HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5

Similar documents
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LƯU LƯỢNG VÀ MỰC NƯỚC SÔNG HỒNG MÙA KIỆT

TÀI LIỆU Hướng dẫn cài đặt thư viện ký số - ACBSignPlugin

PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT

CÀI ĐẶT MẠNG CHO MÁY IN LBP 3500 và LBP 5000

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU

Các bước trong phân khúc thi truờng. Chương 3Phân khúc thị trường. TS Nguyễn Minh Đức. Market Positioning. Market Targeting. Market Segmentation

Chúng ta cùng xem xét bài toán quen thuộc sau. Chứng minh. Cách 1. F H N C

Bài 15: Bàn Thảo Chuyến Du Ngoạn - cách gợi ý; dùng từ on và happening

CMIS 2.0 Help Hướng dẫn cài đặt hệ thống Máy chủ ứng dụng. Version 1.0

Hiện nó đang được tân trang toàn bộ tại Hải quân công xưởng số 35 tại thành phố Murmansk-Nga và dự trù trở lại biển cả vào năm 2021.

Tng , , ,99

5/13/2011. Bài 3: Báo cáo kết quả kinh doanh. Nội dung. Trình bày báo cáo kết quả kinh doanh

PHÂN PHỐI CHUẨN. TS Nguyen Ngoc Rang; Website: bvag.com.vn; trang:1

Model SMB Lưỡi dao, bộ phận cảm biến nhiệt và lòng bình bằng thép không gỉ 304 an toàn cho sức khỏe.

nhau. P Z 1 /(O) P Z P X /(Y T ) khi và chỉ khi Z 1 A Z 1 B XA XB /(Y T ) = P Z/(O) sin Z 1 Y 1A PX 1 P X P X /(Y T ) = P Z /(Y T ).

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC

Bottle Feeding Your Baby

BIÊN DỊCH VÀ CÀI ĐẶT NACHOS

Chương 3: Chiến lược tìm kiếm có thông tin heuristic. Giảng viên: Nguyễn Văn Hòa Khoa CNTT - ĐH An Giang

Điểm Quan Trọng về Phúc Lợi

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ

Giáo dục trí tuệ mà không giáo dục con tim thì kể như là không có giáo dục.

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG QUÝ 3, 2015

Trịnh Minh Ngọc*, Nguyễn Thị Ngoan

QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ

NATIVE ADS. Apply from 01/03/2017 to 31/12/2017

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI IC3 IC3 REGISTRATION FORM

Ths. Nguyễn Tăng Thanh Bình, Tomohide Takeyama, Masaki Kitazume

Định hình khối. Rèn kim loại

Hướng dẫn cài Windows 7 từ ổ cứng HDD bằng ổ đĩa ảo qua file ISO bằng hình ảnh minh họa

khu vực ven biển Quảng Bình - Quảng Nam

MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...

ĐIỀU KHIỂN ROBOT DÒ ĐƯỜNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PWM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG TẤM ĐẾN BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU THỦY

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN ORACLE

SỬ DỤNG ENZYME -AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG

Phương thức trong một lớp

CHƯƠNG IX CÁC LỆNH VẼ VÀ TẠO HÌNH (TIẾP)

AT INTERCONTINENTAL HANOI WESTLAKE 1

The W Gourmet mooncake gift sets are presently available at:

Nguyễn Thọ Sáo* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

So sánh các phương pháp phân tích ổn định nền đường đắp

Cơ sở khoa học cho chọn giống Pơ Mu theo mục tiêu nâng cao

Abstract. Recently, the statistical framework based on Hidden Markov Models (HMMs) plays an important role in the speech synthesis method.

GIỚI THIỆU. Nguồn: Nguồn:

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS

XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLASH PROFILE TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI

Ô NHIỄM ĐẤT, NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

khu vực Vịnh Nha Trang

BÀI TẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ (Học kỳ 3. Năm )

BẢN TIN THÁNG 05 NĂM 2017.

