 HQ29 HQ32 IL1-7 HQ34 HQ46 HQ46 M3 HQ53 IL1-1 HQ36 M1 HQ28P M2 HQ28P M3 HQ34 HQ29 M2 HQ29 M3 HQ225-2 M1 HQ193 M3 HQ214 phun râu chín sáp sinh trưởng Chiều cao (cm) Cây Đóng Trái Năng suất trái tươi (tấn/ha) Cấp bệnh dẻo Chất lượng ăn tươi (***) ngọt Hương thơm 45 65 78 202 85 11,00 2 2 3 3 45 65 77 208 102 10,26 2 2 3 3 45 65 79 225 100 11,98 2 1 2 3 45 65 80 204 102 12,68 2 2 3 3 42 62 81 189 78 10,93 2 2 3 3 43 63 77 207 82 13,38 2 2 3 3 45 65 81 178 80 12,12 3 3 2 3 43 63 82 209 105 12,55 2 2 3 3 43 63 81 195 90 12,34 3 2 3 3 42 63 78 168 65 12,83 1 2 2 3 47 67 79 178 86 12,97 2 2 3 3 44 64 81 190 88 11,08 3 3 3 3 46 66 78 195 91 11,44 3 3 3 3 44 64 79 200 87 12,77 2 2 3 3 44 64 78 189 84 11,52 2 3 3 3 43 63 77 178 89 10,33 2 3 3 3 44 64 76 188 85 10,70 2 2 3 3 43 63 79 185 93 11,61 3 2 2 3 44 64 78 183 96 10,91 2 2 2 3

STT Tên giống 20 VK20 21 VK21 Tổ hợp lai HQ230 NN1 HQ193 phun râu chín sáp sinh trưởng Chiều cao (cm) Cây Đóng Trái Năng suất trái tươi (tấn/ha) Cấp bệnh dẻo Chất lượng ăn tươi (***) ngọt Hương thơm 43 63 77 188 84 11,04 3 2 3 3 44 64 79 193 92 11,29 2 2 3 3 22 M10 43 63 77 197 79 11,31 2 2 3 3 23 TÍM DẺO 926 44 66 80 207 93 13,02 2 1 2 3 CV % 4,67 LSD 0.05 0,55 Kết quả thu được từ thí nghiệm so sánh 21 Tổ hợp lai ưu tú trong vụ Thu Đông năm 2011 tại Hưng Lộc cho thấy các giống có thời sinh trưởng biến động từ 76-81 ngày tương đương đối chứng M 10 và Tím dẻo 926; Năng suất trái tươi đạt từ 10,2 13,3 tấn/ha, hầu hết các giống đạt năng suất tương đương đ/c M10, có 6 giống (VK4; Vk6; VK8; VK10; VK11 và VK14) chất lượng ăn tươi ngon, ngọt, mềm, dẻo và năng suất trái tươi khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với đối chứng M 10 và tương đương giống Tím dẻo 926. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận Từ nguồn nguyên liệu ban đầu đa dạng và phong phú về nguồn gốc địa lý và nền di truyền chúng tôi đã chọn tạo được một số dòng ngô nếp triển vọng, có độ thuần cao, khả năng kết hợp cao và có một số đặc điểm nông học tốt, đa dạng về mặt di truyền, phân thành nhiều nhóm ưu thế lai. Đã xác định được các dòng ngô nếp có khả năng kết hợp chung cao là: ; IL1; M2 và M3 ác định được 6 tổ hợp lai cho năng suất bắp tươi đạt trên 12 tấn/ha, các tổ hợp lai có thời sinh trưởng 76-79 ngày tương đương với đ/c M10 và Tím dẻo 926; Các tổ hợp lai này đều có hương vị thơm ngon và độ dẻo tương đương đối chứng M10. Các tổ hợp lai đạt năng suất cao là VK4; VK6; VK 8; VK10; VK11 và VK14. 4.2 Đề nghị Cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá dòng, tổ hợp lai ở các điều kiện khác nhau để có được kết luận chắc chắn. Để có được giống ngô thực phẩm có năng suất và chất lượng cao, cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho việc nghiên cứu chọn tạo, khai thác và duy trì lưu giữ nguồn gen tập đoàn ngô nếp tại Trung tâm Hưng Lộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO La Đức Vực, Phạm Văn Ngọc. 2007. Kết quả chọn tạo và phát triển giống ngô lai VN 112 cho các tỉnh phía Nam., Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học Bộ nông nghiệp & PTNT tháng 12 năm 2007. Ngô Hữu Tình. 1997. Cây Ngô - Nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển. NB Nông nghiệp. Ngô Hữu Tình. 2006. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai thích hợp các vùng sinh thái giai đoạn 2001-2005. Phạm Văn Chương. 2006. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ đảm bảo phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm có hiệu quả cho vùng Duyên Hải Miền Trung giai đoạn 2002 2005. Phan uân Hào, Nguyễn Thị Nhài và CS. 2007. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam, Tạp chí nông nghiệp Và PTNT, số 1/2007 Trần Hồng Uy. 2001. "Báo cáo kết quả ngô lai ở Việt Nam", Báo cáo của Viện nghiên cứu Ngô tại hội nghị Tổng kết 5 năm phát triển ngô lai (1996-2000), lần 2. Trần Văn Minh. 2004. Cây ngô nghiên cứu và sản xuất. NB Nông nghiệp. Viện Nghiên Cứu Ngô. 2006. Kết quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 2001 2005. NB Nông Nghiệp Hà Nội Glutinous Corn Breeding for Southern Vietnam Pham Van Ngoc, Nguyen Thi Bich Chi, La Duc Vuc Abstract In 2009-2011, Hung Loc Agricultural Research and Development Centre has collected, preserved and evaluated 885 accessions of glutinous maize genotypes including 42 waxy sweet genotypes. The centre has developed 329 hybrids among the gene pool. Of them, 21 elite hybrids were selected with the prominent traits suitable to the demand of farmers as the growth duration of 76-79 days equivalent to checks (M10 and Tim Deo 926). The quality properties as specific taste and viscosity were silmilar to M10. Five promising hybrids were recognized as VK6; VK10; VK24; VK36 and VK37.