TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS

Size: px
Start display at page:

Download "TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS"

Transcription

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HÀ XUÂN BỘ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI HÀ NỘI, 2015

2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HÀ XUÂN BỘ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH HÀ NỘI, 2015

3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2015 Tác giả Hà Xuân Bộ i

4 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ hết sức quý báu của các cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới GS. TS. Đặng Vũ Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Đức Lực đã giúp đỡ và có những lời khuyên quý báu cho luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thuỷ sản, các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng; Ban Giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả Hà Xuân Bộ ii

5 MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình viii MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2 Mục tiêu của đề tài 2 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 4 Những đóng góp mới của luận án 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Tính trạng số lượng Hệ số di truyền (h 2 ) Giá trị giống Hiệu quả chọn lọc Khả năng sản xuất của lợn Lợn Piétrain cổ điển và dòng Piétrain kháng stress Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch và yếu tố ảnh hưởng Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái và yếu tố ảnh hưởng Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt, chất lượng thịt và yếu tố ảnh hưởng Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tình hình nghiên cứu trong nước 30 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress 39 iii

6 2.2.2 Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress Phương pháp nghiên cứu Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress 50 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Piétrain kháng stress Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress Ước tính giá trị giống và sử dụng giá trị giống chọn lọc đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress 79 CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress Phẩm chất tinh dịch lợn đực Piétrain kháng stress Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress Ước tính giá trị giống và sử dụng giá trị giống chọn lọc đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị 107 Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án 108 Tài liệu tham khảo 109 Phụ lục 123 iv

7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLUP CC, CT, TT DFD GLM H-FABP LSM ME MTDFREML PiDu PiDu25 PiDu50 PiDu75 PSE RN Best Linear Unbiased Predictions (dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất) Các kiểu gen halothane Dark, Firm, Dry (thịt sẫm màu, cứng, khô) General Linear Model (Mô hình tuyến tính tổng quát) Heart Fatty Acid-Binding Protein Least Square Mean (trung bình bình phương nhỏ nhất) Metabolisable Energy (Năng lượng trao đổi) Multiple Trait Derivative-Free Restricted Maximum Likelihood Lợn lai Piétrain x Duroc Lợn lai 25% Piétrain kháng stress x 75% Duroc Lợn lai 50% Piétrain kháng stress x 50% Duroc Lợn lai 75% Piétrain kháng stress x 25% Duroc Pale, Soft, Exudative (thịt nhợt màu, mềm nhão, rỉ dịch) Rendement Napole (Acid Meat Gene) v

8 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn của lợn nái Quy trình vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn của lợn Piétrain kháng stress Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của thế hệ đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của trại đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của mùa đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của thế hệ đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của trại đến khả năng sinh sản của nái Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của trại đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 70 vi

9 3.17 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain kháng stress Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất của lợn Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất của lợn Piétrain kháng stress Ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt Năng suất thân thịt của lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và tính biệt Chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và tính biệt Thành phần hóa học thịt lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và tính biệt Khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khối lượng ở các độ tuổi, tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc Hệ số di truyền ước tính của các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc Giá trị kiểu hình và giá trị giống ước tính được về tăng khối lượng trung bình hàng ngày (g/ngày) Giá trị giống ước tính của lợn đực và tăng khối lượng trung bình hàng ngày đời con (g/ngày) Giá trị giống ước tính của các nhóm đực giống chọn lọc và kết quả về tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở đời con (g/ngày) 81 vii

10 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1 Nồng độ tinh trùng qua các thế hệ Tổng số tinh trùng tiến thẳng theo mùa vụ Số con đẻ ra và số con đẻ ra sống/ổ theo các lứa đẻ Khối lượng sơ sinh/ổ theo các lứa Khối lượng kết thúc qua các lứa Tăng khối lượng trung bình hàng ngày qua các lứa 72 viii

11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Lợn Piétrain cổ điển có mầu lông trắng với các vết loang đen phân bố khắp cơ thể đặc trưng bởi tỷ lệ móc hàm cao (80,8%) và tỷ lệ nạc đạt 60,9% (Camerlynck and Brankaer, 1958). Tuy nhiên, sự tồn tại của allen lặn T ở locus halothane (Ollivier et al., 1975) với tần suất cao đã làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft, Exudative) và lợn dễ bị stress. Lợn Piétrain kháng stress được phát triển từ lợn Piétrain cổ điển của Bỉ từ năm 1983, nhằm giữ lại những ưu điểm của giống lợn này, bên cạnh đó làm giảm mức độ nhạy cảm với stress bằng phép lai trở ngược để chuyển allen C của Large White thay thế allen T ở locus halothane của Piétrain (Leroy and Verleyen, 1999a). Từ năm 2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nhập lợn Piétrain kháng stress và nhân thuần trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đỗ Đức Lực và cs. (2008) đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng của đàn lợn này. Phạm Ngọc Thạch và cs. (2010) đã nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá huyết học của đàn lợn này được nuôi tại Hải Phòng. Do et al. (2013) đã công bố kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản và sinh trưởng của đàn lợn này nuôi trong điều kiện chăn nuôi nhiệt đới. Sau 3 năm nhân giống thuần chủng và phát triển trong sản xuất, năm 2011, lợn đực Piétrain kháng stress nhân thuần tại Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Từ tháng 11 năm 2011, Trung tâm giống lợn chất lượng cao, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã trở thành cơ sở thứ hai nhân giống thuần chủng lợn Piétrain kháng stress tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu, theo dõi đánh giá trong sản xuất đều nhận thấy, lợn Piétrain kháng stress đã thích nghi và đạt được các kết quả tương đối tốt, góp phần phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu này để có thể đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ hơn về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress, đồng thời xây dựng được định hướng chọn lọc đối với đàn lợn này nhằm đáp ứng được đòi hỏi ngày 1

12 càng cao của thực tiễn sản xuất chăn nuôi nước ta. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá khả năng sản xuất xây dựng định hướng chọn lọc đối với đàn lợn Piétrain kháng stress nhằm đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc của nước ta Mục tiêu cụ thể - Đánh giá năng suất chất lượng tinh dịch và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá khả năng di truyền và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đóng góp thêm các tư liệu về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress trong điều kiện sản xuất chăn nuôi miền Bắc nước ta. - Định hướng chọn lọc nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của đàn lợn Piétrain kháng stress Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá tương đối toàn diện về khả năng sản xuất của đàn lợn Piétrain kháng stress trong điều kiện sản xuất chăn nuôi ở các tỉnh miền Bắc. - Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress giúp các cơ sở chăn nuôi nâng cao hiệu quả việc sử dụng, khai thác giống lợn này trong sản xuất. - Xây dựng định hướng chọn lọc góp phần nâng cao năng suất lợn Piétrain kháng stress đáp ứng yêu cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta. 2

13 4. Những đóng góp mới của luận án - Đánh giá được tương đối toàn diện và đầy đủ một cách có hệ thống về khả năng sản xuất (phẩm chất tinh dịch, năng suất sinh sản, khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và chất lượng thịt) của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá được khả năng di truyền và xây dựng được định hướng chọn lọc đối với tính trạng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nhằm góp phần nâng cao chất lượng đàn giống, đáp ứng yêu cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta. 3

14 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Trong công tác giống vật nuôi nói chung, giống lợn nói riêng, chọn lọc đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống và để phát huy hết tiềm năng di truyền của dòng, giống. Việc chọn lọc được thực hiện chủ yếu đối với các tính trạng số lượng có giá trị kinh tế. Tham số quan trọng giúp cho quá trình chọn lọc đó là hệ số di truyền và chọn lọc có hiệu quả thường được tiến hành đối với những tính trạng số lượng có hệ số di truyền cao. Việc tiến hành lựa chọn một cá thể dựa vào giá trị giống ước tính của cá thể đó bằng phương pháp dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất (Best Linear Unbiased Prediction, BLUP) trên cơ sở giá trị kiểu hình của chính bản thân con vật cũng như những con vật họ hàng, trong đó các yếu tố ngoại cảnh đã được loại trừ. Hiệu quả chọn lọc là mục tiêu cuối cùng trong việc lựa chọn vật nuôi làm giống và được đánh giá dựa trên chênh lệch về giá trị kiểu hình trung bình của thế hệ sau so với toàn bộ thế hệ bố mẹ Tính trạng số lượng Tính trạng là những đặc điểm có thể quan sát hay xác định được ở mỗi cá thể. Tính trạng số lượng là những tính trạng thể hiện một đại lượng, giá trị của chúng được xác định bằng cách cân, đong, đo, đếm chính xác và cụ thể. Hầu hết các tính trạng có giá trị về mặt kinh tế ở vật nuôi đều là những tính trạng số lượng. Sự thay đổi của các tính trạng số lượng là cơ sở cho sự thay đổi trong quá trình tiến hoá của sinh vật nói chung và vật nuôi nói riêng. Cơ sở khoa học cho việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi đó là hai hiện tượng di truyền cơ bản liên quan đến tính trạng số lượng: - Cơ sở di truyền của sự chọn lọc: sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, quan hệ thân thuộc càng gần, các con vật càng giống nhau. - Cơ sở di truyền của sự chọn phối để nhân thuần và lai tạo: sự suy hoá cận thân và hiện tượng ưu thế lai. Giá trị kiểu hình (Phenotype Value) của tính trạng số lượng được quy định 4