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC Quyền Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý vị

TCVN 3890:2009 PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

Savor Mid-Autumn Treasures at Hilton Hanoi Opera! Gìn giữ nét đẹp cổ truyền

Sổ tay cài đặt Ubuntu từ live CD

Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Điện Biên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02/2014/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 THÔNG TƯ

HỌC SINH THÀNH CÔNG. Cẩm Nang Hướng Dẫn Phụ Huynh Hỗ Trợ CÁC LỚP : MẪU GIÁO ĐẾN TRUNG HỌC. Quốc Gia mọitrẻ em.mộttiếng nói

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG WEB

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1):

CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG, NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

SB 946 (quy định bảo hiểm y tế tư nhân phải cung cấp một số dịch vụ cho những người mắc bệnh tự kỷ) có ý nghĩa gì đối với tôi?

Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015

SAVOR MID-AUTUMN FESTIVAL WITH HILTON

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTEASE TỪ VI KHUẨN (Bacillus subtilis) ĐỂ THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CÁ TRA

Những Điểm Chính. Federal Poverty Guidelines (Hướng dẫn Chuẩn Nghèo Liên bang) như được

BẢN TIN THÁNG 09 NĂM 2015

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TRAI TAI TƯỢNG VẢY (Tridacna squamosa Lamack, 1819)

Chương 17. Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng

Tiến tới hoàn thiện và triển khai hệ thống mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo biển Việt Nam

PHÂN TÍCH MÓNG CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ KỸ THUẬT LẬP MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CỌC-ĐẤT PHI TUYẾN

Xác định phân bố không gian của các hằng số điều hòa thủy triều tại vùng biển vịnh Bắc Bộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 4-1: 2010/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ĐIỀU VỊ

Đường thành phố tiểu bang zip code. Affordable Care Act/Covered California Tư nhân (nêu rõ): HMO/PPO (khoanh tròn)

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI DNSSEC TẠI CÁC NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân. Mụn Trứng Cá. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì? Các loại khác nhau của mụn trứng cá là gì?

Nghiên cứu đề xuất tiêu chí quy hoạch thiết kế cánh đồng lớn sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Đoàn Doãn Tuấn, Trung

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ DẦU KHÍ THUỘC BỂ CỬU LONG

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và Tiềm năng

ABSTRACT VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Vật liệu nghiên cứu

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ PHỤT VỮA CAO ÁP ĐỂ GIÁ CỐ HẦM METRO SỐ 1 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN CÂY LƯƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM ( )

Thỏa Thuận về Công Nghệ của UPS

Chuyên đề: TỪ VỰNG LUYỆN THI THPTQG FOOD AND DRINK 2

KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH SINH HỌC VÀ LÝ HỌC CỦA NƯỚC ĐẦM THỦY TRIỀU, KHÁNH HÒA

ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ĐẦU MÙA TỚI ĐỘ DÀY QUANG HỌC SOL KHÍ TẠI BẠC LIÊU

Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San Thông tin về Công ty

Nguyễn Văn Tuế 1, Đặng Vũ Bình 2 và Mai Văn Sánh 3

NHÂN NUÔI CÂY HOA HỒNG CỔ SAPA (ROSA GALLICA L.) BẰNG KỸ THUẬT CẤY MÔ IN VITRO

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9386:2012. Xuất bản lần 1. Design of structures for earthquake resistances-

Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa nguồn

CÔNG TY TNHH TM & DV TRUNG LINH

Transcription:

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ HUNG TRUNG BỘ (Nomascus annamensis Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler & Roos, 2010) TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA QUẢNG NAM NGUYỄN VĂN THIỆN, VĂN NGỌC THỊNH Q ỹ n hiên nhiên h gi i WWF i i a LÊ VŨ KHÔI Trường i h Kh a h T nhiên i h Q gia i Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis) là một loài vượn mới được xác định vị trí phân loại vào năm 2010 (Văn Ngọc Thịnh et al., 2010a, thuộc giống vượn mào đen Nomascus, họ Vượn Hylobatidae. Trước đây, Vượn đen má hung được xem là loài Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) vì chúng có nhiều đặc điểm hình thái ngoài giống nhau và chúng còn có âm tiếng hót giống với loài Vượn siki (Nomascus siki) (Konrad & Geissmann, 2006; Văn Ngọc Thịnh et al., 2010b; Văn Ngọc Thịnh et al., 2010c; Van Ngoc Thinh et al., 2010d). Dựa trên phân tích những khác nhau về âm học tiếng hót và gen, năm 2010, Văn Ngọc Thịnh et al., (2010a) đã mô tả và công bố đó là loài mới với tên gọi đầy đủ là Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler, Roos, 2010) (hình 1). nh 1 ư n má hung trung b (Nomascus annamensis) rên i ư i) ( nh: Tilo Nalder) Đến nay, đã ghi nhận được, Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis) phân bố ở Trung Bộ Việt Nam, Lào và Campuchia, vì thế có thể xem loài vượn này là loài đặc hữu Đông Dương (Rawson et al., 2011; Traehoklt et al., 2005...). 1623

Ở Việt Nam, N. annamensis phân bố từ phía Bắc sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) khoảng 16 40'-16 50' N đến phía Nam sông Ba (tỉnh Gia Lai và Phú Yên) khoảng 13 00'-13 10' N (Rawson et al.,; Van Ngoc Thinh, 2010...). Hiện nay tại Việt Nam, quần thể Vượn đen má hung trung bộ (N. annamensis) đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị săn bắt trái phép và mất môi trường sống. Vượn bị săn bắt vì mục đích thương mại như để làm vật nuôi trưng bày trong các vườn thú, làm nguyên vật dược liệu cho y học cổ truyền trong nước và cả xuất khẩu (Nguyễn Mạnh Hà, 2005; Văn Ngọc Thịnh et al., 2007; Nguyễn Quang Hoa Anh et al., 2010). Rừng nơi sinh sống của vượn bị mất và bị chia cắt do khai thác gỗ hợp pháp và bất hợp pháp hoặc chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp hoặc để xây dựng đường xá giao thông, đập thủy điện... đang xảy ra trên khu vực phân bố của N. annamensis (Nguyễn Mạnh Hà, 2005; Nguyễn Quang Hoa Anh et al., 2010). Nhưng những dẫn liệu khoa học để đánh giá mức độ nguy cấp, về tập tính, phân bố, cấu trúc quần thể, đặc điểm sinh học, sinh thái của Vượn đen má hung trung bộ vẫn còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Việc điều tra, nghiên cứu hiện trạng và sự phân bố các quần thể N. annamensis nói chung ở Việt Nam là điều rất cần thiết, cung cấp những dẫn liệu khoa học góp phần vào việc bảo tồn loài linh trưởng quý giá này. Với mục đích đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu sự phân bố các quần thể N. annamensis tại Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam qua tiếng hót của chúng. Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam có tổng diện tích vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt là 15.800ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Đông Giang và Tây Giang của tỉnh Quảng Nam. Toạ độ địa lý: 17 0 56 57 đến 18 0 05 25 vĩ độ Bắc; 105 0 51 07 đến 106 0 04 36 kinh độ Đông. Đây là khu vực núi thấp độ cao 600-1440m so với mặt nước biển, là sinh cảnh hết sức quan trọng của Sao la và nhiều loài động vật quý hiếm khác như Mang trường sơn, Trĩ sao, Rùa vàng... cũng là khu vực phân bố và sinh cảnh quan trọng của Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis). I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Xác định sự phân bố của vượn qua kế thừa thông tin và phỏng vấn Thu thập những thông tin ban đầu về đường mòn lên núi, tới những khu vực có tiềm năng gặp vượn, những nơi nghe được tiếng vượn hót. Trên cơ sở những dẫn liệu ban đầu đó, sơ bộ xác định các khu phân bố của các đàn trước khi tiến hành khảo sát thực địa trong khu vực nghiên cứu. - Phương pháp thu âm và phân tích tiếng hót của vượn Để thu thập các mẫu âm thanh tiếng hót của vượn trong tự nhiên, quá trình khảo sát thực địa được tiến hành qua các bươc sau: Sau khi thu thập thông tin, căn cứ vào địa hình khảo sát tại hiện trường, tiến hành lập bản đồ các tuyến khảo sát. Hầu hết các tuyến nằm dọc theo biên giới các tiểu khu rừng, nằm trên đỉnh các dông núi. Trong điều kiện bình thường có thể thu âm được tiếng hót của vượn từ khoảng cách 2km từ các đỉnh núi. Tiến hành lập các ô lưới (2km 2km) trên bản đồ, trong mỗi ô khảo sát chọn đỉnh núi cao nhất và chọn điểm cắm trại không quá xa với các điểm nghe được tiếng hót, khoảng cách từ điểm cắm trại đến điểm lắng nghe là khoảng 40 phút đến 1 giờ đi bộ. Tiếp sau đó di chuyển đến các điểm thu âm trên đỉnh núi đã chọn trước 5 giờ. Mục đích việc di chuyển lên các đỉnh là nhằm có thể nghe được nhiều hướng từ các đàn khác nhau quanh khu vực khảo sát. Tại các điểm thu âm, chuẩn bị máy thu âm IC Recorder do hãng Sony của Nhật, micro định hướng Mke 300 do Đức sản xuất. Khởi động máy sẵn sàng và bắt đầu thu âm khi nghe vượn hót. 1624

