ĐIỀU TRA CÁC LOÀI CÂY THUỐC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CHÚNG Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Similar documents
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LƯU LƯỢNG VÀ MỰC NƯỚC SÔNG HỒNG MÙA KIỆT

Các bước trong phân khúc thi truờng. Chương 3Phân khúc thị trường. TS Nguyễn Minh Đức. Market Positioning. Market Targeting. Market Segmentation

PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT

CÀI ĐẶT MẠNG CHO MÁY IN LBP 3500 và LBP 5000

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU

Bottle Feeding Your Baby

TÀI LIỆU Hướng dẫn cài đặt thư viện ký số - ACBSignPlugin

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG QUÝ 3, 2015

CMIS 2.0 Help Hướng dẫn cài đặt hệ thống Máy chủ ứng dụng. Version 1.0

Bài 15: Bàn Thảo Chuyến Du Ngoạn - cách gợi ý; dùng từ on và happening

PHÂN PHỐI CHUẨN. TS Nguyen Ngoc Rang; Website: bvag.com.vn; trang:1

Chúng ta cùng xem xét bài toán quen thuộc sau. Chứng minh. Cách 1. F H N C

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM

Định hình khối. Rèn kim loại

5/13/2011. Bài 3: Báo cáo kết quả kinh doanh. Nội dung. Trình bày báo cáo kết quả kinh doanh

The W Gourmet mooncake gift sets are presently available at:

QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN ORACLE

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC

Model SMB Lưỡi dao, bộ phận cảm biến nhiệt và lòng bình bằng thép không gỉ 304 an toàn cho sức khỏe.

Ths. Nguyễn Tăng Thanh Bình, Tomohide Takeyama, Masaki Kitazume

Hiện nó đang được tân trang toàn bộ tại Hải quân công xưởng số 35 tại thành phố Murmansk-Nga và dự trù trở lại biển cả vào năm 2021.

Giáo dục trí tuệ mà không giáo dục con tim thì kể như là không có giáo dục.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ

Savor Mid-Autumn Treasures at Hilton Hanoi Opera! Gìn giữ nét đẹp cổ truyền

nhau. P Z 1 /(O) P Z P X /(Y T ) khi và chỉ khi Z 1 A Z 1 B XA XB /(Y T ) = P Z/(O) sin Z 1 Y 1A PX 1 P X P X /(Y T ) = P Z /(Y T ).

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ

AT INTERCONTINENTAL HANOI WESTLAKE 1

Điểm Quan Trọng về Phúc Lợi

ĐIỀU KHIỂN ROBOT DÒ ĐƯỜNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PWM

BIÊN DỊCH VÀ CÀI ĐẶT NACHOS

khu vực ven biển Quảng Bình - Quảng Nam

Tng , , ,99

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI IC3 IC3 REGISTRATION FORM

Phương thức trong một lớp

XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLASH PROFILE TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG TẤM ĐẾN BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU THỦY

NATIVE ADS. Apply from 01/03/2017 to 31/12/2017

Tiến tới hoàn thiện và triển khai hệ thống mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo biển Việt Nam

SỬ DỤNG ENZYME -AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG

Abstract. Recently, the statistical framework based on Hidden Markov Models (HMMs) plays an important role in the speech synthesis method.

GIỚI THIỆU. Nguồn: Nguồn:

Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Điện Biên

CHƯƠNG IX CÁC LỆNH VẼ VÀ TẠO HÌNH (TIẾP)

SAVOR MID-AUTUMN FESTIVAL WITH HILTON

SB 946 (quy định bảo hiểm y tế tư nhân phải cung cấp một số dịch vụ cho những người mắc bệnh tự kỷ) có ý nghĩa gì đối với tôi?

Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015

Trịnh Minh Ngọc*, Nguyễn Thị Ngoan

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTEASE TỪ VI KHUẨN (Bacillus subtilis) ĐỂ THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CÁ TRA

Chương 3: Chiến lược tìm kiếm có thông tin heuristic. Giảng viên: Nguyễn Văn Hòa Khoa CNTT - ĐH An Giang

BÀI TẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ (Học kỳ 3. Năm )

khu vực Vịnh Nha Trang

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1):

BẢN TIN THÁNG 09 NĂM 2015

MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...

BẢN TIN THÁNG 05 NĂM 2017.

