ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY LỰC MỘT CHIỀU (1D) KẾT HỢP VỚI HAI CHIỀU (2D) TRÊN ĐOẠN SÔNG HẬU

Similar documents
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LƯU LƯỢNG VÀ MỰC NƯỚC SÔNG HỒNG MÙA KIỆT

TÀI LIỆU Hướng dẫn cài đặt thư viện ký số - ACBSignPlugin

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG

CÀI ĐẶT MẠNG CHO MÁY IN LBP 3500 và LBP 5000

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU

Tng , , ,99

PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT

Các bước trong phân khúc thi truờng. Chương 3Phân khúc thị trường. TS Nguyễn Minh Đức. Market Positioning. Market Targeting. Market Segmentation

5/13/2011. Bài 3: Báo cáo kết quả kinh doanh. Nội dung. Trình bày báo cáo kết quả kinh doanh

Bài 15: Bàn Thảo Chuyến Du Ngoạn - cách gợi ý; dùng từ on và happening

Chúng ta cùng xem xét bài toán quen thuộc sau. Chứng minh. Cách 1. F H N C

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN ORACLE

Ths. Nguyễn Tăng Thanh Bình, Tomohide Takeyama, Masaki Kitazume

CMIS 2.0 Help Hướng dẫn cài đặt hệ thống Máy chủ ứng dụng. Version 1.0

BIÊN DỊCH VÀ CÀI ĐẶT NACHOS

nhau. P Z 1 /(O) P Z P X /(Y T ) khi và chỉ khi Z 1 A Z 1 B XA XB /(Y T ) = P Z/(O) sin Z 1 Y 1A PX 1 P X P X /(Y T ) = P Z /(Y T ).

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG QUÝ 3, 2015

Hiện nó đang được tân trang toàn bộ tại Hải quân công xưởng số 35 tại thành phố Murmansk-Nga và dự trù trở lại biển cả vào năm 2021.

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC

So sánh các phương pháp phân tích ổn định nền đường đắp

ĐIỀU KHIỂN ROBOT DÒ ĐƯỜNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PWM

CHƯƠNG IX CÁC LỆNH VẼ VÀ TẠO HÌNH (TIẾP)

NATIVE ADS. Apply from 01/03/2017 to 31/12/2017

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG TẤM ĐẾN BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU THỦY

khu vực ven biển Quảng Bình - Quảng Nam

Định hình khối. Rèn kim loại

Model SMB Lưỡi dao, bộ phận cảm biến nhiệt và lòng bình bằng thép không gỉ 304 an toàn cho sức khỏe.

Xác định phân bố không gian của các hằng số điều hòa thủy triều tại vùng biển vịnh Bắc Bộ

Tiến tới hoàn thiện và triển khai hệ thống mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo biển Việt Nam

MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM

Bottle Feeding Your Baby

khu vực Vịnh Nha Trang

QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nguyễn Thọ Sáo* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012

Abstract. Recently, the statistical framework based on Hidden Markov Models (HMMs) plays an important role in the speech synthesis method.

PHÂN PHỐI CHUẨN. TS Nguyen Ngoc Rang; Website: bvag.com.vn; trang:1

Điểm Quan Trọng về Phúc Lợi

Hướng dẫn cài Windows 7 từ ổ cứng HDD bằng ổ đĩa ảo qua file ISO bằng hình ảnh minh họa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02/2014/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 THÔNG TƯ

Chương 3: Chiến lược tìm kiếm có thông tin heuristic. Giảng viên: Nguyễn Văn Hòa Khoa CNTT - ĐH An Giang

The W Gourmet mooncake gift sets are presently available at:

Giáo dục trí tuệ mà không giáo dục con tim thì kể như là không có giáo dục.

SỬ DỤNG ENZYME -AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG

BÀI TẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ (Học kỳ 3. Năm )

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ

Bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu được dịch từ tiếng Anh tại đây: Thông tin liên hệ:

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC Quyền Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý vị

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9386:2012. Xuất bản lần 1. Design of structures for earthquake resistances-

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI IC3 IC3 REGISTRATION FORM

TÍNH CHUYỂN TỌA ĐỘ GIỮA HỆ TỌA ĐỘ QUỐC TẾ WGS84 VÀ HỆ TỌA ĐỘ QUỐC GIA VN2000 ỨNG DỤNG TRONG ĐỊNH VỊ TRÊN BIỂN

Phương thức trong một lớp

Trịnh Minh Ngọc*, Nguyễn Thị Ngoan

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

SB 946 (quy định bảo hiểm y tế tư nhân phải cung cấp một số dịch vụ cho những người mắc bệnh tự kỷ) có ý nghĩa gì đối với tôi?

