SÂU ĐỤC THÂN MÌNH TÍM

Similar documents
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LƯU LƯỢNG VÀ MỰC NƯỚC SÔNG HỒNG MÙA KIỆT

TÀI LIỆU Hướng dẫn cài đặt thư viện ký số - ACBSignPlugin

PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT

Bottle Feeding Your Baby

CÀI ĐẶT MẠNG CHO MÁY IN LBP 3500 và LBP 5000

Ths. Nguyễn Tăng Thanh Bình, Tomohide Takeyama, Masaki Kitazume

Hiện nó đang được tân trang toàn bộ tại Hải quân công xưởng số 35 tại thành phố Murmansk-Nga và dự trù trở lại biển cả vào năm 2021.

Chúng ta cùng xem xét bài toán quen thuộc sau. Chứng minh. Cách 1. F H N C

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG

Bài 15: Bàn Thảo Chuyến Du Ngoạn - cách gợi ý; dùng từ on và happening

Các bước trong phân khúc thi truờng. Chương 3Phân khúc thị trường. TS Nguyễn Minh Đức. Market Positioning. Market Targeting. Market Segmentation

Tng , , ,99

NATIVE ADS. Apply from 01/03/2017 to 31/12/2017

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG QUÝ 3, 2015

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ

PHÂN PHỐI CHUẨN. TS Nguyen Ngoc Rang; Website: bvag.com.vn; trang:1

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU

5/13/2011. Bài 3: Báo cáo kết quả kinh doanh. Nội dung. Trình bày báo cáo kết quả kinh doanh

CMIS 2.0 Help Hướng dẫn cài đặt hệ thống Máy chủ ứng dụng. Version 1.0

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

The W Gourmet mooncake gift sets are presently available at:

Model SMB Lưỡi dao, bộ phận cảm biến nhiệt và lòng bình bằng thép không gỉ 304 an toàn cho sức khỏe.

nhau. P Z 1 /(O) P Z P X /(Y T ) khi và chỉ khi Z 1 A Z 1 B XA XB /(Y T ) = P Z/(O) sin Z 1 Y 1A PX 1 P X P X /(Y T ) = P Z /(Y T ).

QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG IX CÁC LỆNH VẼ VÀ TẠO HÌNH (TIẾP)

TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG, NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

Định hình khối. Rèn kim loại

BIÊN DỊCH VÀ CÀI ĐẶT NACHOS

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG TẤM ĐẾN BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU THỦY

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM

Giáo dục trí tuệ mà không giáo dục con tim thì kể như là không có giáo dục.

Abstract. Recently, the statistical framework based on Hidden Markov Models (HMMs) plays an important role in the speech synthesis method.

BÀI TẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ (Học kỳ 3. Năm )

Hướng dẫn cài Windows 7 từ ổ cứng HDD bằng ổ đĩa ảo qua file ISO bằng hình ảnh minh họa

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN ORACLE

SỬ DỤNG ENZYME -AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG

ĐIỀU KHIỂN ROBOT DÒ ĐƯỜNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PWM

AT INTERCONTINENTAL HANOI WESTLAKE 1

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI IC3 IC3 REGISTRATION FORM

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1):

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TRAI TAI TƯỢNG VẢY (Tridacna squamosa Lamack, 1819)

Phương thức trong một lớp

Chương 3: Chiến lược tìm kiếm có thông tin heuristic. Giảng viên: Nguyễn Văn Hòa Khoa CNTT - ĐH An Giang

Nguyễn Thọ Sáo* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012

Điểm Quan Trọng về Phúc Lợi

Ông ta là ai vậy? (3) Who is he? (3) (tiếp theo và hết)

khu vực ven biển Quảng Bình - Quảng Nam

SÂU ĐỤC THÂN 4 VẠCH. Phạm vi phân bố của sâu đục thân 4 vạch trên thế giới (CABI, 2007)

TCVN 3890:2009 PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

BẢN TIN THÁNG 09 NĂM 2015

ABSTRACT VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Vật liệu nghiên cứu

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC Quyền Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý vị

So sánh các phương pháp phân tích ổn định nền đường đắp

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ

Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân. Mụn Trứng Cá. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì? Các loại khác nhau của mụn trứng cá là gì?