15 bởi giá trị kiểu gen (Genotype Value) và sai lệch môi trường (Environment Deviation). Giá trị kiểu gen chịu tác động của rất nhiều gen, mỗi gen có tác động nhỏ, chúng gây ra các hiệu ứng: cộng gộp (Additive), trội (Dominant) và tương tác (Interactive). Sai lệch môi trường được tạo ra do tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môi trường và giá trị của các tính trạng số lượng biến thiên liên tục. Giá trị được sử dụng để biểu thị các đặc tính của tính trạng số lượng, đó là các số đo dùng để đánh giá các tính trạng số lượng. Giá trị kiểu hình (P) bao gồm giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). P = G + E Tác động trội được thực hiện bởi các allen tại một locus (D). Sai lệch tương tác có thể xảy ra giữa hai hay nhiều allen khác locus hoặc giữa allen ở locus này với allen ở locus kia (I). Tác động cộng gộp hay giá trị giống là sự tác động của tất cả các allen có ảnh hưởng lên tính trạng (A). Như vậy, giá trị kiểu gen được xác định: G = A + D + I Sai lệch môi trường cũng được phân tích thành hai phần: Sai lệch môi trường chung (Common Environment) tác động tới tất cả các cá thể trong quần thể (Ec). Sai lệch môi trường riêng (Special Environment) tác động tới một số cá thể trong quần thể (Es). Như vậy, sai lệch môi trường được xác định: E = Ec + Es Khi bỏ qua tương tác giữa giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường, giá trị kiểu hình được thể hiện: P = A + D + I + Ec + Es Như vậy, để nâng cao năng suất của vật nuôi, những biện pháp cần phải tác động như sau: - Tác động lên yếu tố di truyền (giá trị kiểu gen): được thực hiện bởi các biện pháp chọn lọc và lai giống. + Phương pháp chọn lọc được thực hiện để tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao. 5

16 Những tính trạng về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm có hệ số di truyền cao. + Lai giống được thực hiện để tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những tính trạng về khả năng sinh sản có hệ số di truyền thấp. - Tác động lên yếu tố môi trường (sai lệch môi trường): được thực hiện bằng cách cải tiến về mặt điều kiện chăn nuôi như: dinh dưỡng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, kỹ thuật chuồng trại, Hệ số di truyền (h 2 ) Hệ số di truyền của tính trạng số lượng có vai trò quan trọng trong công tác giống. Những tính trạng có hệ số di truyền cao, năng suất của thế hệ con được cải tiến một cách nhanh chóng và chắc chắn thông qua việc chọn lọc bố mẹ có năng suất cao. Ngược lại, những tính trạng có hệ số di truyền thấp, năng suất của thế hệ con được cải tiến một cách có hiệu quả thông qua lai giống hơn là chọn lọc. Hệ số di truyền của một tính trạng số lượng là tỷ lệ giữa phần do gen quy định với toàn bộ phần tạo nên giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền có hai khái niệm: hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp. * Hệ số di truyền theo nghĩa rộng Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (h 2 G) được biểu thị bằng tỷ số giữa 2 2 phương sai di truyền ( G ) và phương sai kiểu hình ( P ), hoặc được biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình, hoặc được biểu thị bằng bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng được biểu diễn bằng công thức: h 2 2 G G 2 P Hệ số di truyền theo nghĩa rộng ít được sử dụng trong công tác giống vật nuôi vì việc ước tính phương sai di truyền chỉ có thể thực hiện được thông qua việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng được xác định qua việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng thường ở mức cao nên không phản ánh đúng khả năng di truyền của tính trạng được xác định qua đời sau. 6

17 * Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h 2 A) được biểu thị bằng tỷ số giữa 2 2 phương sai di truyền cộng gộp ( A ) và phương sai kiểu hình ( P ), hoặc được biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị kiểu hình, hoặc được biểu thị bằng bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền cộng gộp và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được biểu diễn bằng công thức: h 2 2 A A 2 P Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần giá trị kiểu hình được quy định bởi các gen truyền đạt từ thế hệ bố mẹ cho thế hệ con. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp thường được dùng nhiều trong công tác giống vật nuôi hơn là hệ số di truyền theo nghĩa rộng. * Phương pháp xác định hệ số di truyền Hệ số di truyền có thể được xác định bằng nhiều phương pháp: Phương pháp quần thể, phương pháp tương quan, phương pháp phân tích phương sai, phương pháp hồi quy đời con theo bố và mẹ, phương pháp kết hợp. Tuy nhiên, phương pháp phân tích hồi quy và phân tích phương sai thường được sử dụng chủ yếu để ước tính hệ số di truyền. + Phân tích hồi quy con theo bố (mẹ), con theo trung bình bố (mẹ); + Phân tích phương sai anh chị em nửa ruột thịt, anh chị em ruột. * Giá trị của hệ số di truyền Hệ số di truyền được biểu thị thấp nhất bằng 0,0 và cao nhất bằng 1,0 hoặc tỷ lệ phần trăm từ 0% đến 100%. Hệ số di truyền được chia thành 3 mức độ (3 nhóm) khác nhau: - Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0,0 đến 0,2): bao gồm các tính trạng như số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, - Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 đến 0,4): bao gồm các tính trạng như tăng khối lượng trung bình hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng, 7

18 - Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 đến 1,0): bao gồm các tính trạng như dày mỡ lưng, diện tích mắt thịt, tỷ lệ nạc, Giá trị giống Giá trị di truyền cộng gộp là giá trị duy nhất được truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau và có mối quan hệ chặt chẽ giữa thế hệ trước với thế hệ sau mà người ta gọi đó là giá trị giống (Breeding Value, BV). Giá trị giống của con vật không thể đo lường trực tiếp mà chỉ có thể ước tính từ các đo lường trực tiếp về kiểu hình trên chính bản thân con vật hay các con vật có quan hệ thân thuộc, nên còn được gọi là giá trị giống ước tính (Estimated Breeding Value, EBV). Ước tính giá trị giống một tính trạng của vật nuôi phải dựa vào giá trị kiểu hình của tính trạng này ở chính bản thân con vật, hoặc phải dựa trên kiểu hình của tính trạng này ở những con vật có họ hàng với con vật cần ước tính giá trị giống, hoặc phải phối hợp cả hai giá trị kiểu hình của bản thân con vật và giá trị kiểu hình những con vật có họ hàng với con vật cần ước tính giá trị giống. Các nguồn thông tin để sử dụng để ước tính giá trị giống của một con vật bao gồm: + Nguồn thông tin của bản thân con vật: các số liệu năng suất của chính bản thân con vật. + Nguồn thông tin của anh chị em con vật: các số liệu năng suất của anh chị em ruột, anh chị em nửa ruột thịt. + Nguồn thông tin từ đời con con vật: các số liệu năng suất của đời con con vật. + Nguồn thông tin của tổ tiên con vật: các số liệu về năng suất của bố, mẹ, ông bà nội ngoại, các đời trước thế hệ ông bà. Việc sử dụng các nguồn thông tin trên đây để ước tính giá trị giống của con vật phụ thuộc vào một số yếu tố: + Hệ số di truyền của tính trạng: các tính trạng có hệ số di truyền càng cao cao thì mối liên quan giữa giá trị kiểu hình và kiểu gen càng chặt chẽ. + Dung lượng của mỗi nguồn thông tin: ước tính giá trị giống của con vật có mức độ chính xác cao khi sử dụng dung lượng lớn nguồn thông tin. 8

19 + Quan hệ giữa con vật với nguồn thông tin: con vật có mối quan hệ càng gần về mặt di truyền với nguồn thông tin thì mức độ chính xác của việc ước tính giá trị giống càng chính xác. Quan hệ di truyền cộng gộp thường sử dụng: - Bố mẹ - con cái = ½ - Anh chị em ruột = ½ - Anh chị em nửa ruột thịt = ¼ - Cháu ông bà = ¼ * Ước tính giá trị giống bằng phương pháp BLUP BLUP (Best Linear Unbiased Predictions) là phương pháp dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá giá trị giống của hầu hết các giống vật nuôi. BLUP là phương pháp ước tính giá trị giống chính xác nhất dựa trên cơ sở giá trị kiểu hình của bản thân con vật cũng như những con vật họ hàng, trong đó ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại cảnh đã được loại trừ. Phương pháp BLUP có những ưu điểm như sau: - Sử dụng được tất cả các nguồn thông tin về giá trị kiểu hình của các con vật có họ hàng với con vật cần đánh giá, nên giá trị giống được ước tính chính xác hơn và hiệu quả chọn lọc theo BLUP cũng cao hơn. - Loại trừ được ảnh hưởng của các nhân tố cố định như trại, năm, mùa vụ, lứa đẻ, - Đánh giá được khuynh hướng di truyền của các đàn gia súc do xử lý các nguồn thông tin thu được trong một khoảng thời gian nhất định. - Sử dụng được các nguồn thông tin dưới dạng số liệu giữa các nhóm không cân bằng. Mô hình thống kê trong ước tính giá trị giống của vật nuôi được Henderson nghiên cứu từ năm 1945 và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong chọn giống vật nuôi từ những năm 1980 đến nay. Phương pháp của Henderson là tính toán đồng thời ảnh hưởng của các nhân tố cố định do môi trường và ảnh hưởng ngẫu nhiên do di truyền của cá thể con vật, trên cơ sở xem xét mối quan hệ huyết thống của các cá thể trong hệ phổ. Mô hình tuyến tính cơ bản trong ước tính giá 9