Savor Mid-Autumn Treasures at Hilton Hanoi Opera! Gìn giữ nét đẹp cổ truyền

BẢN TIN THÁNG 05 NĂM 2017.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1):

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ

TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG, NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

Ô NHIỄM ĐẤT, NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

TCVN 3890:2009 PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG WEB

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ PHỤT VỮA CAO ÁP ĐỂ GIÁ CỐ HẦM METRO SỐ 1 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLASH PROFILE TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI

CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

GIỚI THIỆU. Nguồn: Nguồn:

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỚI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Những Điểm Chính. Federal Poverty Guidelines (Hướng dẫn Chuẩn Nghèo Liên bang) như được

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TRAI TAI TƯỢNG VẢY (Tridacna squamosa Lamack, 1819)

Sổ tay cài đặt Ubuntu từ live CD

KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH SINH HỌC VÀ LÝ HỌC CỦA NƯỚC ĐẦM THỦY TRIỀU, KHÁNH HÒA

Chương 17. Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN

BẢN TIN THÁNG 09 NĂM 2015

Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015

PHÂN TÍCH MÓNG CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ KỸ THUẬT LẬP MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CỌC-ĐẤT PHI TUYẾN

Các phương pháp thống kê mô tả cho dữ liệu chéo

AT INTERCONTINENTAL HANOI WESTLAKE 1

sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam

HỌC SINH THÀNH CÔNG. Cẩm Nang Hướng Dẫn Phụ Huynh Hỗ Trợ CÁC LỚP : MẪU GIÁO ĐẾN TRUNG HỌC. Quốc Gia mọitrẻ em.mộttiếng nói

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI DNSSEC TẠI CÁC NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

Thiết bị quang~ Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên

Biên tập: Megan Dyson, Ger Bergkamp và John Scanlon

Đường thành phố tiểu bang zip code. Affordable Care Act/Covered California Tư nhân (nêu rõ): HMO/PPO (khoanh tròn)

Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa nguồn

Chương1: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG CORELDRAW

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 4-1: 2010/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ĐIỀU VỊ

Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Điện Biên

SAVOR MID-AUTUMN FESTIVAL WITH HILTON

PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT SẢN PHẨM KHÍ, CONDENSATE MỎ THÁI BÌNH NHẰM BỔ SUNG CHO HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DẦU KHÍ VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ĐẦU MÙA TỚI ĐỘ DÀY QUANG HỌC SOL KHÍ TẠI BẠC LIÊU

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP. Rules for the Classification and Construction of Sea - going Steel Ships

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TUYẾN KÈ TẠO BÃI VEN BIỂN TÂY TỈNH CÀ MAU

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRÍCH LY TINH DẦU TỪ LÁ TÍA TÔ

Mô phỏng nước dâng do bão kết hợp với thủy triều khu vực ven bờ Thừa Thiên Huế

Transcription:

DOI:10.22144/ctu.jvn.2016.514 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY LỰC MỘT CHIỀU (1D) KẾT HỢP VỚI HAI CHIỀU (2D) TRÊN ĐOẠN SÔNG HẬU Phạm Lê Mỹ Duyên 1, Nguyễn Văn Bé 1, Đặng Trâm Anh 2 và Văn Phạm Đăng Trí 1 1 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ 2 Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 26/04/2016 Ngày chấp nhận: 29/08/2016 Title: Combined one- and twodimensional hydraulic modelling for simulating a section of the Hau river along the Can Tho city Từ khóa: Mô hı nh thu y lư c một chiều kết hợp hai chiê u, mô hình thủy lực, đặc tính thủy lực Keywords: Combined 1D and 2D, hydraulic modelling, hydraulic properties ABSTRACT The study presented the development of a two-dimensional (2D) domain nested in a one-dimensional (1D) hydraulic modelling by a new version of the HEC-RAS hydraulics model (version 5.0) in a river section of the Hau River running along the Can Tho city. The main objective of the research was to assess the applicability of the 2D hydraulic model nested in a 1D hydraulic model in the study river section to provide better understanding on hydraulic properties of surface water flow (e.g. flow direction and velocity at each considered position) during the dry period (from April to May in 2012). Input data of the 2D domain were developed based on the outputs of the 1D model (which was fully calibrated and validated). The study set a stage for subsequent studies about potential impacts of flow on river morphological changes. TÓM TẮT Nghiên cứu trình bày việc phát triển mô hình thủy lực hai chiều (2D) kết nối vào trong mô hình 1 chiều (1D) bằng phần mềm HEC-RAS mới (phiên bản 5.0) trên một đoạn sông thuộc nhánh sông Hậu chảy dọc thành phố Cần Thơ. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá khả năng áp dụng mô hình thủy lực 2D kết nối trong mô hình thủy lực 1D trên đoạn sông nghiên cứu, nhằm cung cấp thông tin cụ thể hơn về đặc tính thủy lực của dòng chảy (hướng dòng chảy, vận tốc dòng chảy tại từng vị trí) vào mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2012). Các thông số đầu vào của khu vực 2D được xuất từ kết quả của mô hình 1D (đã hiệu chỉnh và kiểm định). Nghiên cứu cũng là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp sau về tác động của dòng chảy đến địa mạo của sông. Trích dẫn: Phạm Lê Mỹ Duyên, Nguyễn Văn Bé, Đặng Trâm Anh và Văn Phạm Đăng Trí, 2016. Ứng dụng mô hình thủy lực một chiều (1D) kết hợp với hai chiều (2D) trên đoạn Sông Hậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45a: 82-89. 1 GIỚI THIỆU Hiện nay, mô hình toán thủy lực đã và đang trở thành một công cụ thích hợp, hỗ trợ trong lĩnh vực quản lý và dự đoán sự thay đổi của nguồn tài nguyên nước (Trần Hồng Thái et al., 2007; Phan Viết Chính, 2011). Việc ứng dụng mô hình toán thủy lực một chiều (1D) nhằm đánh giá động thái nguồn tài nguyên nước mặt dưới tác động của sự thay đổi điều kiện khí hậu và cơ sở hạ tầng thủy lợi đã được phát triển cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số vùng nhỏ hơn như Tứ giác Long Xuyên và các vùng ven biển) (Reiner Wassmann et al., 2004; Le Thi Viet Hoa et al., 2006; Dinh Nhat Quang et al., 2012; Văn Phạm Đăng Trí et al., 2012b; a; Lâm Mỹ Phụng et al., 82