Sổ tay cài đặt Ubuntu từ live CD

khu vực Vịnh Nha Trang

GIỚI THIỆU. Nguồn: Nguồn:

XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLASH PROFILE TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI

Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9386:2012. Xuất bản lần 1. Design of structures for earthquake resistances-

Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Điện Biên

MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 IEC : 2009

SB 946 (quy định bảo hiểm y tế tư nhân phải cung cấp một số dịch vụ cho những người mắc bệnh tự kỷ) có ý nghĩa gì đối với tôi?

CHƯƠNG 4 BẢO VỆ QUÁ TRÌNH LÊNMEN

BẢN TIN THÁNG 05 NĂM 2017.

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG BIẾN ĐỔI GEN KHÁNG RUỒI ĐỤC THÂN VÀ SÂU ĐỤC QUẢ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTEASE TỪ VI KHUẨN (Bacillus subtilis) ĐỂ THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CÁ TRA

PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH TỔN KHUYẾT VÙNG MẮT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02/2014/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 THÔNG TƯ

Những Điểm Chính. Federal Poverty Guidelines (Hướng dẫn Chuẩn Nghèo Liên bang) như được

Các tùy chọn của họ biến tần điều khiển vector CHV. Hướng dẫn vận hành card cấp nước.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 4-1: 2010/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ĐIỀU VỊ

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI DNSSEC TẠI CÁC NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

X-MAS GIFT 2017 // THE BODY SHOP

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP. Rules for the Classification and Construction of Sea - going Steel Ships

Ô NHIỄM ĐẤT, NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Đường thành phố tiểu bang zip code. Affordable Care Act/Covered California Tư nhân (nêu rõ): HMO/PPO (khoanh tròn)

Xác định phân bố không gian của các hằng số điều hòa thủy triều tại vùng biển vịnh Bắc Bộ

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRÍCH LY TINH DẦU TỪ LÁ TÍA TÔ

Savor Mid-Autumn Treasures at Hilton Hanoi Opera! Gìn giữ nét đẹp cổ truyền

Trịnh Minh Ngọc*, Nguyễn Thị Ngoan

Tiến tới hoàn thiện và triển khai hệ thống mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo biển Việt Nam

CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

Kiểm tra Khả năng Nhiễm khuẩn trong Sơn móng (2008)

Nguyễn Văn Tuế 1, Đặng Vũ Bình 2 và Mai Văn Sánh 3

NHÂN NUÔI CÂY HOA HỒNG CỔ SAPA (ROSA GALLICA L.) BẰNG KỸ THUẬT CẤY MÔ IN VITRO

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ DẦU KHÍ THUỘC BỂ CỬU LONG

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5

Các dữ liệu của chuỗi thời gian đã và đang được sử dụng một cách thường xuyên và sâu rộng,

Bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu được dịch từ tiếng Anh tại đây: Thông tin liên hệ:

Cơ sở khoa học cho chọn giống Pơ Mu theo mục tiêu nâng cao

Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San Thông tin về Công ty

(Phần Excel) - Hướng dẫn chi tiết cách giải (giải đầy đủ)

Transcription:

SÂU ĐỤC THÂN MÌNH TÍM TS. Cao Anh Đương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Email: cao_anh_duong@yahoo.com 1. Tên Việt Nam, tên khoa học, tên khác (synonyms) - Tên Việt Nam: Sâu đục thân mình tím - Tên khoa học: Phragmataecia castaneae Hübner - Tên khác (synomyms): Phragmatoecia castaneae Hübner 2. Phân bố: Phạm vi phân bố của sâu đục thân mía mình tím trên thế giới (CABI, 2007) Trên thế giới, loài sâu đục thân mía mình tím được ghi nhận thấy xuất hiện gây hại chủ yếu ở các nước Đông Nam Châu Á như: Trung Quốc (Fang, 1984; You et al., 1994), Việt Nam (CTM, 1961; Đỗ Ngọc Diệp, 2002), Malaysia (Lim và Pan, 1980) và Indonesia (Boedijono, 1980; Hozelhoff, 1929; Kalshoven, 1981). Phạm vi phân bố của sâu đục thân mía mình tím ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sâu đục thân mình tím thấy xuất hiện gây hại ở hầu hết các vùng trồng mía trong cả nước, trong đó các vùng phân bố chính là Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung (CTM, 1961; Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, 1995; Đỗ Ngọc Diệp, 2002). Đây là 1 trong 3 loài sâu hại mía chủ yếu ở Việt Nam (Đỗ Ngọc Diệp, 2002). 3. Ký chủ: Ký chủ chính của loài sâu hại này là cây mía trồng (Hazelhoff, 1929; Kalshoven, 1981; Boedijono, 1980) và cây mía dại (Kalshoven, 1981; Anonymous, 1979). Ở Indonesia, người ta còn thấy nó gây hại trên cây bo bo. (Anonymous, 1979). 4. Triệu chứng gây hại: Triệu chứng "héo lá bên" Triệu chứng "ngọn teo tóp" Triệu chứng gây hại điển hình ở giai đoạn mía mầm là lá bên bị héo trước, lá giữa đọt héo sau. Nguyên nhân là do sâu non không đục ăn thẳng vào đỉnh sinh trưởng, mà đục ăn vòng xung quanh thân, cắn ăn hết lớp bẹ này tới lớp bẹ khác, sau đó mới đục vào đỉnh sinh trưởng. Triệu chứng gây hại điển hình ở giai đoạn mía có lóng là trên thân có nhiều mầm nách phát triển, ngọn teo tóp, thân ngắn, phần ngọn chỉ còn một vài lá ngắn, nhỏ. Trên phần ngọn cây bị hại nặng thường có 1 lỗ rất lớn, miệng lỗ còn dính vỏ nhộng, đó là lỗ vũ hóa của sâu. Đây là đặc điểm rất riêng biệt của sâu đục thân mình tím. 5. Đặc điểm hình thái các pha phát dục - Pha trứng: Trứng mới đẻ có màu trắng kem, sau khoảng vài ngày thì chuyển sang màu nâu. Trước khi nở 1 2 ngày trứng chuyển sang màu xám. Trứng có hình bầu dục, kích thước dài khoảng 1,4 1,8 mm, rộng khoảng 0,8 mm. Ổ trứng sâu đục thân mình tím trên lá và bẹ lá mía