Quá trình khảo sát phải hạn chế tối đa việc gây tiếng động và các hoạt động có thể ảnh hưởng tới hoạt động tự nhiên của vượn. Khi nghe được vượn hót, nhóm khảo sát sẽ lặng lẽ tiếp cận vị trí để ghi lại tiếng hót bằng máy ghi âm để xác định chính xác âm thanh của vượn. Ngoài ra còn xác định hướng đàn vượn hót (góc phương vị). Dựa trên độ lớn âm thanh, bản đồ địa hình, sinh cảnh thực tế để xác định khoảng cách và vị trí phát ra tiếng hót của vượn. Quá trình thu âm kết hợp ghi chép các thông tin theo mẫu: Tọa độ, góc phương vị, khoảng cách ước tính, người thu, ngày thu, thời gian bắt đầu, kết thúc hót, loại tiếng hót, số lượng đàn, số con, giới tính, độ tuổi, thời gian mặt trời mọc... Khi nghe được trên hai nhóm vượn tại một điểm nghe hót thì ghi âm từng nhóm một và không di chuyển vị trí của micro định hướng để đảm bảo ghi âm được tiếng hót của vượn lớn hơn. Các thành viên trong nhóm sẽ được phân công để ghi nhận các đàn từ các hướng khác nhau. Sau khi thu âm, dựa vào những thông tin ghi chép, đưa lên bản đồ, file ghi âm được phân tích qua phần mềm Avisoft-SASLab Pro để xác định được vùng phân bố của loài. * Phân tích âm thanh: Phân tích tiếng hót của vượn từ những mẫu âm thanh thu được trong buổi sáng sớm, tiếp cận dựa trên phương pháp mô tả bởi Brockelman và Ali (1987). Khi nghe tiếng hót các thông tin: Thời gian hót, vị trí đàn và thành phần cá thể của đàn, góc phương vị được ghi nhận lại. Với thông tin này, nó đã có thể phân biệt tiếng hót từ các nhóm khác nhau. Vị trí nhóm được mô tả trên bản đồ để cho phép xác định lại vị trí các đàn một cách tốt nhất tất cả các nhóm trong khu vực quan sát. Khi nghi ngờ, đó là cùng một hoặc một nhóm gần đó đã được ghi nhận lặp lại, các dữ liệu sẽ bị loại và không phân tích thêm. Ghi âm tiếng hót của vượn bằng máy thu âm MARANTZ PMD 660 (Marantz, Nhật Bản, tỷ lệ lấy mẫu: 44,1 khz, độ phân giải 16 bit) và Micro định hướng Sennheiser, Đức (module điện K6 và đầu thu âm chuyên nghiệp ME 66 với kính chắn gió MZ 66 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả ghi âm và phân bố của vượn Sau 45 ngày khảo sát (từ 09/10/2012 đến 24/11/2012) và 30 ngày thu âm tiếng hót của vượn, đã tiến hành thu âm tại 10 đỉnh núi (mỗi đỉnh tương ứng 3 ngày). Vị trí tọa độ của 10 đỉnh thu âm tiếng hót của Vượn đen má hung tại Khu Bảo tồn Sao la Quang Nam được thể hiện ở bảng 1. Vị trí toạ độ của 10 đỉnh thu âm tiếng hót của Vượn đen má hung ng 1 Tên điểm Tọa độ (X) Tọa độ (Y) Tiểu khu Điểm 2 781684 1770166 25 Điểm 3 780518 1774312 23 Điểm 4 775147 1773455 22 Điểm 5 778004 1773058 23 Điểm 6 765599 1773082 12 Điểm 7 765261 1771879 12 Điểm 8 786310 1770820 36 Điểm 9 789064 1770281 36 Điểm 10 780971 1768299 26,38 1625