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN

Ô NHIỄM ĐẤT, NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRÍCH LY TINH DẦU TỪ LÁ TÍA TÔ

TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG, NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân. Mụn Trứng Cá. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì? Các loại khác nhau của mụn trứng cá là gì?

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5

KHẢO SÁT TỈ LỆ VIÊM TẠI CHỔ DO ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BVTM ANGIANG 4-10/2011

CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

Đường thành phố tiểu bang zip code. Affordable Care Act/Covered California Tư nhân (nêu rõ): HMO/PPO (khoanh tròn)

Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa nguồn

Hướng dẫn cài Windows 7 từ ổ cứng HDD bằng ổ đĩa ảo qua file ISO bằng hình ảnh minh họa

Rọi MRI Bụng Làm thế nào để chuẩn bị cho cuộc rọi hình của quý vị

NHÂN NUÔI CÂY HOA HỒNG CỔ SAPA (ROSA GALLICA L.) BẰNG KỸ THUẬT CẤY MÔ IN VITRO

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC Quyền Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý vị

Nguyễn Thọ Sáo* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI DNSSEC TẠI CÁC NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

CHƯƠNG 4 BẢO VỆ QUÁ TRÌNH LÊNMEN

Nguyễn Văn Tuế 1, Đặng Vũ Bình 2 và Mai Văn Sánh 3

Bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu được dịch từ tiếng Anh tại đây: Thông tin liên hệ:

Xác định phân bố không gian của các hằng số điều hòa thủy triều tại vùng biển vịnh Bắc Bộ

HỌC SINH THÀNH CÔNG. Cẩm Nang Hướng Dẫn Phụ Huynh Hỗ Trợ CÁC LỚP : MẪU GIÁO ĐẾN TRUNG HỌC. Quốc Gia mọitrẻ em.mộttiếng nói

Tiến hành Nghiên cứu tổng quan - Phương pháp và công cụ hỗ trợ

NGHIÊN CỨU NHIỆT PHÂN BAO BÌ CHẤT DẺO PHẾ THẢI THÀNH NHIÊN LIỆU LỎNG

THỬ NGHIỆM NUÔI CHAETOCEROS SP. VỚI MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM CULTURING OF CHAETOCEROS SP. IN SOME SIMPLE MEDIUMS IN LAB

Chương 17. Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và Tiềm năng

PHÂN TÍCH MÓNG CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ KỸ THUẬT LẬP MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CỌC-ĐẤT PHI TUYẾN

TCVN 3890:2009 PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TRAI TAI TƯỢNG VẢY (Tridacna squamosa Lamack, 1819)

Cơ sở khoa học cho chọn giống Pơ Mu theo mục tiêu nâng cao

So sánh các phương pháp phân tích ổn định nền đường đắp

ABSTRACT VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Vật liệu nghiên cứu

Những Điểm Chính. Federal Poverty Guidelines (Hướng dẫn Chuẩn Nghèo Liên bang) như được

KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH SINH HỌC VÀ LÝ HỌC CỦA NƯỚC ĐẦM THỦY TRIỀU, KHÁNH HÒA

CHƯƠNG VII HÌNH CẮT, MẶT CẮT VÀ KÍ HIỆU VẬT LIỆU

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁCH CHIếT DẦU TỪ BÃ CÀ PHÊ VÀ SỬ DỤNG BÃ CÀ PHÊ LÀM CƠ CHẤT TRỒNG NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: /2018/TT-BYT Hà Nội, ngày tháng năm 2018

X-MAS GIFT 2017 // THE BODY SHOP

Transcription:

ĐIỀU TRA CÁC LOÀI CÂY THUỐC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CHÚNG Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP VÕ THỊ PHƯỢNG Trường Đại học Đồng Tháp NGÔ TRỰC NHÃ Trường Đại học Vinh Thực vật rừng là nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc. Cây cỏ làm thuốc thường có sẵn trong tự nhiên, vừa dễ tìm, vừa rẻ tiền, thích hợp với việc chữa bệnh cho mọi người. Nhiều loại thuốc được chế biến từ hoá chất hiện nay được bán khắp nơi vừa đắt tiền lại có nhiều tác dụng phụ nếu dùng lâu dài. Vì vậy, việc tìm hiểu và sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh là một vấn đề cấp thiết. Nhiều bài thuốc đơn giản phổ biến, dễ tìm, có ngay ở mọi địa phương có thể chữa được nhiều bệnh kể cả những bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, mỗi một địa phương, mỗi dân tộc đều có một cách chữa trị khác nhau, những kinh nghiệm chữa bệnh bí truyền của họ ít được phổ biến, họ chỉ truyền lại cho một số người trong gia đình khi qua đời, là một thiệt thòi lớn cho nền y học cổ truyền nước ta. Việc điều tra cây thuốc, tìm hiểu cách dùng các cây thuốc ở các tỉnh miền Bắc đã được chú ý nhiều nhưng ở miền Nam như vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt tỉnh Đồng Tháp hầu như mới được đề cập rất ít. Bài báo cáo cung cấp những thông tin góp phần phát triển nguồn dược liệu của tỉnh, đồng thời bảo tồn nguồn gen cây thuốc, đánh giá sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong vùng. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra tri thức bản địa bằng cách phỏng vấn người dân và các lương y, thầy thuốc về những kinh nghiệm sử dụng các loài cây làm thuốc ở 3 xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tiến hành điều tra ngoài thực địa theo tuyến nghiên cứu nhằm thu mẫu cho việc giám định tên khoa học trong phòng thí nghiệm theo phương pháp hình thái so sánh theo các sách chuyên ngành và sắp xếp các taxon của họ, chi, loài theo Bummitt (1992). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đa dạng các taxon Qua kết quả điều tra các loài cây thuốc và giá trị sử dụng của chúng ở ở 3 xã Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi đã xác định được 232 loài, 186 chi, 90 họ, của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta, kết quả thống kê được thể hiện ở Bảng 1. Số lượng taxon trong các ngành thực vật bậc cao có mạch làm thuốc Bảng 1 Ngành Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Polypodiophyta 4 4,5 4 2,2 5 2,2 Pinophyta 2 2,2 2 1,1 3 1,3 Magnoliophyta 84 93,3 180 96,7 224 96,5 Tổng 90 100 186 100 232 100 1255

Kết quả Bảng 1 cho thấy, phần lớn các taxon tập trung chủ yếu trong ngành Magnoliophyta với 84 họ chiếm 93,3%, 180 chi chiếm 96,7% và 224 loài chiếm 96,5% so với tổng số họ, chi, loài cây thuốc được điều tra. Tiếp đến là ngành Polypodiophyta 4 họ chiếm 4,5%, 4 chi chiếm 2,2% và 5 loài chiếm 2,2%. Ngành Pinophyta chiếm tỷ lệ họ, chi, loài thấp nhất với 2 họ chiếm 2,2%, 2 chi chiếm 1,1% và 3 loài chiếm 1,3%. Để thấy rõ sự đa dạng các taxon thực vật, chúng tôi tiến hành phân tích sâu hơn về ngành Magnoliophyta kết quả thu được ở Bảng 2. Lớp Sự phân bố taxon trong ngành Magnoliophyta Họ Chi Loài Bảng 2 Số họ Tỉ lệ % Số chi Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ % Magnoliopsida 67 79,8 145 80,6 185 82,6 Liliopsida 17 20,2 35 19,4 39 17,4 Tổng 84 100 180 100 224 100 Kết quả ở Bảng 2 cho thấy ngành Magnoliophyta có 2 lớp: lớp Magnoliopsida chiếm ưu thế với 67 họ chiếm 79,8%, 145 chi chiếm 80,6% và 185 loài chiếm 82,6%. Ở lớp này có nhiều loài cây thuốc có giá trị chữa bệnh được chú ý như: Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium), Bạch đầu ông (Vernonia cinerea), Mã đề (Plantago major) Lớp Liliopsida chiếm tỉ lệ thấp với 17 họ chiếm 20,2%, 35 chi chiếm 19,4% và 39 loài chiếm 17,4%. Tuy có số lượng loài ít nhưng cũng có nhiều loài có giá trị trong việc chữa trị bệnh như: Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium), Thài lài tía (Tradescantia zebrina) Các họ có đa dạng về số loài cây thuốc: Qua nghiên cứu chúng tôi thống kê được 10 họ có số loài nhiều nhất, theo thứ tự đó là các họ: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 14 loài; họ Đậu (Fabaceae) có 13 loài; họ Cỏ (Poaceae) với 11 loài; họ Cúc (Asteraceae) có 11 loài; họ Bầu bí ( Cucurbitaceae) có 9 loài; ọ hdâu tằ m (Moraceae) có 8 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) có 7 loài; họ Rau dền (Amaranthaceae) có 7 loài; họ Bông (Malvaceae) có 6 loài, họ Bạc hà (Lamiaceae) có 6 loài; họ Cau dừa (Aracaceae) có 5 loài và họ Trúc đào (Apocynaceae) có 5 loài. 2. Đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc Qua điều tra chúng tôi phân làm bốn dạng sống của cây thuốc tại 3 xã Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được thể hiện ở Bảng 3. Dạng sống của các loài thực vật làm thuốc TT Dạng sống Số loài Tỷ lệ % 1. Cây gỗ 63 27,2 2. Cây thảo 116 50,0 3. Cây bụi 31 13,3 4. Dây leo 22 9,5 Tổng 232 100 Bảng 3 Từ kết quả trên cho thấy dạng sống của hệ thực vật làm thuốc ở 3 xã của huyện Cao Lãnh khá đa dạng, tuy nhiên cây thảo và cây gỗ chiếm ưu thế. Tron g đó, cây thảo 116 loài chiếm 50,0%, cây gỗ có 63 loài chiếm 27,2%. Tiếp đến là nhóm cây bụi có 31 loài chiếm 13.3%, nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây dây leo có 22 loài chỉ chiếm 9,5%. 1256

3. Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận khác nhau của cây thuốc Các bộ phận khác nhau của một loài cây chứa các thành phần hóa học không hoàn toàn giống nhau, hiệu quả chữa bệnh tùy thuộc kinh nghiệm sử dụng các bộ phận cây thuốc và sự hiểu biết về y dược của người thầy thuốc. Có loài bộ phận sử dụng là thân, lá, rễ, có loài sử dụng nhựa, hoa, quả Sự đa dạng các bộ phận của cây thuốc được thể hịên ở Bảng 4. Bảng 4 Sự đa dạng các bộ phận của cây thuốc được sử dụng TT Các bộ phận sử dụng Số loài Số lượng Tỷ lệ % so với tổng số 1. Lá (L) 94 40,5 2. Rễ (R) 58 25,0 3. Quả (Q) 42 18,1 4. Vỏ (thân, rễ) (V) 36 15,5 5. Hạt (Ha) 33 14,2 6. Hoa (H) 27 11,6 7. Thân (Th) 25 10,8 8. Củ (C) 10 4,3 9. Nhựa (Nh) 7 3,0 Kết quả Bảng 4 cho thấy bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá cây với 94 loài, chiếm 40,5% so với tổng số loài. Bộ phận rễ hoặc thân rễ sử dụng để chữa bệnh với 58 loài, chiếm 25,0%. Có 42 loài sử dụng quả chiếm 18,1% so với tổng số loài. Các bộ phận khác như: thân, hạt, củ, vỏ cũng được sử dụng chữa bệnh tuy không nhiều nhưng tác dụng trong chữa trị cũng rất hiệu nghiệm. 4. Các nhóm bệnh được chữa trị Theo tài liệu về cây thuốc của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi... chúng tôi chia việc sử dụng các cây thuốc của nhân dân ở 3 xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để chữa các nhóm bệnh như trong Bảng 5. Bảng 5 Sự đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị TT Các nhóm bệnh chữa trị Số loài Tỷ lệ % so với tổng số 1. Bệnh về thời tiết, cảm cúm (Đau đầu, sốt nóng lạnh...) 112 48,3 2. Bệnh về đường tiêu hoá (Lỏng, tả, lỵ, rối loạn, ngộ độc ) 80 34,5 3. Bệnh về thận (Viêm thận, tiết niệu, lợi tiểu...) 61 26,3 4. Bệnh về hô hấp (Ho, hen, phế quản, phổi...) 51 22,0 5. Bệnh ngoài da (Vết thương, nhiễm trùng, ghẻ, lở, mụn nhọt ) 50 21,6 6. Bệnh về xương (Gãy xương, sai khớp, bong gân...) 39 16,8 7. Bệnh của phụ nữ (Sinh đẻ, băng huyết, dạ con...) 20 8,6 8. Bệnh về gan (Viêm gan, vàng da ) 18 7,8 9. Bệnh về thần kinh (Bại liệt, đau thần kinh...) 17 7,3 10. Chữa dạ dày, ruột thừa 12 5,2 11. Động vật cắn (Rắn, rết...) 10 4,3 12. Bệnh của trẻ em (Còi xương, giun sán...) 9 3,9 13. Bệnh về mắt 9 3,9 14. Bồi dưỡng sức khoẻ 8 3,4 15. Bệnh về răng 6 2,6 16. Bệnh về tim mạch 6 2,6 17. Bệnh về ung thư (Các loại u ) 2 0,9 1257