- Pha sâu non: Sâu non mới nở có màu tím hồng. Mảnh đầu màu vàng nhạt, dần dần chuyển sang màu nâu tối khi sâu lớn dần lên. Sâu non đẫy sức có màu trắng phớt hồng với 4 chấm hơi đỏ trên mỗi đốt cơ thể. Sâu non đẫy sức dài tới 5,5 cm đối với con cái và 4 cm đối với con đực. Pha sâu non sâu đục thân mình tím - Pha nhộng: Nhộng đực có kích thước nhỏ hơn nhộng cái. Chiều dài cơ thể nhộng đực và cái trung bình tương ứng là 2,52 0,24 và 3,3 0,25 cm. Trọng lượng nhộng đực và nhộng cái trung bình tương ứng là 0,3786 và 0,6865 gam. Lúc đầu nhộng có màu vàng nhạt, sau khi vũ hóa vài ngày thì chuyển sang màu sẫm hơn, cuối cùng, khi chuẩn bị vũ hóa, nhộng có màu nâu tối. Đầu nhộng có một gai nhọn trông như mỏ chim, phần đầu nhỏ hơn phần đuôi. Trên mỗi đốt bụng của nhộng có hai hàng gai tạo thành 2 đai rõ rệt. Đốt bụng thứ nhất không có lỗ thở. Các đốt bụng còn lại đều có lỗ thở lộ rõ hình bầu dục. Lưng nhộng gồ cao ở phần bụng. Pha nhộng sâu đục thân mình tím - Pha trưởng thành: Ngài trưởng thành có màu vàng đất, trên cánh có các chấm màu vàng nghệ nhỏ, cánh ngắn hơn bụng. Các đốt bụng có đai lông ngăn cách. Râu đầu ngắn, 2/3 chiều dài râu ngài cái (phần gốc râu) có dạng răng lược kép, phần roi râu còn lại có dạng sợi chỉ. 3/4 chiều dài râu ngài đực có dạng răng lược kép, phần còn lại cũng có dạng sợi chỉ. Ngài đực có kích thước nhỏ hơn ngài cái, chiều dài cơ thể ngài đực và cái trung bình tương ứng là 2,15 0,11 cm và 3,01 0,25 cm. Ngài đực có sải cánh trung bình rộng khoảng 3,64 0,15 cm. Ngài cái có sải cánh trung bình rộng khoảng 4,8 2,23 cm. Ngài trưởng thành sâu đục thân mình tím

6. Đặc điểm sinh vật học Hình vẽ các pha phát dục và triệu chứng hại của sâu đục thân mía mình tím (1- Ngài trưởng thành; 2- Trứng; 3- Sâu non; 4- Nhộng; 5- Cây mía bị đục) Trứng được đẻ thành 1 hoặc nhiều hàng trên mép các lá mía nửa khô chưa rụng hoặc trên các lá đọt đã bị héo. Mép lá có ổ trứng sau đó cuốn lại và trứng được bảo vệ khá chắc chắn. 1 cm dài hàng trứng có từ 9 11 quả trứng phụ thuộc vào vị trí đẻ. Trứng được đẻ từng quả xếp sít nhau. Ổ trứng lớn nhất từng quan sát thấy dài khoảng 15 cm. Thời gian phát dục pha trứng kéo dài trung bình từ 10,6 0,6 ngày ở điều kiện phòng (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).