Các đỉnh chọn để thu âm tiếng hót của vượn là các đỉnh núi cao nhất trong các ô lưới (2km 2km) tương ứng với các ngôi sao đỏ ở hình 2. Kết quả thu âm tại các đỉnh cao nhất nhằm có thể thu hết âm thanh của các đàn Vượn phát ra trong bán kính 2km. Những dẫn liệu ở bảng 2 cho thấy, trong tháng 10 và tháng 11 năm 2012, hàng ngày Vượn đen má hung thường hót trong khoảng thời gian từ sau 5 giờ 30 phút đến 7 giờ 15 phút sáng tuỳ theo từng ngày và từng đàn, nhưng thường tập trung nhiều vào thời gian từ 6 giờ đến 7 giờ. Kết quả đã thu âm được tiếng hót của 13 đàn vượn (tương ứng với các chấm xanh ở hình 2) tại 3 ô lưới còn 7 ô lưới khác không thấy xuất hiện tiếng hót của vượn. Khu vực xuất hiện vượn và ghi âm được tiếng hót của vượn nằm ở tiểu khu 25 và 12 nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn Sao la Quang Nam. nh 2 ỉnh kh o sát và phân b ư n en h ng a anna en i t i Khu B o t n Sao la Qu ng Nam (tháng 10-11 nă 2012) Kết quả phân tích cũng cho thấy 5 mẫu âm trùng lặp của cùng một đàn và 6 mẫu âm nằm ngoài Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam do một số đỉnh núi cao nhất được chọn để thu âm nằm gần khu vực ranh giới khu bảo tồn với rừng phòng hộ (bảng 2), gần với tiểu khu 25 nên trong bảng 2 vẫn để ở vị trí ở tiểu khu 25. Tại các tiểu khu 12, 25 còn nhiều cây gỗ lớn, công tác bảo tồn được triển khai khá tốt. Việc ghi được 6 mẫu âm hót của vượn ngoài phạm vi của khu bảo tồn cho phép nghĩ rằng, cần thiết phải mở rộng diện tích Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam ra phía đó để có thể bảo tồn loài Vượn đen má hung này có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, còn 7 ô lưới khác cũng được bố trí ở vùng lõi của Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam, nhưng lại không ghi nhận được tiếng hót của vượn. Đặc biệt ở những khu vực bị tác động mạnh như gần nơi nương rẫy, đường Hồ Chí Minh, những nơi bị khai thác gỗ..., thì hoàn toàn không ghi nhận được tiếng hót của vượn. Điều đó chứng tỏ khu cư trú của Vượn đen má hung ở Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam chỉ ở trong khu rừng còn cây gỗ lớn, ít bị tác động ở tiểu khu 25 và 12 với diện tích không lớn. 1626