20 trị giống có dạng như sau : Y = Xb + Za + e Trong đó : y: Véc tơ quan sát của các tính trạng nghiên cứu b: Véc tơ ảnh hưởng cố định như trại, năm, mùa vụ, lứa đẻ, a: Véc tơ giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp e: Véc tơ ảnh hưởng ngẫu nhiên do môi trường đến giá trị kiểu hình của cá thể X: Ma trận yếu tố cố định Z: Ma trận yếu tố ngẫu nhiên di truyền trực tiếp Để giải phương trình trên cần thiết phải tìm các biến a và b. Phương pháp BLUP của Henderson có dạng sau: ' 1 ' 1 ' 1 X R X X R Z b X R y ' 1 ' 1 1 ' 1 ZR Z ZR Z G a ZR y Trong đó : - R -1 là ma trận phương sai hiệp phương sai do ảnh hưởng ngẫu nhiên của môi trường (V(e) = R). - G -1 là ma trận phương sai hiệp phương sai di truyền giữa các tính trạng (nếu phân tích đa tính trạng) và giữa các cá thể trong hệ phổ. Trong trường hợp a phân tích đơn tính trạng ta cóg A 1/ ; A -1 là ma trận nghịch đảo của ma trận quan hệ huyết thống của các cá thể trong hệ phổ, σ 2 a là phương sai di truyền cộp gộp của tính trạng cần xác định. Từ mô hình trên cho thấy, véc tơ giá trị giống phụ thuộc vào : + Độ lớn của các tham số di truyền sử dụng trong tính toán + Khả năng hiệu chỉnh giá trị giống theo ảnh hưởng cố định của môi trường, sự hiệu chỉnh này phụ thuộc vào số cá thể trong mỗi nhóm nuôi trong điều kiện môi trường tương đồng. Việc tính giá trị giống bằng BLUP cần có hai tham số: hệ số di truyền và tương quan di truyền của các tính trạng. Giá trị giống của con vật sẽ thay đổi khi thay đổi độ lớn của hệ số di truyền và tương quan di truyền, nhưng không làm thay 10

21 đổi đến độ chính xác trong phân loại con vật theo giá trị giống tính bằng BLUP. Khi dung lượng mẫu không thay đổi, tính trạng có hệ số di truyền càng cao thì độ tin cậy của việc ước tính giá trị giống càng lớn và tính trạng có hệ số di truyền thấp thì cần phải chú ý đến các cá thể thân thuộc để tăng độ tin cậy của giá trị giống. Một số mô hình BLUP được sử dụng để ước tính giá trị giống của vật nuôi: - Mô hình đực giống (Sire Model): sử dụng giá trị kiểu hình của đời con để ước tính giá trị giống của con đực. - Mô hình con vật (Animal Model): sử dụng để ước tính giá trị giống của bản thân con vật. - Mô hình lặp lại (Repeatability Model): sử dụng ước tính giá trị giống khi giá trị kiểu hình của một tính trạng được đo lặp lại với một số lần. Mô hình này còn được gọi là mô hình với các ảnh hưởng ngoại cảnh ngẫu nhiên (Models with Random Environmental Effects). - Mô hình nhiều tính trạng (Multivariate Animal Model): sử dụng các tương quan di truyền và tương quan ngoại cảnh giữa các tính trạng để có thể đạt được mức chính xác cao hơn trong các ước lượng giá trị giống Hiệu quả chọn lọc Trong việc chọn lọc vật nuôi làm giống, hiệu quả chọn lọc được coi là mục tiêu quan trọng nhất để tạo ra thế hệ sau có năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn so với thế hệ bố mẹ. Hiệu quả chọn lọc (Selection Response, R): sự chênh lệch giữa giá trị trung bình kiểu hình của đời con sinh ra từ những bố mẹ được chọn lọc so với giá trị trung bình kiểu hình của toàn bộ thế hệ bố mẹ. Ly sai chọn lọc (Selection Differential, S): sự chênh lệch giữa giá trị trung bình kiểu hình của các bố mẹ được chọn lọc so với giá trị trung bình kiểu hình của toàn bộ thế hệ bố mẹ. Hiệu quả chọn lọc của một tính trạng được xác định bằng tích của hệ số di truyền (h 2 ) với ly sai chọn lọc của tính trạng đó (R = h 2 S). Hiệu quả chọn lọc của một tính trạng còn được xác định bằng tích của hệ số di truyền với cường độ chọn 11

22 lọc (i) và độ lệch chuẩn (σp) của tính trạng đó (R = h 2 iσp). Do đó, hiệu quả chọn lọc phụ thuộc vào các yếu tố: hệ số di truyền của tính trạng của tính trạng được chọn lọc, cường độ chọn lọc và độ lệch chuẩn kiểu hình của tính trạng chọn lọc Khả năng sản xuất của lợn Lợn Piétrain cổ điển và dòng Piétrain kháng stress Lợn Piétrain xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên làng Piétrain. Lợn Piétrain được công nhận giống mới năm 1953 tại tỉnh Barbant và trên cả nước năm Lợn Piétrain cổ điển có mầu lông trắng với các vết loang đen phân bố khắp cơ thể không cố định trên da, nhưng năng suất rất ổn định đặc trưng bởi tỷ lệ móc hàm cao (80,8%) và tỷ lệ nạc đạt 60,9% (Camerlynck and Brankaer, 1958). Tuy nhiên, sự tồn tại của allen lặn T ở locus halothane (Ollivier et al., 1975) với tần suất cao đã làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft, Exudative) và lợn dễ bị stress. Hanset et al. (1983) cho biết tần số kiểu gen TT dương tính với halothane đối với lợn Piétrain đực và cái ở Bỉ lần lượt 88,4% và 93,3%. Lợn Piétrain kháng stress được phát triển từ lợn Piétrain cổ điển tại Khoa Thú y, Trường Đại học Liège (Bỉ) trên cơ sở phép lai trở ngược để chuyển allen C trên lợn Large White thay thế cho allen T ở locus halothane của lợn Piétrain. Piétrain kháng stress có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 599 g/ngày, dày mỡ lưng đạt 1,54 cm, giá trị ph cơ thăn và mông 45 phút sau giết thịt đạt các giá trị lần lượt 6,11 và 6,33, giá trị ph cơ thăn 24 giờ sau giết thịt đạt 5,48 và tỷ lệ mất nước chế biến đạt 32,5%. Piétrain kháng stress có các chỉ tiêu về chất lượng thịt và khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày cao hơn so với Piétrain cổ điển, nhưng chất lượng thân thịt lại thấp hơn (Ministère des Classes Moyennes et de L agriculture de Belgique, 1999). Leroy and Verleyen (1999b) đã khẳng định rằng lợn Piétrain kháng stress thể hiện đầy đủ các ưu điểm của Piétrain cổ điển, nhưng tỷ lệ mẫn cảm với stress đã giảm xuống và ph sau giết thịt đã được cải thiện Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch và yếu tố ảnh hưởng Trong chăn nuôi lợn, đực giống có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đàn con. Việc nghiên cứu các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch là một trong những cơ sở khoa học để đánh giá chất lượng của đực giống. Phẩm chất tinh dịch của lợn 12