2013). Trên thế giới, mô hình hai chiều (2D) và ba chiều (3D) đã được áp dụng khá phổ biến (BinLiang Lin et al., 2006; Pascal Finaud-Guyot et al., 2011; E. Bladé et al., 2012; Zoltan Horvat et al., 2015); mặc dù vậy, việc áp dụng nhóm mô hình có tính phức tạp về tính toán và yêu cầu về số liệu đầu vào vẫn còn khá mới và chưa được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu ở ĐBSCL. Việc kết hợp giữa 2 nhóm mô hình (1D và 2D) là cần thiết nhằm xác định động thái thủy lực chung của hệ thống sông lớn / phức tạp và xác định động thái thủy lực cụ thể ở một số vị trí quan trọng cần quan tâm cũng như khắc phục được tình trạng thiếu dữ liệu đầu vào khi xây dựng mô hình 2D riêng biệt. Theo Zoltan Horvat et al. (2015), chế độ dòng chảy và sự vận chuyển bùn cát trong sông lòng nền phù sa ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hình dạng và địa mạo của lòng sông. Tình trạng thay đổi địa mạo lòng sông Hậu (xói lở và bồi lắng bờ sông) đang là vấn đế quan tâm hiện nay do tác động của sự thay đổi chế độ dòng chảy do sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và việc xây dựng các công trình thủy lợi trên sông Hậu (Lam Dao Nguyen et al., 2011). Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực địa mạo lòng sông, xói lở hoặc bồi lắng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi điều kiện thủy văn môi trường của lưu vực sông Mekong. Vì vậy, nghiên cứu đã được thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng áp dụng mô hình toán thủy lực hai chiều (2D) kết hợp với 1 chiều (1D); đồng thời, tìm hiểu thêm đặc tính thủy lực dòng chảy trên một phần đoạn sông Hậu. Từ đó, nghiên cứu còn giúp cho việc tìm hiểu chi tiết hơn về đặc tính thủy lực (vận tốc, lưu lượng, mực nước dòng chảy tại mỗi điểm khác nhau trên một mặt cắt ngang) ở những khu vực quan tâm. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đoạn sông Hậu từ phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn đến phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ được chọn để phát triển mô hình hai chiều kết hợp với mô hình một chiều (xây dựng cho sông Hậu, từ trạm đo thủy văn Châu Đốc tỉnh An Giang đến trạm đo thủy văn Cần Thơ thuộc Thành phố Cần Thơ) (Hình 1). Hình 1: Bản đồ khu vực nghiên cứu 2.2 Mô hình HEC-RAS Mô hình phân tích dòng chảy HEC-RAS (Hydrological Engineering Centre - River Analysis System) (phiên bản 2D, 5.0) được thiết kế bởi trung tâm công trình thủy văn của Cục Kỹ thuật Công trình Quân đội Hoa Kỳ (Gary W. Brunner, 2016). Phần mềm này vừa mới được cải tiến, bổ sung khả năng mô phỏng dòng chảy không ổn định 2 chiều (2D) và mô hình 1D kếp hợp với 2D. Phần mềm vừa mới được đưa ra sử dụng vào tháng 3 năm 2016 (http://www.hec.usace.army.mil/ software/hec-ras/). Phần mềm được phát triển dựa trên phương trình Saint Venant (2.1) và phương trình khuếch tán sóng (2.2). Hình 2 thể hiện dòng chảy 1 chiều và 2 chiều qua một đoạn sông trong mô hình. 83

or (with C=1.0) or (with C=1.0) Trong đó: C: hệ số Courant V: vận tốc sóng (m/s) (2.1) (2.2) : bước thời gian tính toán (s); : kích thước trung bình của ô lưới (m) Trong đó: C: hệ số Courant V: vận tốc sóng (m/s) : bước thời gian tính toán (s); : kích thước trung bình của ô lưới (m) Hình 2: Mô phỏng dòng chảy một và hai chiều trong một đoạn sông 2.3 Các bước xây dựng mô hình Mô hình 2D kết hợp với 1D được phát triển dựa trên mô hình 1D đã được xây dựng cho sông Hậu (Bài báo Ứng dụng mô hình thủy lực một chiều mô phỏng dòng chảy trong hai tháng mùa khô trên sông Hậu đã được chấp nhận đăng trên tạp chí Đại học Cần Thơ); bao gồm các bước sau: Bước 1: Gán hệ tọa độ cho mạng lưới sông và tạo bản đồ địa hình thông qua RAS-Mapper trên HEC-RAS phiên bản 5.0. Mạng lưới sông thuộc khu vực của ĐBSCL nên hệ tọa độ được gán là UTM 48N. Dữ liệu địa hình (Digital Elevation Model - DEM) được thu thập từ Ủy ban sông Mekong (Halcrow Group Limited, 2004) kết hợp với mặt cắt của sông để tạo ra bản đồ cao độ của đáy sông cho khu vực nghiên cứu thông qua phương pháp hiệu chỉnh lớp dữ liệu địa hình dựa vào mặt cắt trong phần mềm HEC-RAS phiên bản 5.0. Bước 2: Tạo khu vực đoạn sông 2D trên đoạn sông Hậu từ mạng lưới sông 1D phát triển cho sông Hậu. Sau đó, các ô lưới được tạo trong vùng 2D, mỗi ô lưới tạo ra sẽ gồm 3 đặc trưng (điểm trung tâm, điểm góc và bề mặt các ô lưới). 84 Bước 3: Kết hợp biên dưới của mô hình 1D với khu vực 2D để tạo thành mô hình 2D kết hợp trong mô hình 1D và tiến hành mô phỏng. Hình 43 dưới đây trình bày tiến trình xây dựng mô hình 1D kết hợp 2D. Hình 3: Tiến trình xây dựng mô hình