Sau khi trứng nở, sâu non tuổi 1 thường tập trung thành từng đám trong khoảng vài giờ quanh ổ trứng vừa nở ra. Sau đó chúng phân tán sang cây khác bằng cách bò hoặc nhả tơ đu mình theo gió. Một số con có thể đục thẳng vào trong thân cây mía ngay sau khi nở mà không phát tán sang cây khác. Sâu non thường đục vào ở phần nách lá (phần hở giữa bẹ lá và thân cây), thường đó là lá + 3. Sau khi nở, sâu non chủ yếu đục ăn phần bẹ lá, sau khoảng từ 3 7 ngày sâu non mới đục vào trong thân cây gây hại. Một sâu non có thể gây hại nhiều lóng, trung bình là 2,33 0,82 lóng trước khi hóa nhộng. Pha sâu non có 8 tuổi. Kích thước (rộng) mảnh đầu hay tốc độ tăng trưởng giữa các tuổi sâu non tăng trung bình khoảng 1,29 lần. Toàn bộ thời gian phát dục pha sâu non kéo dài trung bình khoảng 63,3 2,4 ngày. Giai đoạn tiền nhộng quan sát được trong quá trình nuôi là khoảng 2 ngày (Đỗ Ngọc Diệp, 2002). Sâu non thường hóa nhộng ngay bên trong đường đục (dưới đáy đường đục). Trước khi hóa nhộng, sâu non thường đục 1 lỗ để nhộng chui ra khi vũ hóa (gọi là lỗ vũ hóa), lỗ vũ hóa thường nằm trên phần thân ngọn. Khi nhộng chưa vũ hóa, lỗ vũ hóa được bịt kín bởi 1 lớp vỏ bẹ ngoài cùng của cây mía. Trước khi vũ hóa vài giờ nhộng di chuyển lên phía lỗ vũ hóa bằng cách uốn éo cơ thể, sử dụng các hàng gai trên cơ thể để bám vào thành lỗ đục, di chuyển lên phía trên. Sau khi vũ hóa, vỏ xác nhộng thường mắc lại nơi miệng lỗ vũ hóa. Thời gian phát dục pha nhộng kéo dài trung bình khoảng 13,9 1,0 ngày (Đỗ Ngọc Diệp, 2002). Nhộng thường vũ hóa vào buổi chiều tối (từ 16-20 giờ), sau khi vũ hoá, ngài thường nằm im (không quan sát thấy hiện tượng ăn thêm) cho đến khi tiến hành ghép đôi giao phối và bắt đầu đẻ trứng vào đêm hôm sau. Ngài cái có khả năng đẻ được 90% số trứng, tập trung chủ yếu vào đêm thứ nhất. Tuy nhiên thời gian đẻ trứng của ngài cái có thể kéo dài trong 2 đêm.khả năng đẻ trứng trung bình của 1 con ngài cái là 327,8 45,5 quả trứng, biến động trong phạm vi từ 85 564 quả trứng. Ngài trưởng thành có xu tính ánh sáng khá mạnh. Thời gian từ khi vũ hoá đến khi đẻ quả trứng đầu tiên trung bình là 3,3 0,23 ngày, thời gian từ khi vũ hoá đến khi ngài cái chết trung bình là 5,3 0,6 ngày, còn ngài đực là 3,5 0,4 ngày. Toàn bộ vòng đời kéo dài trung bình 97,4 3,7 ngày ở điều kiện phòng. 7. Đặc điểm sinh thái học: Mỗi năm sâu thường phát sinh 4 lứa. Ở miền Bắc, Sâu non qua đông từ tháng 9 tới tháng 2 3 năm sau mới hóa nhộng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003). Trong khi đó, ở miền Nam sâu đục thân mình tím hầu như thấy xuất hiện gây hại quanh năm, trong suốt thời gian sinh trưởng của cây mía, từ sau khi trồng (hoặc tái sinh gốc) đến khi thu hoạch, trên cả ruộng mía hè thu và đông xuân. Một năm có 2 cao điểm gây hại của sâu là tháng thứ 6 sau khi trồng trên mía hè thu và tháng thứ 11 sau trồng trên mía đông xuân, tương ứng với khoảng tháng 11 dương lịch hàng năm. Mật độ sâu đục thân mía mình tím trên đồng ruộng luôn duy trì ở mức khá cao qua các tháng trong năm, biến động trong khoảng từ 6,5 28,7 con/100 m dài hàng mía có khoảng cách hàng 1 m. Trong đó tháng có mật độ sâu thấp nhất là tháng 5, còn tháng có mật độ sâu cao nhất là tháng 10. Biến động mật độ sâu đục thân mình tím trên đồng ruộng ít phụ thuộc vào yếu tố ẩm độ hay lượng mưa, mà phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ, tuy không hoàn toàn chặt chẽ (Đỗ Ngọc Diệp, 2002). Ở trên thế giới, theo tổng kết của CABI (2007), người ta đã xác định được 11 loài côn trùng thiên địch và 4 loại bệnh hại sâu đục thân mía mình tím Trong số đó, 2 loài ong mắt đỏ kí sinh trứng Trichogrammatoidea nana (Pan và Lim, 1980) và Tumidiclava sp. (Ramli et al., 1980); 1 loài ruồi Sturmiopsis inferens, 3 loài ong Rhaconotus roslinensis, Cotesia flavipes, Campyloneurus sp. kí sinh sâu non và 1 loài ong kí sinh nhộng Xanthopimpla sp. (Ramli et al., 1980) được coi là có vai trò quan trọng trong việc khống chế số lượng sâu đục thân mía mình tím trên đồng ruộng. Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Đỗ Ngọc Diệp (2002) và Cao Anh Đương (2003) đã xác định được phần côn trùng thiên địch của sâu đục thân mía mình tím bao gồm có 7 loài. Trong số đó, loài ong kén trắng Cotesia flavipes bắt gặp nhiều nhất, tiếp theo là loài bọ đuôi