23 đực giống phản ánh khả năng sinh sản của mỗi cá thể, mà khả năng sinh sản là đặc điểm chủ yếu đánh giá tính thích nghi của chúng đối với điều kiện môi trường. Đặc điểm về phẩm chất tinh dịch kết hợp với nguồn gốc và một số đặc điểm khác giúp chọn lọc được những đực giống tốt, mặt khác giúp cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, sử dụng đực giống một cách có hiệu quả nhằm khai thác triệt để giá trị của đực giống Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch bao gồm: thể tích tinh dịch (V, ml), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (VAC, tỷ/lần), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K,%), sức kháng của tinh trùng (R) và giá trị ph tinh dịch. * Thể tích tinh dịch (V, ml): lượng tinh được xuất ra sau khi đã lọc bỏ keo phèn trong một lần khai thác, là một hỗn hợp gồm tinh trùng (2 7%) và tinh thanh (trên 90%). Thể tích tinh dịch lợn có sự biến động lớn do một số yếu tố: - Giống: lợn đực ngoại, đực lai có thể tích tinh dịch lớn hơn so với lợn nội. - Tuổi: lợn đực trưởng thành có thể tích tinh dịch lớn hơn so với đực hậu bị. Lợn đực nội hậu bị có thể tích tinh dịch trong khoảng ml, còn đực nội trưởng thành đạt trên 100 ml. Lợn đực ngoại, đực lai hậu bị có thể tích tinh dịch từ ml, còn đực ngoại, đực lai trưởng thành có thể tính tinh dịch trong khoảng ml. - Tần suất khai thác: 3-5 ngày lấy tinh một lần có thể tích nhiều hơn so với lấy tinh hàng ngày. - Stress: trong quá trình khai thác tinh có những tác nhân kích thích bất thường hoặc đột ngột làm giảm thể tích hoặc lợn không xuất tinh. * Hoạt lực tinh trùng (A): là số lượng tinh trùng có hoạt động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong vi trường quan sát được. Hoạt lực tinh trùng có thể được biểu thị thấp nhất bằng 0,0 và cao nhất bằng 1,0 hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm từ 0% đến 100%. 13

24 Các dạng chuyển động của tinh trùng bao gồm: - Tiến thẳng: tinh trùng có chuyển động theo hướng tiến thắng tới trước - Vòng quanh: tinh trùng có chuyển động nhưng di chuyển theo một vòng tròn mà không tiến thẳng được. - Dao động: tinh trùng nằm nguyên tại vị trí, chỉ có đầu hoặc đuôi cử động hoặc lắc lư. - Không hoạt động: tinh trùng nằm yên tại một vị trí Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng: số lượng tinh trùng có chuyển động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng quan sát được trong một vi trường. Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thụ tinh nhân tạo vì chỉ có những tinh trùng có khả năng tiến thẳng mới có thể tham gia quá trình thụ tinh. * Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml): số lượng tinh trùng có trong một đơn vị thể tích tinh nguyên (tinh chưa được pha loãng). Nồng độ tinh trùng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá phẩm chất tinh dịch, nhất là đối với lợn đực sử dụng trong thụ tinh nhân tạo, cũng như quyết định mức độ pha loãng tinh dịch. Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào một số yếu tố: giống, tuổi, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ khai thác, sử dụng, * Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (VAC, tỷ/lần): được xác định bằng tích giữa thể tích tinh dịch (V, ml) với hoạt lực tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml). Chỉ tiêu này đóng vai trò quyết định số liều sản xuất đối với lợn đực thụ tinh nhân tạo. * Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %): những tinh trùng có hình dạng khác thường so với tinh trùng bình thường, có ảnh hưởng xấu đến phẩm chất tinh dịch và không có khả năng thụ thai. Các dạng tinh trùng kỳ hình bao gồm: đầu hình quả lê, hai đầu, kỳ hình thể đỉnh, sưng đoạn giữa, đuôi xoắn, hai đuôi, * Sức kháng của tinh trùng (R): sức chịu đựng của tinh trùng với dung dịch NaCl 1%, được thể hiện bằng thể tích dung dịch NaCl được sử dụng để pha loãng một đợn vị tinh nguyên cho đến khi tinh trùng ngừng tiến thẳng. * Giá trị ph tinh dịch: được xác định bằng nồng độ ion H + có trong tinh dịch. Tinh dịch của lợn có giá trị ph hơi kiềm (7,0-7,5) được tạo nên do acid 14

25 carbonic được tạo thành sẽ phân ly và biến mất, vì vậy kích thích tinh trùng hoạt động mạnh dẫn đến làm giảm sức sống của tinh trùng. * Phẩm chất tinh dịch còn được đánh giá thông qua màu sắc, mùi, độ vẩn, vật thể lạ. Sức sản xuất của đực giống được đánh giá thông qua hiệu quả phối giống (tổng số lần phối giống, số lần phối có chửa, tỷ lệ phối có chửa, ). Theo quyết định số 1712/QĐ-BNN-CN ngày 9/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt các chỉ tiêu định mức kỹ thuật đối với lợn đực giống gốc: * Đối với lợn ngoại hậu bị kiểm tra năng suất - Thể tích tinh dịch: không nhỏ hơn 140 ml - Hoạt lực tinh trùng: không nhỏ hơn 80% - Nồng độ tinh trùng: không nhỏ hơn 220 triệu/ml - Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình: không lớn hơn 15% - Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác: không nhỏ hơn 24,5 tỷ/lần. * Đối với lợn ngoại khai thác tinh thụ tinh nhân tạo - Thể tích tinh dịch: không nhỏ hơn 200 ml - Hoạt lực tinh trùng: không nhỏ hơn 80% - Nồng độ tinh trùng: cao hơn 250 triệu/ml - Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình: không lớn hơn 15% - Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác: không nhỏ hơn 40 tỷ/lần Yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch a. Yếu tố di truyền Giống lợn đực có ảnh hưởng rất rõ rệt đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch. Các giống lợn đực nội và đực lai thành thục về tính dục sớm hơn so với lợn đực ngoại. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn nội thường thấp hơn so với lợn đực ngoại thuần và đực lai. Smital (2009) khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến phẩm chất tinh dịch trên lợn đực thuần Czech Meat, Duroc, Hampshire, Landrace, Large White, Czech Large White, Piétrain cho biết sự chênh lệch giữa các giống về thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh 15

26 trùng và tỷ lệ kỳ hình đạt các giá trị lần lượt 95 ml, 9%, 0,109 triệu/ml và 1,6%. Bên cạnh yếu tố giống, kiểu gen halothane cũng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch. Kiểu gen halothane ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (Gregor and Hardge, 1995; Zubova, 1997; Đỗ Đức Lực và cs., 2013a; Do et al., 2013). b. Yếu tố ngoại cảnh Phẩm chất tinh dịch của lợn đực chịu ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố ngoại cảnh bao gồm: chế độ dinh dưỡng, mùa vụ, nhiệt độ, tần suất khai thác, Tinh dịch sẽ không có tinh trùng hoặc tinh trùng có tỷ lệ kỳ hình cao khi lợn đực không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, lợn đực được cho ăn quá nhiều dẫn đến quá béo cũng làm giảm khả năng sản xuất tinh dịch. Wolf and Smital (2009) tiến hành nghiên cứu từ năm 2000 đến 2007 trên các đực thuần Duroc (Du), Yorkshire (Y), Piétrain (Pi) và đực lai Du Y, Du Pi và Y Duroc khẳng định rằng yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng đến chấ lượng tinh dịch, cụ thể: thể tích tinh dịch đạt giá trị cao nhất từ tháng 10 đến tháng 12 và thấp nhất ở tháng 3 và tháng 4. Nồng độ tinh trùng đạt giá trị cao nhất vào mùa đông và đầu xuân và đạt giá trị thấp nhất từ giữa hè đến đầu thu. Smital (2009), Wysokinska et al. (2009), Do et al. (2013) cũng cho rằng tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác thấp nhất ở các tháng 6, 7, 8, 9 và đạt mức cao vào các tháng 10, 11, 12, 1. Wierzbicki et al. (2010) lại cho rằng mùa vụ chỉ ảnh hưởng đến nồng độ tinh trùng mà không ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái và yếu tố ảnh hưởng Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định mức kỹ thuật quan trọng bao gồm: số con đẻ ra còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ, số ngày cai sữa, khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, số lứa đẻ/nái/năm, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa. Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 4/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật đối với lợn 16

27 giống gốc như sau: * Đối với lợn ngoại - Số con đẻ ra còn sống/ổ: 10,5 con (Yorkshire, Landrace), 9,5 con (Duroc), 9,0 con (Piétrain), 11,0 con (các giống tổng hợp), thấp hơn 10% (đối với lợn cụ các giống tương ứng). - Số con cai sữa/ổ: 9,7 con (Yorkshire, Landrace), 8,7 con (Duroc), 8,3 con (Piétrain), 10,1 con (các giống tổng hợp), thấp hơn 10% (đối với lợn cụ các giống tương ứng). - Số ngày cai sữa: trong khoảng ngày - Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh: 14,5 kg (Yorkshire, Landrace), 13 kg (Duroc), 12 kg (Piétrain), các giống tổng hợp 15,5 kg. - Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa: kg (Yorkshire, Landrace), kg (Duroc), kg (Piétrain), kg (các giống tổng hợp). - Số con 75 ngày tuổi/lứa: 9,2 con (Landrace, Yorkshire); 8,3 con (Duroc); 7,9 con (Piétrain); các giống tổng hợp 9,6 con. - Khối lượng lợn ở 75 ngày tuổi: 25 kg/con - Tuổi đẻ lứa đầu: ngày - Số lứa đẻ/nái/năm: 2,2 lứa (Yorkshire, Landrace, các giống tổng hợp), 2,0 lứa (Duroc), 1,9 lứa (Piétrain). - Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa: 92%. - Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 75 ngày tuổi: 95% Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái a. Yếu tố di truyền Giống lợn có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản. Lợn nái nội và nái lai thường có tuổi động dục lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn so với nái ngoại. Các giống lợn nái được phân loại thành 4 nhóm dựa trên khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt. - Nhóm đa dụng: khả năng sinh sản và sản xuất thịt khá (Yorkshire, Landrace và một vài dòng nguyên chủng). 17