3 KÊ T QUA VÀ THA O LUÂṆ 3.1 Kết qua xây dựng mô hình Mô hình một chiều đã được xây dựng gồm có 2 biên đầu vào (lưu lượng tại trạm Châu Đốc và Vàm Nao), và 20 biên đầu ra (mực nước tại trạm Rạch Giá và Cần Thơ) (Phạm Lê Mỹ Duyên và ctv. đã được chấp nhận đăng). Khu vực dòng chảy hai chiều được xây dựng bên trong mô hình 1D này. Biên lưu lượng và mực nước của mô hình hai chiều sẽ được gán dựa trên kết quả thủy lực của mô hình 1D đã được hiệu chỉnh và kiểm định tại các vị trí như Hình 4. Hình 4: Mạng lưới sông 1 chiều kết hợp với vùng đoạn sông 2 chiều được xây dựng trong mô hình HEC-RAS 3.2 Kết quả mô phỏng thủy lực mô hình 1D kết hợp với 2D Mô hình được mô phỏng trong giai đoạn từ 01/4/2012 đến 31/5/2012. Hệ số nhám thủy lực được gán trong vùng 2D là 0,022. Hệ số này được thay đổi thông qua phương pháp thử sai cho đến khi tìm ra được hệ số nhám thích hợp với kết quả mô phỏng phù hợp với kết quả thực đo; đây cũng là bước hiệu chỉnh mô hình. Kết quả mô phỏng có thể đưa ra những nhận định sâu hơn về kết quả thủy lực cũng như xem xét về sự thay đổi địa mạo lòng sông. Hướng dòng chảy trong mô hình được chia thành: theo chiều dọc của dòng chảy (từ Châu Đốc về Cần Thơ và ngược lại) và hướng qua hai bên bờ (Hình 5A). Kết quả mô hình còn cho thấy được sự phân bố dòng chảy qua hai bên bờ khác nhau theo thời gian (Hình 5A và Hình 5B). Các mũi tên trong Hình 5 ngoài việc thể hiện hướng của dòng chảy mà độ lớn của mũi tên còn thể hiện sự khác biệt vận tốc dòng chảy giữa các ô lưới. Ví dụ, đối với khu vực gần bờ thì độ lớn của mũi tên thường nhỏ hơn so với ở khu vực giữa dòng sông do vận tốc dòng chảy giữa dòng thường lớn hơn 2 bên bờ. Ngoài ra, nếu mũi tên hướng về phía bờ với vận tốc lớn thì phía bờ đó có khả năng bị xói lở (Hình 5A). Vận tốc dòng chảy tại các ô lưới khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Vì thế, nghiên cứu đã xem xét sự khác biệt vận tốc dòng chảy tại hai bên bờ của mặt cắt 1 (bắt đầu đoạn cong), mặt cắt 2 (nằm trong đoạn cong) và mặt cắt 3 (kết thúc đoạn cong) (Hình 4). Việc so sánh vận tốc dòng chảy tại khúc quanh của đoạn sông giúp cho việc xem xét hướng dòng chảy đổ về phía bên nào nhiều hơn; từ đó, mô hình có thể giúp dự báo đoạn sông có thể bị sạt lở hay bồi tụ; đây là ưu điểm của việc kết hợp thêm đoạn sông 2D trong mô hình 1D và cũng khắc phục được hạn chế của mô hình 1D (chỉ xem xét dòng chảy trung bình tại một mặt cắt và không xem xét đến dòng chảy ngang, gây sạt lỡ bờ). Vận tốc dòng chảy tại bờ trái, bờ phải và vận tốc trung bình của mặt cắt 1 có cùng pha dao động (Hình 6); tuy nhiên, biên độ dao động giữa hai bên bờ thì khác nhau rõ rệt. Vận tốc ở giữa sông thường lớn hơn so với hai bên bờ (dựa vào độ lớn các mũi tên ở Hình 5); vì vậy, vận tốc trung bình cho cả mặt cắt cao hơn so với vận tốc ở bờ trái và vận tốc ở bờ phải (Hình 6). Vận tốc dòng chảy tại bờ bên trái cao hơn so với bờ bên phải; điều này chứng tỏ rằng dòng chảy đổ về bên trái nhiều hơn so với bên phải. 85

Hình 5: Hướng dòng chảy khu vực 2D lúc 7h ngày 10/4/2012(A) và 23h ngày 10/4/2012 (B) tại đoạn cong (mặt cắt 2) của vùng đoạn sông 2D 86