Kết quả Bảng 5 cho thấy tỷ lệ cây thuốc chữa các bệnh về thời tiết là cao nhất với 112 loài chiếm 48,3%. Tiếp đó là các bệnh về đường tiêu hoá chiếm 34,5% và các bệnh về thận chiếm tỷ lệ 26,3%, các bệnh về hô hấp có số loài sử dụng là 51 chiếm 22,0%, các bệnh ngoài da có số loài là 50 chiếm 21,6%, các bệnh về xương có 39 loài chiếm 16,8%, các nhóm bệnh về thần kinh, gan, mắt có số loài tương đối ít. Trong đó số loài cây chữa bệnh về ung thư là thấp nhất có 2 loài 0,9%. Các loài cây thuốc điều tra được ở 3 xã huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp chúng tôi thống kê được một số loài quý hiếm trong đó có loài Thiên tuế lược (Cycas pectinata Griff.) được xếp hạng VU A1,a,c,d sẽ có nguy cơ đe dọa đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. 5. Một số bài thuốc chữa bệnh thông thường của nhân dân ở 3 xã Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Trong quá trình điều tra, thu mẫu cây thuốc chúng tôi đã trực tiếp phỏng vấn, sưu tầm, thu thập được 43 bài thuốc thuộc 17 nhóm bệnh khác nhau. * Các nhóm bệnh có nhiều bài thuốc là: 1. Nhóm bệnh về cảm cúm, tiêu hoá: mỗi nhóm có 5 bài 2. Nhóm bệnh về da, khớp, bong gân: mỗi nhóm có 4 bài 3. Nhóm bệnh về phụ nữ, thận, thần kinh, hô hấp: mỗi nhóm có 3 bài 4. Nhóm bệnh về trẻ em, gan, u bướu, răng miệng: mỗi nhóm có 2 bài 5. Các nhóm bệnh khác: tim mạch, dạ dày, động vật cắn, mắt, thuốc bổ: mỗi nhóm 1 bài Qua kết quả điều tra cho thấy các bài thuốc nhóm bệnh về cảm cúm, tiêu hóa là nhiều nhất có 5 bài, rồi đến nhóm bệnh về da, khớp, bong gân có 4 bài, bệnh về phụ nữ, thận, thần kinh, hô hấp mỗi nhóm có 3 bài. Đây là những bệnh gặp nhiều đối với người dân ở 3 xã thuộc huyện Cao Lãnh. Các bệnh về dạ dày, tim mạch thì ít hơn. * Các cây thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc : Qua điều tra các cây thuốc được sử dụng nhiều theo thứ tự như sau: 1. Trâm bầu (Combretum quadrangulare): được sử dụng trong 12 bài thuốc 2. Cỏ hôi (Ageratum conyzoides): được sử dụng trong 11 bài thuốc 3. Bồ ngót (Sauropus androgynus): được sử dụng trong 9 bài thuốc 4. Nhọ nồi (Eclipta prostrata): được sử dụng trong 6 bài thuốc 5. Cỏ tranh (Imperata cylindrica): được sử dụng trong 6 bài thuốc Nhìn chung, các bài thuốc và cây thuốc trên đây đều có sẵn khắp nơi, chế biến và sử dụng đơn giản, chủ yếu là phơi khô rồi sắc uống hoặc cũng có thể dùng tươi, rất thuận tiện cho người sử dụng. III. KẾT LUẬN Kết quả điều tra bước đầu xác định được 232 loài cây được sử dụng làm thuốc thuộc 186 chi, 90 họ tại các xã của huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp trong đó có 1 loài quý hiếm sẽ có nguy cơ đe dọa được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Ngành Hạt kín (Magnoliophyta) là đa dạng nhất với 84 họ, 180 chi và 224 loài (tập trung chủ yếu ở lớp 2 lá mầm với 67 họ chiếm 74,44% tổng số họ, 145 chi chiếm 77,96% tổng số chi và 185 loài chiếm 79,74% tổng số loài). 1258