28 - Nhóm chuyên dụng dòng đực : có khả năng sinh sản ở mức trung bình nhưng có năng suất thịt cao (Duroc, Piétrain, Hampshire). - Nhóm chuyên dụng dòng nái : có năng suất sinh sản đặc biệt cao, nhưng năng suất thịt kém (Meishan). - Nhóm nguyên sản : có năng suất sinh sản và năng suất thịt thấp nhưng có khả năng thích nghi tốt với môi trường riêng của chúng. Pholsing et al. (2009) cho biết sự chênh lệch giữa giống Piétrain và Large White nuôi tại Thái Lan với các chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, số con chọn nuôi và khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh đạt các giá trị lần lượt 10 ngày, - 1,20 con, 0,2 con và -1,11 kg. Sự chênh lệch về các chỉ tiêu này giữa giống Piétrain và Large White do sự khác biệt về dự trữ năng lượng cơ thể. Lợn Piétrain có tỷ lệ nạc cao hơn so với Large White do đó việc dự trữ năng lượng của Large White cao hơn so với Piétrain, mà việc dự trữ năng lượng thấp có ảnh hưởng bất lợi tới khả năng sinh sản (Grandinson et al., 2005). Ngoài sự ảnh hưởng của giống, kiểu gen halothane cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái (Biedermann et al., 1997; Stalder et al., 1998). b. Yếu tố ngoại cảnh Khả năng sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện chuồng trại, mùa vụ, nhiệt độ môi trường, các lứa đẻ, bệnh tật, Để có kết quả sinh sản tốt, lợn cái hậu bị và nái mang thai cần phải được cung cấp đầy đủ số lượng, chất lượng dinh dưỡng trong khẩu phẩn. Lợn nái được cho ăn với mức năng lượng cao trong 7 10 ngày trước khi chịu đực sẽ có số lượng trứng rụng tối đa. Tuy nhiên, việc duy trì mức năng lượng cao trong giai đoạn đầu mang thai (35 ngày sau có chửa) sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi và làm giảm số con đẻ ra/lứa. Mặt khác, khẩu phần cho nái mang thai thiếu vitamin và khoáng cũng làm tăng tỷ lệ chết phôi. Pholsing et al. (2009) khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Piétrain tại Thái Lan chỉ ra rằng các tính trạng sinh sản bị thay đổi trong cùng điều kiện khí hậu. Ibáñez-Escriche et al. (2009) cho rằng khả năng sinh sản của 18

29 lợn Piétrain nuôi tại Châu Âu tốt hơn khi nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Theo Tretinjak et al. (2009), số con đẻ ra/ổ thường thấp nhất ở lứa thứ nhất, tăng lên và đạt cao nhất ở lứa thứ 3 đến lứa thứ Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt, chất lượng thịt và yếu tố ảnh hưởng Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước hoặc khối lượng của vật nuôi do có sự tăng lên về số lượng và thể tích tế bào. Mối liên hệ giữa khối lượng và tuổi của vật nuôi được thể hiện bằng đồ thị hình chữ S. Giai đoạn trước thành thục sinh dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau đó tốc độ sinh trưởng chậm lại và giảm dần cho đến khi đạt ổn định về khối lượng, lúc này vật nuôi thành thục về thể vóc. Khả năng sinh trưởng được mô tả bằng sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Sinh trưởng tuyệt đối được xác định bằng tỷ lệ giữa khối lượng cơ thể vật nuôi tăng lên với khoảng thời gian để tăng được khối lượng đó. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tăng khối lượng trung bình hàng tháng (kg/tháng) hoặc hàng ngày (g/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối được mô hình hoá bằng đồ thị parabol. Đối với lợn thịt cần xác định được thời điểm đạt giá trị cực đại (đỉnh parabol) để kết thúc giai đoạn nuôi thịt nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Bên cạnh về khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. Năng suất thân thịt của lợn được đánh giá qua các chỉ tiêu: dày mỡ lưng (mm), dày cơ thăn (mm), tỷ lệ nạc (%), khối lượng móc hàm (kg), tỷ lệ móc hàm (%), khối lượng thịt xẻ (kg), tỷ lệ thịt xẻ (%), dài thân thịt (cm), diện tích cơ thăn (cm 2 ). Theo cách phân loại của cộng đồng chung Châu Âu (EU), thân thịt được phân loại dựa trên tỷ lệ nạc (Warriss, 2008) như sau: 19

30 - Tỷ lệ nạc > 60%: Loại S - Tỷ lệ nạc từ %: loại E - Tỷ lệ nạc từ 50 54%: loại U - Tỷ lệ nạc từ 45 49%: loại R - Tỷ lệ nạc từ 40 44%: loại O - Tỷ lệ nạc < 40%: loại P Chất lượng thịt được định nghĩa bởi những tính trạng mà người tiêu dùng hài lòng, bao gồm các tính trạng cảm quan, chế biến và sự tin tưởng (Becker, 2000). Những tính trạng chất lượng thịt được phân loại dựa trên những yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong liên quan đến những đặc tính sinh lý của thịt như: màu sắc, kết cấu của thịt, màu mỡ, tỷ lệ mỡ dắt, sự phân bố mỡ dắt trong cơ, tỷ lệ mất nước bảo quản (tính trạng cảm quan), độ dai, giá trị ph, mùi vị và sự tích nước (tính trạng chế biến). Yếu tố bên ngoài liên quan đến những đặc tính về sự tin tưởng như an toàn, dinh dưỡng, độc tố, (Joo and Kim, 2011). Trong những tính trạng cảm quan, mầu sắc thịt là chỉ tiêu quan trọng nhất bởi vì nó được người tiêu dùng chú ý trước tiên và màu sắc thịt cũng được sử dụng để chỉ mức độ tươi của thịt. Màu sắc thịt phụ thuộc vào loài, tuổi, loại cơ và sự khác biệt về màu sắc còn phụ thuộc vào lượng myoglobin (Mb) trong cơ. Hàm lượng myoglobin trong cơ cao phụ thuộc vào lượng oxy dự trữ và chuyển hoá trong cơ. Hàm lượng myoglobin trong cơ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự vận động, khẩu phần ăn của lợn cũng như ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và môi trường. Sự rỉ dịch trên bề mặt thịt phụ thuộc vào khả năng giữa nước của thịt (Water-holding capacity, WHC). Khả năng giữ nước lại có mối quan hệ mật thiết với màu sắc thịt và nó đóng vai trò trong việc làm giảm lượng myoglobin cũng như sự đàn hồi của bề mặt thịt. Cấu trúc thịt có mối quan hệ trực tiếp đến kích thước của sợi cơ, giữa các mô liên kết và một phần ảnh hưởng của tỷ lệ mỡ dắt trong cơ. Hàm lượng mỡ dắt trong cơ ảnh hưởng đến hương vị, độ ngọt, độ dai và các đặc tính cảm quan của thịt. Hàm lượng mỡ dắt trong cơ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm: giống 20

31 lợn, khối lượng giết mổ, chiến lược nuôi dưỡng (Du et al., 2010) và tốc độ sinh trưởng. Hệ số di truyền của hàm lượng mỡ dắt ở lợn từ 0,26 đến 0,86, trung bình 0,50 (Hocquette et al., 2010), nên việc chọn lọc nâng cao hàm lượng mỡ dắt trong cơ sẽ đạt hiệu quả. Độ dai của thịt là chỉ tiêu quan trọng trong các tính trạng liên quan đến chế biến. Độ dai của thịt bị ảnh hưởng chính bởi số lượng mô liên kết, thành phần cấu tạo, tình trạng co rút và mức độ phân giải protein của cơ. Ngoài ra, mỡ dắt trong cơ có ảnh hưởng gián tiếp đến độ dai của thịt. Độ dai của thịt lợn có hệ số di truyền ước tính trong khoảng 0,25 đến 0,30 (Sellier, 1998). Giá trị ph của thịt là giá trị thể hiện quá trình a xít hoá của cơ sau giết thịt. Tốc độ, phạm vi biến động của quá trình này có ảnh hưởng đặc biệt đến màu sắc và khả năng giữ nước của thịt. Giá trị ph tại thời điểm 45 phút, 24h sau giết thịt làm cơ sở để xác định hiện tượng thịt DFD và PSE. Thịt DFD (Dark, Firm, Dry) có mầu sẫm, rắn chắc và khô là biểu hiện làm suy giảm chất lượng thịt lợn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng DFD của thịt lợn do lúc giết mổ hàm lượng glycogen trong cơ thấp và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị ph của thịt làm cho giá trị ph cuối của thịt ở mức cao (ph > 6,0), dẫn đến mầu sắc thịt sẫm hơn, giảm thời gian sử dụng, mùi vị nhạt và làm thay đổi độ dai của thịt. Thịt lợn có chất lượng tốt có giá trị ph tại thời điểm 45 phút sau giết thịt đạt 6,4, giá trị ph cuối thông thường trong khoảng từ 5,4 đến 6,0 và hàm lượng glycogen trong cơ dao động từ 1 5%. Khi hàm lượng glycogen giảm xuống dưới 0,6% làm cho giá trị ph cuối của thịt tăng lên trên 5,7. Hàm lượng glycogen trong cơ trước khi giết mổ thấp do hai nguyên nhân: - Stress khi nhốt và quá trình giết mổ đã làm tăng tiết adrenalin, dẫn đến giảm sút lượng glycogen tích luỹ trong cơ. - Dinh dưỡng có thể làm tăng hoặc giảm lượng glycogen tích luỹ trong cơ. Thịt PSE (Pale, Soft, Exudative) có mầu nhợt nhạt, mềm nhão và rỉ dịch là hiện tượng thường thấy ở thịt lợn. Nguyên nhân của hiện tượng này do giá trị ph giảm nhanh sau giết mổ trong khi nhiệt độ vẫn cao và do sự biến tính của các sợi myofibrine protein (Warner et al., 1997). Hiện tượng thịt PSE do lợn bị stress 21