Kết quả thu âm tiếng hót của Vượn đen má hung (Nomascus annamensis) ở Khu Bảo tồn Sao la Quang Nam ng 2 Ngày Tọa độ (X) Tọa độ (Y) Độ cao đỉnh núi (m) Thời gian hót Tiểu khu Mẫu âm Tình trạng 19/10/2012 781506 1770138 1312 6:32:06-6:35:49 25 Mẫu 1 C 19/10/2012 781541 1769961 1312 5:58:38-6:04:20 25 Mẫu 14 Ngoài 19/10/2012 781543 1770025 1312 6:01:59-6:05:44 25 Mẫu 15 Ngoài 19/10/2012 781569 1770262 1312 6:55:53-7:00:36 25 Mẫu 23 C 20/10/2012 781815 1771660 1312 7:12:56-7:14:47 25 Mẫu 2 D 20/10/2012 781041 1769400 1312 5:43:25-5:53:37 25 Mẫu 16 Ngoài 20/10/2012 781562 1769477 1312 6:00:59-6:10:54 25 Mẫu 17 Ngoài 20/10/2012 781684 1770016 1312 6:17:29-6:18:26 25 Mẫu 18 Ngoài 20/10/2012 781662 1769917 1312 6:22:23-6:23:17 25 Mẫu 19 Ngoài 20/10/2012 781166 1772098 1312 6:59:08-7:00:06 25 Mẫu 24 D 6/11/2012 765924 1773813 856 6:02:00-6:18:15 12 Mẫu 3 6/11/2012 765391 1771900 856 5:53:47-6:04:40 12 Mẫu 20 A 6/11/2012 764516 1772891 856 5:47:38-6:02:47 12 Mẫu 12 A 7/11/2012 764565 1772706 856 5:51:48-6:02:47 12 Mẫu 4 7/11/2012 765329 1771810 856 5:55:35-6:10:08 12 Mẫu 5 8/11/2012 765329 1771810 856 6:15:10-6:25:55 12 Mẫu 6 8/11/2012 766022 1773988 856 7:07:12-7:16:44 12 Mẫu 7 8/11/2012 764502 1773159 856 6:12:00-6:18:00 12 Mẫu 21 A 9/11/2012 764859 1771306 890 5:45:42-5:57:13 12 Mẫu 8 9/11/2012 765601 1770833 890 6:04:50-6:14:07 12 Mẫu 22 B 10/11/2012 764392 1771646 890 5:52:21-6:03:52 12 Mẫu 9 10/11/2012 765348 1770883 890 5:47:40-5:58:33 12 Mẫu 13 B 11/11/2012 764509 1772153 890 5:34:42-5:47:20 12 Mẫu 10 11/11/2012 766027 1771236 890 5:52:39-6:11:01 12 Mẫu 11 Ghi chú: - Các mẫu âm 1 đến 13 là âm hót của 13 đàn vượn thu được tại điểm tương ứng chấm xanh trên hình. 2. - Các mẫu âm được ký hiệu bằng A, B,C, D là những âm hót trùng nhau của một đàn thu được vào những ngày khác nhau hoặc ở điểm khác nhau (ví dụ mẫu âm 23 trùng với mẫu âm 1 cùng được ký hiệu là C. - Ngoài: Ký hiệu cho các âm hót của vượn thu được ở ngoài phạm vi của Khu Bảo tồn, không ký hiệu ở trên sơ đồ 2. 1627