Các họ có số loài cao nhất theo thứ tự là: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 14 loài; họ Đậu (Fabaceae) có 13 loài; họ Cỏ (Poaceae) với 11 loài; họ Cúc (Asteraceae) có 11 loài; họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có 9 loài; họ Dâu tằm (Moraceae) có 8 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) có 7 loài; họ Rau dền (Amaranthaceae) có 7 loài; họ Bông (Malvaceae) có 6 loài, họ Bạc hà (Lamiacea e) có 6 loài; họ Cau dừa (Aracaceae) có 5 loài và họ Trúc đào (Apocynaceae) có 5 loài. Về dạng sống của cây thuốc thì cây thân thảo có 116 loài chiếm 50,0%, cây gỗ có 63 loài chiếm 27,2%, cây bụi 31 loài chiếm 13,3% và cuối cùng là nhóm dây leo có 22 loài chiếm 9,5% so với tổng số loài được điều tra. Trong các bộ phận của cây thuốc, lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất, với 94 loài chiếm 40,5%, rễ với 58 loài chiếm 25,0%, quả 42 loài chiếm 18,1% so với tổng số loài, còn các bộ phận khác như: thân, hạt, vỏ được sử dụng nhưng không đáng kể. Có 17 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng cây thuốc của địa phương. Trong đó nhóm bệnh về thời tiết, cảm cúm là cao nhất với 112 loài chiếm 48,3%, nhóm bệnh về đường tiêu hoá có 80 loài chiếm 34,5%, nhóm bệnh về thậ n có 61 loài chiếm 26,3%, nhóm bệnh về hô hấp có 51 loài chiếm 22,0%. Các nhóm bệnh về thần kinh, gan, mắt có số loài tương đối ít. Số loài cây chữa bệnh về ung thư là thấp nhất chỉ chiếm 0,9%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bummitt R.K., 1992: Vascular Plant families and genera. Royal Botanic Gardans, Kew. 2. Đỗ Tất Lợi, 2005: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB. Y học, Hà Nội. 3. Klein R.M., D.T. Klein, 1975: Phương pháp nghiên cứu thực vật, 2 tập. NXB. KH&KT, Hà Nội. 4. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997: Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học. NXB Nông nghiệp. 5. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000: Cây cỏ Việt Nam. NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Phạm Hoàng Hộ, 2006: Cây có vị thuốc ở Việt Nam. NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Võ Văn Chi, 1986: Cây thuốc Đồng Tháp Mười và cách dùng để chữa một số bệnh thông thường. NXB. Tổng hợp Đồng Tháp. 8. Võ Văn Chi, 2003: Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y học Hà Nội. 9. Võ Văn Chi, 2007: Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam. NXB. Giáo dục. 10. Vương Thừa Ân, 1995: Thuốc quý quanh ta. NXB. Đồng Tháp. SURVEY ON MEDICINAL PLANTS AND THEIR UTILIZATION VALUE IN CAO LANH DISTRICT, DONG THAP PROVINCE SUMMARY VO THI PHUONG, NGO TRUC NHA Based on the result of Survey on plants and utilization value in My Xuong, My Hoi, and Binh Hang Trung villages in Cao Lanh district, Dong Thap province there are 232 species, 186 genera, 90 families of three phyla Polypodiophyta, Gymnospermae and Angiospermae. The largest phylum is the Angiospermae comprising 224 species, accounting for about 96.5% of all species. The families which have the largest number of species are: Apocynaceae (5 species), Araceae (5 species), Lamiaceae (6 species), Malvaceae (6 species), Amaranthaceae (7 species), Rubiaceae (7 species), Moraceae (8 species), Cucurbitaceae (9 species), Asteraceae (11 species), Poaceae (11 species), Fabaceae (13 species), and Euphorbiaceae (14 species). 1259