32 đau đớn quá mức trước và trong quá trình giết mổ. Thịt PSE có giá trị ph tại thời điểm 45 phút sau giết thịt thấp hơn 6,0 và giá trị ph cuối đạt 5,3 (Warriss, 2008). Mùi vị của thịt cũng là chỉ tiêu quan trọng trong các tính trạng chế biến. Mùi vị của thịt bị ảnh hưởng bởi loài, tính biệt, tuổi, mức độ stress, hàm lượng mỡ và khẩu phần ăn của lợn. Ảnh hưởng của tính biệt đến mùi vị của thịt do có mối liên quan với testosterone được sinh ra ở lợn đực không thiến và skatole được sinh ra ở con cái. Testosterone làm tăng thêm sự phát triển của cơ và làm giảm lipid trong cơ. Đối với thịt lợn, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến độ ngọt của thịt hơn là mùi vị và độ dai. Độ ngọt của thịt có mối liên hệ đến khả năng giữ nước và hàm lượng mỡ dắt trong cơ. Hàm lượng mỡ dắt ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngọt và mùi vị (Hocquette et al., 2010). Khi sử dụng thịt lợn, sự an toàn là yếu tố đóng vai trò quan trọng hơn so với các yếu tố về cảm quan và chế biến. Trong yếu tố an toàn, mức nhiễm khuẩn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh yếu tố về sự an toàn, thành phần hoá học thịt cũng có vai trò quan trọng. Thành phần hoá học thịt được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: vật chất khô, protein tổng số, lipid tổng số và khoáng tổng số. Theo cách phân loại chất lượng thịt của Warner et al. (1997); Joo et al. (1999), thịt chất lượng tốt có tỷ lệ mất nước bảo quản trong khoảng từ 2 5%, màu sắc thịt (L*) từ 40-50, giá trị ph 45 phút đạt trên 5,8 và giá trị ph 24h sau giết thịt đạt trong khoảng từ trên 5,4 đến dưới 6, Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt a. Yếu tố di truyền Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt, chất lượng thịt lợn bao gồm sự khác biệt giữa các giống và sự khác biệt giữa các cá thể trong cùng một giống. Giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số lượng cơ, diện tích cơ và thành phần cấu tạo của cơ. Động vật hoang dã có nhiều cơ màu đỏ, ít cơ màu trắng và thớ cơ nhỏ hơn so với động vật nuôi (Lefaucheur, 2010). Lợn Hampshire có nồng độ glycogen trong cơ cao hơn so với lợn Swedish 22

33 Yorshire. Cơ thăn của lợn Berkshire có tỷ lệ cơ oxy hoá chậm nhiều hơn so với lợn Landrace và Yorkshire (Ryu et al., 2008). Bên cạnh yếu tố giống, chất lượng thịt còn bị ảnh hưởng bởi các gen như halothane, RN - (Rendement Napole), Đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt. Lợn mang gen halothane đồng hợp tử lặn hoặc dị hợp có khối lượng thân thịt và tỷ lệ nạc cao hơn (Leach et al., 1996; Larzul et al., 1997; Youssao et al., 2002; Merour et al., 2009; Salmi et al., 2010; Werner et al., 2010). Lợn Landrace mang kiểu gen halothane dị hợp tử (Nn) có tỷ lệ nạc cao hơn, nhưng màu sắc thịt thấp hơn và tỷ lệ mất nước cao hơn so với lợn mang kiểu gen NN (Đinh Văn Chỉnh và cs., 1999). Gen RN - được nhận thấy trên giống lợn Hampshire với tác động làm giảm sản lượng thịt từ 5 6% (Leroy et al., 2000). Gen RN - ảnh hưởng làm tăng lượng glycogen dữ trữ trong cơ, dẫn đến làm giảm ph sau giết thịt. Thịt mang gen RN - được gọi thịt a xít do có giá trị ph thấp. Gen halothane và RN - ảnh hưởng bất lợi đến mầu sắc và khả năng giữ nước của thịt (Leroy et al., 1999). Kiểu gen H-FABP ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, vật chất khô và protein tổng số của cơ thăn trên lợn Yorkshire x Landrace (Đỗ Võ Anh Khoa và cs., 2011). Đa hình di truyền gen Myogenin (MyoG) ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ, giá trị ph 60h sau giết thịt và khoáng tổng số, còn đa hình gen Leukeumia - Inhibitory - Factor (LIF) ảnh hưởng đến chiều dài thân thịt (Đỗ Võ Anh Khoa, 2012a, b). b. Yếu tố ngoại cảnh * Dinh dưỡng Trong các yếu tố ngoại cảnh, yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thịt lợn. Lợn được nuôi dưỡng với khẩu phần có hàm lượng carbohydrate cao thường làm giảm hoặc khắc phục được vấn đề liên quan đến giá trị ph tại thời điểm 24h sau giết thịt cao (thường được biết đến với hiện tượng thịt DFD). Lợn được nuôi dưỡng với mức sacchasore cao hoặc nguồn 23

34 carbohydrate tiêu hoá khác trong một vài ngày đến khi giết thịt có thể làm tăng hàm lượng glycogen dự trữ trong cơ và thường làm giảm giá trị ph 24h. Rosenvold et al. (2001) cho rằng khi sử dụng khẩu phần ăn cho lợn có hàm lượng mỡ cao (khoảng 17 18%) và protein (22 24%) phối trộn với lượng carbohydrate thấp (<5%) trong khoảng thời gian 3 tuần đến khi giết thịt làm giảm hàm lượng glycogen tích luỹ trong cơ thăn. Khi hàm lượng glycogen trong cơ giảm, khả năng giữ nước của cơ thăn được cải thiện. Lợn được cho nhịn đói từ giờ trước khi giết mổ để làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong quá trình giết mổ. Cho lợn nhịn đói trước khi giết mổ là cách làm giảm lượng glycogen dự trữ trong cơ để làm tăng giá trị ph 24h, đồng thời cải thiện khả năng giữ nước, màu sắc thịt. * Quản lý, vận chuyển trước khi giết mổ Quản lý trước khi giết mổ bao gồm sự nhốt lẫn những con lợn không cùng đàn với nhau, quá trình đuổi lợn lên xe, vận chuyển đến nơi giết mổ, nhốt tạm thời có thể gây ra stress về mặt sinh lý và tâm lý. Những vấn đề về quản lý trước khi giết mổ này ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn và dẫn đến biểu hiện thịt DFD và PSE. Kết quả nghiên cứu của Hambrecht et al. (2005) cho thấy, lợn bị vận chuyển, nhốt tạm dài (3h), stress ở mức cao có giá trị ph, màu sáng (L*), màu đỏ (a*) của thịt tại thời điểm 30 phút, 3h sau giết thịt thấp hơn và tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24h cao hơn so với thịt của lợn được vận chuyển, nhốt tạm thời gian ngắn (45-50 phút), stress ở mức thấp. * Phương pháp gây choáng ngất Phương pháp gây choáng ngất bằng điện và CO2 được sử dụng rộng rãi đối với lợn khi giết mổ. Lợn được sử dụng phương pháp gây choáng ngất bằng điện giá trị ph thịt giảm nhanh và khả năng giữ nước kém hơn so với sử dụng phương pháp gây choáng bằng CO2. Sử dụng phương pháp gây choáng bằng điện dẫn tới những stress nghiêm trọng về sinh lý và làm tăng cường trao đổi năng lượng. * Bảo quản Kết quả nghiên cứu của Kim et al. (2013) cho thấy dịch tiết của thịt luôn thoát ra ngoài trong quá trình bảo quản lạnh và dịch tiết thoát nhiều hơn bởi quá trình giải đông. Quá trình giải đông làm tăng quá trình rỉ dịch, đồng thời làm 24