2. Phân tích âm học Phân tích 24 mẫu âm thanh thu được dựa trên sự khác biệt về thông tin: Thời gian hót, vị trí đàn và thành phần cá thể của đàn, góc phương vị được ghi nhận lại, sự sai khác nhất định tiếng hót của các cá thể đực và cá thể cái từ các quần thể khác nhau đã được thu thập. Âm điệu tiếng hót của Vượn đen má hung đực trưởng thành ngân nga, còn của con cái trưởng thành thì kêu to và khàn hơn (hình 3) Hình 3. Hình nh phổ âm thanh ti ng hót c a n c và con cái (Nomascus annamensis) qua phân tích từ phần m m Avisoft-SASLab Pro. III. KẾT LUẬN 30 ngày trong tháng 10 và 11 năm 2012 đã tiến hành thu âm được 24 mẫu âm tiếng hót của của 13 đàn Vượn đen má hung (Nomascus annamensis) ở 3 trong số 10 ô lưới (2km 2km) nằm trong tiểu khu 25 và 12 của Khu Bảo tồn Sao la Quang Nam. Trong số 24 mẫu âm thu được có 5 mẫu âm trùng lập, 6 mẫu âm thu được ở ngoài ranh giới của Khu Bảo tồn; Vượn đen má hung chỉ phân bố ở khu rừng còn cây gỗ lớn. Đã có kết quả bước đầu phân tích âm học của Vượn đen má hung ở Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quang Hòa Anh, Thái Minh Bảo, Maria Sarah Brook, Văn Ngọc Thịnh, 2010. Báo cáo tình trạng phân bố, đánh giá mối đe dọa và giải pháp bảo tồn cho loài Vượn đen má trắng tại hai Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền-Đắk Rông. Báo cáo kỹ thuật số 1: Dự án bảo tồn Vượn, F Greater Mekong & F Chương trình Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. 2. Konrad R., T. Geissmann, 2006. Vocal Diversity and Taxonomy of Nomascus in Cambodia, International Journal of Primatology, DOI: 10.1007/s10764-006-9042. 3. Rawson B. M., Paul Insua-Cao, Nguyen Manh Ha, Van Ngoc Thinh, Hoang Minh Duc, Simon Mahood, Thomas Geissmann and Christian Roos, 2011. The Conservation Status of Gibbons in Vietnam, Printed in Hanoi by: Phu Sy Printing. 4. Traeholt C., Roth Bunthoeun, Ben Rawson, Mon Samuth, Chea Virak, Sok Vuthin, 2005. Status review of pileated gibbon, Hylobates pileatus and yellow-cheeked crested gibbon, Nomascus gabriellae, in Cambodia, Fauna & Flora International. 5. Van Ngoc Thinh, Alan R. Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Tilo Nadler, Christian Roos, 2010a. A new species of crested gibbon, from the central Annamite mountain range, Vietnamese Journal of Primatology 4, 1-12. 6. Van Ngoc Thinh, Benjamin rawson, Chris Hallam, Marina Kenyon, Tilo Nadler, Lutz Walter, Christian Roos, 2010b. Phylogeny and Distribution of Crested Gibbons (Genus Nomascus) Based on Mitochondrial Cytochrome b Gene Sequence Data, American Journal of Primatology 71: 1-8. 7. Van Ngoc Thinh, T. Nadler, C. Roos, K. Hammerschmidt, 2010d. Taxon-specific vocal characteristics of crested gibbons (Nomascus spp.), Pages 121-132 in T. Nadler, B. M. Rawson, and Van Ngoc Thinh, editors. Conservation of Primates in Indochina.Frankfurt Zoological Society and Conservation International, Hanoi, Vietnam. 1628

FIRST RESULTS ON DISTRIBUTION OF NORTHERN BUFFED-CHEEKED (Nomascus annamensis) IN QUANG NAM SAO LA NATURE RESERVE NGUYEN VAN THIEN, VAN NGOC THINH, LE VU KHOI SUMMARY In total 30 days of October and November 2012, we conducted study on recording the songs of 24 samples from 13 groups of Northern buffed-cheeked (Nomascus annamensis) and 13 groups of gibbons in 3 compartments out of 10 compartments (2km 2km), which located in 25 and 12 forest compartment at Quang Nam Sao la Nature Reserve. 5 samples from these 24 samples were duplicated recorded, 6 sing samples were collected from outside the protected area. Northern buffed-cheeked (Nomascus annamensis) distributed only in the big tree forest. Our acoustic analysis of northern buffed-cheeked (Nomascus annamensis) in Quang Nam Sao la Nature Reserve is the first one. 1629