Đối với vận tốc của mặt cắt 2 (đoạn cong) và mặt cắt 3 (kết thúc đoạn cong), đặc tính dòng chảy cũng giống như đối với mặt cắt 1 (Hình 7). Tại mặt cắt 2, dòng chảy có hướng về phía bờ phải tại một số thời điểm trong giai đoạn nghiên cứu (điển hình như Hình 5A); tuy nhiên, vận tốc bên bờ phải nhỏ Hình 6: Vận tốc tại mặt cắt 1 hơn so với bờ trái (Hình 7A). Trong quá trình khảo sát thực địa nhận thấy bên phía bờ phải của đoạn cong có một cồn nổi tạo thành bãi lài ở bờ phải của đoạn cong; vì thế, vận tốc bờ phải nhỏ hơn so với bờ trái (Hình 8). Hình 7: Vận tốc tại mặt cắt 2 (A) và 3 (B) 87

Tại mặt cắt 3, vận tốc tại bờ phải vẫn thấp hơn so với bờ trái nhưng có xu hướng tăng lên so với hai mặt cắt còn lại (Hình 7B). Mặt cắt 3 cũng là mặt cắt kết thúc đoạn cong trong vùng 2D. Khi mô phỏng dòng chảy một chiều, vận tốc tại một mặt cắt là vận tốc trung bình và không có sự khác biệt giữa các vị trí khác nhau trên một mặt cắt. Đây là sự khác biệt giữa mô phỏng dòng chảy 1 chiều và 2 chiều. Đối với khu vực cách biên trên của đoạn sông Hình 8: Bãi lài tại đoạn cong 2D khoảng 4 m thuộc xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, dòng chảy thường hướng về hai bên bờ phải nên có nguy cơ sạt lỡ cao. Khu vực này bắt đầu hợp lưu từ hai nhánh sông thuộc sông Hậu nên vận tốc ở đoạn đầu này cũng cao hơn so với những khúc sông khác. Theo như quá trình khảo sát thực địa thì khu vực ven sông Hậu thuộc xã Tân Hòa đang chịu tình trạng xói lở bờ sông do tác động của dòng chảy, một số đoạn phải thực hiện kè (bằng đất, cây, đá ) để bảo vệ bờ sông (Hình 9). A B 4 KẾT LUẬN Hình 9: Xói lở bờ sông (A) và người dân đắp kè đất để bảo vệ bờ sông (B) Ứng dụng kết hợp mô hình thủy lực 1D với 2D đã được xây dựng trên đoạn sông 10 km thuộc nhánh sông Hậu đã khắc phục được những hạn chế của mô hình dòng chảy 1D. Kết quả mô hình trong khu vực đoạn sông 2D cho thấy được những chi tiết cụ thể về đặc tính thủy lực của dòng sông, giúp cho việc phản ánh được tác động của dòng chảy đến sự thay đổi địa mạo lòng sông. Nghiên cứu đã cho thấy được khả năng áp dụng mô hình 1D kết hợp với 2D trong đoạn sông đơn nhánh, lòng phù sa và cũng mở ra triển vọng đối với nghiên cứu việc mô hình toán thủy lực 2D để tìm hiểu về sự thay đổi địa mạo lòng sông trong bối cảnh vấn đề sạt lở đang xảy ra nghiêm trọng ở ĐBSCL. Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả thủy lực của mô hình 2D được phát triển đối với dòng chảy ngang vẫn chưa được kiểm chứng lại so với diễn 88