35 giảm màu sáng (L*- lightness) và màu đỏ (a*- redness). Thịt có giá trị ph cao sẽ có mức rỉ dịch thấp và màu sắc thịt sẽ chậm thay đổi theo thời gian bảo quản (Đỗ Võ Anh Khoa, 2012c) Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Tình hình nghiên cứu ngoài nước a. Tần số kiểu gen halothane và phẩm chất tinh dịch Hanset et al. (1983) đã tìm thấy tỷ lệ lợn đực và lợn cái mang kiểu gen TT tương ứng là 88,47% và 93,30%. Tổng số 1557 lợn Piétrain từ 3 Trung tâm kiểm định của Pháp có 128 CC, 334 CT và 1095 TT tương ứng 8,22; 21,45 và 70,33% (Merour et al., 2009). Kết quả công bố của tác giả Ciereszko et al. (2000) cho thấy, lợn đực Piétrain thuần có thể tích tinh dịch (158,1 ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (84,6 tỷ/lần) thấp hơn so với đực Large White (266,1 ml và 95,1 tỷ/lần) và đực lai PiDu (201,3 ml và 92,7 tỷ/lần). Tác giả cũng khẳng định, mùa vụ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain thuần, Large White và đực lai PiDu. Thể tích tinh dịch tăng dần từ tháng 3 và đạt cao nhất ở tháng 11. Nồng độ tinh trùng đạt cao nhất ở tháng 3, 5 và thấp nhất ở tháng 9, 1, 2. Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác đạt cao nhất ở tháng 11 và thấp nhất ở tháng 4. Kết quả nghiên cứu trong 8 năm (từ 1990 đến 1997) của Smital et al. (2004) cho thấy lợn đực Piétrain thuần có thể tích tinh dịch (240,8 ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (88,95 tỷ/lần) thấp hơn so với đực Large White (349,25 ml và 119,32 tỷ/lần), nhưng lại cao hơn so với đực Duroc (161,28 ml và 81,14 tỷ/lần) và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác đạt giá trị cao ở vụ thu đông, thấp ở vụ xuân hè. Theo Smital et al. (2005), khả năng di truyền (h 2 ) ở mức cao đối với các tính trạng thể tích tinh dịch (0,58), nồng độ tinh trùng (0,49), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (0,42) và ở mức trung bình đối với các tính trạng hoạt lực tinh trùng (0,38), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (0,34). Kết quả công bố của tác giả Kawecka et al. (2008) cho thấy, lợn đực 25

36 Duroc, Piétrain, đực lai PiDu và DuPi có các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch tăng dần từ 230, 250, 270 ngày tuổi. Đực Piétrain thuần có các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch thấp hơn so với đực Duroc thuần, đực lai PiDu và DuPi. Wysokinska et al. (2009) đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng (A) thể tích tinh dịch (V) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) ở tất cả các tháng trong năm của lợn đực Duroc tại Ba Lan thấp hơn so với lợn đực Piétrain và PiDu (Piétrain x Duroc). Tuy nhiên, chỉ tiêu nồng độ tinh trùng (C) của lợn Duroc cao hơn so với lợn đực Piétrain, PiDu (Piétrain x Duroc). Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch được Wolf and Smital (2009) tiến hành nghiên cứu từ năm 2000 đến 2007 trên đực thuần Duroc, Yorkshire, Piétrain và đực lai Duroc x Yorkshire, Duroc x Piétrain và Yorkshire x Duroc. Tác giả khẳng định rằng thể tích tinh dịch đạt giá trị cao nhất từ tháng 10 đến tháng 12 và thấp nhất ở tháng 3 và tháng 4. Nồng độ tinh trùng đạt giá trị cao nhất vào mùa đông và đầu xuân và đạt giá trị thấp nhất từ giữa hè đến đầu thu. Smital (2009) cho biết tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác đạt cao nhất ở các tháng 10, 11, 12, 1, 2 và thấp nhất ở các tháng 6, 7, 8, 9. Theo Wolf (2009b) lợn đực thuộc dòng mẹ và dòng bố có hệ số di truyền ở mức thấp đối với các tính trạng thể tích tinh dịch (0,21 và 0,25), nồng độ tinh trùng (0,17 và 0,23), hoạt lực tinh trùng (0,14 và 0,08), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (0,06 và 0,17). Wierzbicki et al. (2010) khẳng định các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn không những bị ảnh hưởng bởi yếu tố giống và tuổi mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như năm, mùa vụ. b. Năng suất sinh sản Mccann et al. (2008) khẳng định sử dụng đực thuần hoặc đực lai không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Kết quả công bố của Pholsing et al. (2009) cho thấy, lợn Piétrain nuôi tại Thái Lan có tuổi đẻ lứa đầu 434,76 ngày, số con sơ sinh sống đạt 7,47 con và khối lượng sơ sinh/ổ đạt 11,10 kg thấp hơn so với lợn nái Large White nuôi trong cùng điều kiện (428,34 ngày, 8,58 con và 11,80 kg). Tác giả khẳng định hệ số di truyền ước tính ở mức thấp cho các tính trạng tuổi đẻ lứa đầu (0,06), số con sơ 26

37 sinh sống (0,11) và khối lượng sơ sinh/ổ (0,08). Tomiyama et al. (2010) nghiên cứu trên lợn Berkshire nuôi tại Nhật Bản cho biết: hệ số di truyền của khối lượng sơ sinh là 0,07, khối lượng cai sữa là 0,14 và khối lượng 60 ngày tuổi là 0,18. Roehe et al. (2009) cho biết, hệ số di truyền ước tính ở mức thấp đối với tính trạng khối lượng sơ sinh (0,20). Ibáñez-Escriche et al. (2009) cho biết, lợn nái Piétrain nuôi tại Tây Ban Nha có số con đẻ ra đạt 9,96 con thấp hơn so với nái Large White (13,29 con), Landrace (11,58 con). Tuy nhiên, tỷ lệ lợn con sơ sinh chết của nái Piétrain (8,23%) thấp hơn so với nái Large White (14,30%), Landrace (9,45%). Số con đẻ ra/lứa thường thấp ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt cao nhất từ lứa thứ 3 đến lứa thứ 5 (Tretinjak et al., 2009). c. Khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Bidanel et al. (1991) cho biết lợn Piétrain nuôi tại Pháp có khối lượng kết thúc đạt 97,4 kg, khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 634 g/ngày, khối lượng thức ăn thu nhận đạt 2,17 kg/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,62 kg/kg, khối lượng móc hàm đạt 81,4 đến 83,0 kg, tỷ lệ móc hàm từ 76,8 đến 78,3%, dài thân thịt từ 92,5 đến 93,2 cm và tỷ lệ nạc từ 60,7 đến 63,7%. Htoo and Molares (2012) khi nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên lợn giai đoạn từ 15 đến 35 ngày tuổi có tăng khối lượng trung bình đạt từ g/ngày và tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng đạt 1,36 đến 1,60 kg/kg. Lợn Piétrain nuôi tại Anh có khối lượng cai sữa đạt 8,2 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa đạt 289 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 1,18 kg/kg (Taylor et al., 2012). Rinaldo and Jacques (2001) khi nghiên cứu trên lợn Large White nuôi tại Pháp giai đoạn từ 15 đến 35 kg có tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt từ g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt từ 1,59 đến 1,70 kg/kg. Zhang et al. (1992) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Canada cho thấy khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 742,3 g/ngày, tỷ lệ móc hàm, dài thân thịt và diện tích cơ thăn đạt các giá trị lần lượt 74,25%, 73,4 cm và 36,1 27