kìm Euborellia annulipes. Các loài còn lại bắt gặp ít (ruồi ký sinh Sturmiopsis inferens, kiến bắt mồi Pheidole sp. và bọ chân chạy Chlaenius posticalis) hoặc rất ít (ong mắt đỏ Trichogrammatoidea nana và ong cự vàng lớn Xanthopimpla stemator). Qua thí nghiệm, tác giả Đỗ Ngọc Diệp (2002) đã xác định được các giống mía có khả năng chống chịu sâu đục thân mía mình tím cao nhất là VN84-4137, K84-200, ROC 16 và VN85-1427. Trong khi đó các giống R579 và ROC10 có mức độ mẫn cảm sâu đục thân mình tím cao nhất. 8. Biện pháp phòng chống: 8.1 Biện pháp vệ sinh đồng ruộng: Khi lấy hom giống từ các vùng bị sâu đục thân mình tím gây hại nặng, nên lột bỏ hết bẹ, lá khô trước bốc xếp lên xe vận chuyển đến nơi trồng. Hom giống trước khi trồng nền được xử lý bằng nước nóng ở 50 C trong 2 giờ để diệt sâu, kết hợp phòng trừ các loại bệnh lây qua hom. 8.2. Biện pháp giống kháng: Việc sử dụng giống mía kháng sâu đóng một vai trò quan trọng trong quản lý dịch hại tổng hợp. Một số giống mía được thấy là có khả năng chống chịu sâu đục thân mình tím cao hơn giống khác, Ví dụ: Các giống mía như F156, CAC57-11 và Phil53-33 thường ít bị sâu đục thân mình tím gây hại hơn các giống mía khác (Suhartawan và Wirioatmodjo, 1996). Do vậy, trước khi phóng thích một giống mía mới ra sản xuất đại trà, cần thiết phải đánh giá để xác định được mức độ chống chịu sâu bệnh của nó để có định hướng sử dụng cho phù hợp. 8.3 Biện pháp sinh học: Trong số các loài thiên địch của sâu đục thân mình tím, loài ong mắt đỏ Tumidiclava sp. được kỳ vọng là có thể nhân nuôi hàng loạt sử dụng rộng rãi trong phòng trừ. Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn không thể tìm thấy loài ký chủ nào khác có thể thay thế cho trứng sâu đục thân mình tím để nhân nuôi ong (Pan và Lim, 1979). Mặc dù kết quả thí nghiệm thả loài ong này ở Indonesia năm 1978 đã chỉ ra rằng ruộng mía thả ong có tỷ lệ trứng bị kí sinh tăng 53%, tỷ lệ lóng bị hại giảm từ 17-42% xuống còn dưới 5% (Suhartawan và Wirioatmodjo, 1996). 8.4 Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số loại thuốc như: carbaryl, dicrotophos, monocrotophos và acephate để phun hoặc rải, trừ sâu đục thân mình tím (Suhartawan và Wirioatmodjo, 1996). Tuy nhiên, cũng như đối với các loài sâu đục thân khác, chúng ta chỉ có thể áp dụng biện pháp phòng trừ này khi cây mía còn nhỏ (dưới 4 tháng tuổi), ở giai đoạn ổ dịch, khi sâu non còn nhỏ tuổi, chưa đục vào thân cây mía hoặc đang đục ăn phần bẹ lá, lúc ta thấy cây mía bị hại có triệu chứng "héo lá bên". Lưu ý là chỉ tiến hành phun hoặc rải thuốc theo cách chọn lọc, tức là chỉ phun, rải thuốc cho những nơi cây mía đang bị sâu gây hại, tránh phun trùm trên toàn bộ ruộng mía để bảo vệ thiên địch của sâu. 9. Tài liệu tham khảo chính/nên có từ 3-5 tài liệu (viết theo qui định: Anonymous (1979). Laporan penelitian pengendalian hama penggerek raksasa Phragmatecia castaneae (Hubner) di Medan. BP3G Pasuruan. Unpublished report. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003). Atlat côn trùng hại cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 97. Boedijono W.A. (1980). Biology of Phragmataecia castaneae Hubner, the giant borer of Sumatra, Indonesia. Proc. ISSCT (International Society of Sugar Cane Technologists), 17(2), pp. 1652-1656. CABI [CAB INTERNATIONAL] (2007), Crop Protection Compendium, Wallingford, Oxfordshire, UK. Cao Anh Đương (2003). Nghiên cứu một số loài thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng Bến Cát, tỉnh Bình Dương và phụ cận, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