biến thực tế do không có nguồn số liệu đo đạc. Do vậy, nghiên cứu đề xuất việc đo đạc thực địa (mực nước, vận tốc tại các vị trí và hướng dòng chảy khác nhau) để thực hiện bước hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thông qua việc điều chỉnh hệ số nhám cho phù hợp với thực tế cũng như có thể xây dựng mô hình 2D riêng biệt. TA I LIÊỤ THAM KHA O BinLiang Lin, Jon M.Wicks, Roger Alexander Falconer, and Konrad Adams. 2006. Integrating 1D and 2D hydrodynamic models for flood simulation. Water Manag. 159(1): 19 25Available at http://www.atyponlink.com/telf/doi/pdf/10.1680/wama.2006.159. 1.19. Dinh Nhat Quang, S. Balica, I. Popescu, A.Jonoski, and Đinh Nhật Quang. 2012. Climate change impact on flood hazard, vulnerability and risk of the Long Xuyen Quadrangle in the Mekong Delta. Int. J. River Basin Manag. 10(1): 103 120. E. Bladé, M. Gómez-Valentín, J. Dolz, J.L. Aragón- Hernández, G. Corestein, and M. Sánchez-Juny. 2012. Integration of 1D and 2D finite volume schemes for computations of water flow in natural channels. Adv. Water Resour. 42: 17 29. Gary W. Brunner. 2016. HEC-RAS River Analysis System, 2D Modeling User s Manual Version 5.0. Inst. Water Resour. Hydrol. Enginrring Cent. Halcrow Group Limited. 2004. Technical Reference Report DSF 620. SWAT and IQQM Models. Water Utilisation Project Component A: Development of Basin Modelling Package and Knowledge Base (WUP-A),. Mekong River Comm. Lam Dao Nguyen, Pham Bach Viet, Nguyen Thanh Minh, Pham Thi Mai Thy, and Hoang Phi Phung. 2011. Change Detection of Land Use and Riverbank in Mekong Delta, Vietnam Using Time Series Remotely Sensed Data. J. Resour. Ecol. 2(4): 370 374. Lâm Mỹ Phụng, Văn Phạm Đăng Trí, and Trần Quốc Đạt. 2013. Ứng dụng mô hình toán thủy lực một chiều đánh giá và dự báo tình hình xâm nhập mặn trên hệ thống sông chính trên đại bàn tỉnh Trà Vinh. Tạp chí khoa học - Đại học Cần Thơ 25: 68 75. Pascal Finaud-Guyot, Carole Delenne, Vincent Guinot, and Cécile Llovel. 2011. 1D 2D coupling for river flow modeling. Comptes Rendus Mécanique 339(4): 226 234Available at http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/ S163107211100026X. Phạm Lê Mỹ Duyên, Nguyễn Văn Bé, and Văn Phạm Đăng Trí. 2016. Ứng dụng mô hình thủy lực một chiều mô phỏng dòng chảy trong hai tháng mùa khô trên sông Hậu. Được chấp nhận đăng trên Tạp chí khoa học - Đại học Cần Thơ. Phan Viết Chính. 2011. Ứng dụng mô hình toán đánh giá chất lượng nước hạ lưu sông Đồng Nai đến năm 2020. Tạp chí khoa học - Đại học Đông Á 4: 40 53. Reiner Wassmann, Nguyen Xuan Hien, Chu Thai Hoanh, and To Phuc Tuong. 2004. Sea level rise affecting the VietnameseMekong Delta: Water elevation in the flood season and implications for rice production. Clim. Chang. 66: 89 107. Le Thi Viet Hoa, Nguyen Huu Nhan, Eric Wolanski, Tran Thanh Cong, and Haruyama Shigeko. 2006. The combined impact on the flooding in Vietnam s Mekong River delta of local manmade structures, sea level rise, and dams upstream in the river catchment. Estuar. Coast. Shelf Sci. 71: 110 116. Trần Hồng Thái, Vương Xuân Hòa, and Nguyễn Văn Thao. 2007. Ứng dụng mô hình toán học tính toán dự báo xu thế biến đổi chất lượng nước phụ thuộc vào các kịch bản kinh tế xã hội lưu vực sông Sài Gòn, Đồng Nai. Hội thảo khoa học - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường 10: 304 313. Văn Phạm Đăng Trí, I. Popescu, A. van Griensven, D. Solomatine, Nguyễn Hiếu Trung, and A. Green. 2012a. A study of the climate change impacts on fluvial flood propagation in the Vietnamese Mekong Delta. Hydrol. Earth Syst. Sci. Discuss. 9(6): 7227 7270. Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung, and Nguyễn Thành Tựu. 2012b. Flow dynamics in the Long Xuyen Quadrangle under the impacts of full-dyke systems and sea level rise. VNU J. Sci. Earth Sci. 28: 205 214. Zoltan Horvat, Mirjana Isic, and Miodrag Spasojevic. 2015. Two dimensional river flow and sediment transport model. Env. Fluid Mech 15: 595 625. 89