CTM [Chinese Technical Mission] (1961). Annual work progress report on crop improvement program of rice, sugarcane, vegetable and field crops (For the period from July, 1960 to June, 1961). A cooperative project between the Directorate of National Agriculture and the Chinese Technical Mission to Vietnam on Crop. Đỗ Ngọc Diệp (2002). Nghiên cứu sâu đục thân mía và biện pháp phòng trừ chúng ở miền Đông Nam bộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Fang H.M. (1984). Isolation, identification and toxicity testing of Serratia sp. - a pathogen of Phragmataecia castaneae Hubn. Natural Enemies of Insects (Kunchong Tiandi), 6(3), pp.129-131. Hazelhoff E.I.G. (1929). Insect pest of sugarcane in Java. Proc. ISSCT (International Society of Sugar Cane Technologists), 3(4), p. 6. Kalshoven L.G.E. (1981). Pests of crops in Indonesia, Ichtiar Baru, Jakarta, Indonesia. Lim G.T., Pan Y.C.. (1980). Entomofauna of sugarcane in Malaysia. Proc. ISSCT (International Society of Sugar Cane Technologists), 17, pp. 1658-1679. Pan Y.C., Lim G.T. (1979). The biological control of sugarcane borers in Gula Perak Plantation, Malaysia. Malaysian Journal of Agriculture, 52(2), pp. 129-134. Pan Y.C., Lim G.T. (1980). The biology of Tumidiclava sp. (Hymenoptera : Trichogrammatidae), a parasitoid of the sugarcane giant borer Phragmataecia gumata Swinhoe. Proc. ISSCT (International Society of Sugar Cane Technologists), 17, pp. 1647-1651. Ramli S., Boedijono W.A., Harahap C.P. (1980). Species parasit penggerek raksasa Phragmataecia castaneae Hubner di perkebunan tebu di Sumatra Utara. Konggres Entomologi II - Jakarta, p. 6. Suhartawan, Wirioatmodjo B. (1996). Penggerek batang raksasa (Phragmataecia castaneae Hubn.) pada tanaman tebu di Sumatera dan upaya pengendaliannya. Majalah Ilmiah Pembangunan. Universitas Pembangunan Nasional "Veteran" Jawa Timura, 8, pp. 83-89. You L.S., Xiong S.L., Huang A.K., Huang Y.K., Chen H. (1994). Studies on Phragmataecia castaneae, a giant borer of reeds in the Dongting Lake region. Acta Entomologica Sinica, 37(2), pp. 190-195. Trung tâm BVTV miền Trung (1995), Báo cáo tại Hội nghị khoa học hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.