38 cm 2. Tác giả cũng cho rằng, lợn đực có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (782,7 g/ngày) cao hơn so với lợn cái (757,4 g/ngày), nhưng tỷ lệ móc hàm (73,7%), chiều dài thân thịt (77,2 cm) của lợn cái cao hơn so với lợn đực (73,1% và 75,7 cm). Kiểu gen halothane có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, lợn mang kiểu gen CT có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (748,2 g/ngày) cao hơn so với kiểu gen TT (713,7 g/ngày) và không có sự sai khác về tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, diện tích cơ thăn giữa lợn mang kiểu gen CT và TT. Kết quả công bố của tác giả Zhang et al. (1992) cũng cho thấy vật chất khô, protein thô, lipit tổng số và khoáng tổng số của lợn Piétrain đạt các giá trị lần lượt 27,5; 75,3; 16,7 và 3,8% (tính theo vật chất khô). Peinado et al. (2008) cho rằng, tính biệt không có ảnh hưởng đến vật chất khô và protein tổng số. Kết quả nghiên cứu của Youssao et al. (2002) trên lợn Piétrain cho thấy, lợn mang kiểu gen TT có khối lượng giết mổ (103,2 kg), dày mỡ lưng (19,3 mm), chiều dài thân thịt (79,5 cm), tỷ lệ móc hàm (85,5%) thấp hơn so với lợn mang kiểu gen CC (103,8 kg, 21,2 mm, 80,9 cm và 86,1%) và CT (103,5 kg, 20,9 mm, 80,5 cm và 85,82%), nhưng dày cơ thăn (53,74 mm), diện tích cơ thăn (55,2 cm 2 ), tỷ lệ nạc (66,6%) của lợn mang kiểu gen TT cao hơn so với kiểu gen CC (52,4 mm, 53,4 cm 2 và 64,1%) và CT (52,5 mm, 54,2 cm 2 và 64,1%). Kết quả nghiên cứu của Merour et al. (2009) trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp cho thấy, lợn mang kiểu gen CC có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (822,1 g/ngày) thấp hơn so với kiểu gen CT (843,0 g/ngày), TT (834,6 g/ngày) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn mang kiểu gen CC (2,53 kg/kg) cao hơn so với kiểu gen CT(2,52 kg/kg), TT(2,49 kg/kg). Các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của lợn mang kiểu gen CC như chiểu dài thân thịt (97,1 cm), dày mỡ lưng (11,88 mm), dày cơ thăn (64,38 mm) tốt hơn so với kiểu gen CT (96,23 cm, 11,31 mm và 65,87 mm), TT (93,96 cm, 10,44 mm và 67,76 mm). Merour et al. (2009) cũng khẳng định kiểu gen halothane ảnh hưởng đến giá trị ph, khả năng giữ nước và màu sáng của thịt. Kết quả nghiên cứu của Pas et al. (2010) cho thấy lợn Piétrain nuôi tại Hà Lan có dày mỡ lưng từ 8,5 đến 16 mm (trung bình 13,1 mm), dày cơ thăn từ 62,5 28

39 đến 77,0 mm (trung bình 67,7 mm), tỷ lệ nạc ước tính từ 58,9 đến 65,7% (trung bình 60,2%) và giết thịt ở khối lượng từ 89,1 đến 101,1 kg (trung bình 94,6 kg). Tác giả cũng khẳng định, giá trị ph thịt lợn Piétrain giảm dần theo thời gian bảo quản 1, 3, 6 và 24 giờ sau giết mổ với các giá trị lần lượt 6,6; 5,9; 5,8; và 5,36. Werner et al. (2010) cho biết, lợn Piétrain nuôi tại Đức có khối lượng móc hàm 83,9 kg, tỷ lệ thịt xẻ 77,9%, tỷ lệ nạc 61,1%, giá trị ph ở các thời điểm 1 phút, 45 phút và 24 giờ đạt các giá trị lần lượt 6,4; 6,2 và 5,7. Tomka et al. (2010) cho rằng, hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong khoảng từ 0,13 đến 0,23. Szyndler-Nedza et al. (2010) cho biết hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Pulawska ở mức thấp (0,07), lợn Piétrain ở mức cao (0,578), nhưng hệ số di truyền của tính trạng tỷ lệ nạc trên lợn đực, cái Piétran đạt các giá trị lần lượt 0,124 và 0,242. Theo Kiszlinger et al. (2011) hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày và tỷ lệ nạc trên lợn Piétrain thuần nuôi tại Hungary ước tính được ở mức thấp (0,20 và 0,17). Theo Saintilan et al. (2011b), hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp ở mức trung bình (0,4) và hệ số di truyền về tỷ lệ nạc ở mức cao (0,58). Theo Radović et al. (2013), hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Landrace nuôi tại Serbia ở mức thấp (0,11) và tỷ lệ nạc ở mức cao (0,633). Chọn lọc theo giá trị giống đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước có nền chăn nuôi công nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn phát triển. Phương pháp BLUP đã được sử dụng tại Mỹ, Úc từ những năm Các nước có nền chăn nuôi công nghiệp phát triển đã có những phần mềm chuyên dụng cho việc xác định giá trị giống như: Herdsman (Canada), Stages (Mỹ), Pest (Đức), PigBLUP (Úc). Các tác giả Long et al. (1991); Newcom et al. (2005); Apostolov and Sabeva (2009); Tage et al. (2011) đã sử dụng phương pháp này để ước tính giá trị giống đối với các tính trạng về khả năng sản xuất của lợn. Bằng phương pháp BLUP tiến bộ di truyền của các tính trạng về khả năng sản xuất trên đàn lợn giống đã được cải thiện tăng thêm từ 0,04 0,5 con/ổ/năm đối với tính trạng sinh sản và tuổi đạt khối lượng 100 kg đã giảm xuống 0,4 9,5 ngày/năm. 29

40 Tình hình nghiên cứu trong nước a. Phẩm chất tinh dịch Trong chăn nuôi lợn, đực giống có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đàn con. Nghiên cứu các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch là cơ sở khoa học để đánh giá chất lượng đực giống, đồng thời chọn lọc đực giống có khả năng tăng khối lượng nhanh và phẩm chất tinh dịch tốt. Kết quả điều tra các trang trại chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc của tác giả Vũ Đình Tôn và cs. (2007) cho thấy đực ngoại được sử dụng khá phổ biến (79%) trong cơ cấu đàn đực giống. Trong đó, các giống đực được sử dụng chủ yếu là Landrace (13%), Yorkshire (21%), Duroc (30%) và PiDu (15%). Kết quả nghiên cứu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực đã được nhiều tác giả công bố. Phan Xuân Hảo (2006) khi đánh giá tính năng sản xuất của đực thuần (Landrace và Yorkshire) và đực lai F1(Landrace x Yorkshire) cho biết đực lai có tuổi bắt đầu khai thác (7 tháng) sớm hơn so với đực thuần (8 tháng) và các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch được cải thiện qua các năm khai thác. Nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) cho thấy lợn đực L19 (tên mới hiện nay là VCN03) có thể tích tinh dịch (229,3 ml), nồng độ tinh trùng (317,2 triệu/ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (54,09 tỷ/lần) tốt hơn so với đực Duroc (220,5 ml, 271,05 triệu/ml và 46,27 tỷ/lần). Đào Đức Thà và Phan Trung Hiếu (2009) khi nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lý hóa của môi trường trong quá trình bảo quản dạng lỏng và ảnh hưởng môi trường bảo quản đến sức sống của tinh trùng lợn đã cho biết thể tích (V), hoạt lực (A), nồng độ tinh trùng (C), tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC), tỷ lệ kỳ hình (K%) và giá trị ph tinh dịch của lợn đực thuộc dòng L19 (dòng VCN03 có nguồn gốc PIC) lần lượt đạt các giá trị: 193,14 ml, 83,05%, 298,78 triệu/ml, 47,93 tỷ/lần, 5,07% và 7,19. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Trịnh Văn Thân và cs. (2010), Do et al. (2013), Đỗ Đức Lực và cs. (2013a) cho thấy nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác ở vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ 30

41 Hè Thu. Theo tác giả Trịnh Văn Thân và cs. (2010), lợn đực được nuôi theo hình thức chăn nuôi bán công nghiệp có thể tích tinh dịch (269,19 ml), hoạt lực tinh trùng (0,83) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (48,94 tỷ/lần) cao hơn so với hình thức chăn nuôi công nghiệp (216,18 ml, 0,79 và 38,64 tỷ/lần). Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến phẩm chất tinh dịch đã được mô tả trong các nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Lực và cs. (2013a); Do et al. (2013). Kết quả cho thấy, lợn đực Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch tốt hơn so với lợn mang kiểu gen CT. Bên cạnh việc đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến phẩm chất tinh dịch, tác giả Đỗ Đức Lực và cs. (2013a) cũng cho biết tỷ lệ máu Piétrain kháng stress có ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực PiDu25, PiDu50 và PiDu75. b. Năng suất sinh sản Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước về khả năng sinh sản của lợn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này trong những năm qua hầu hết đều tập trung vào việc đánh giá về năng suất sinh sản của nái nội, nái lai, nái ngoại thuần thuộc nhóm cái giống đa sản (Landrace, Yorkshire) hoặc lợn nái thuộc các dòng tổng hợp. Các nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái thuộc giống chuyên dụng dòng bố như Piétrain, đặc biệt dòng Piétrain kháng stress trong điều kiện chăn nuôi nhiệt đới còn hạn chế. Đặng Vũ Bình (2003) công bố về năng suất sinh sản của nái Landrace và Yorkshire nuôi tại các cơ sơ giống miền Bắc đạt ở mức độ thấp so với năng suất cùng giống nuôi tại các nước chăn nuôi tiên tiến. Lợn nái Landrace và Yorkshire có tuổi đẻ lứa đầu trên 13 tháng, số lứa đẻ/nái/năm đạt 2,0 và sản xuất được 16,5 lợn con cai sữa/năm. Đặng Vũ Bình và cs. (2005) khi sử dụng nái lai F1 giữa hai giống Landrace và Yorkshire cho thấy, ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở các tính trạng số con đẻ ra, số con để nuôi, khối lượng sơ sinh/ổ, số con cai sữa và khối lượng cai sữa/ổ. Nái lai F1(Landrace x Yorkshire) có ưu thế lai cao hơn rõ rệt so với nái F1(Yorkshire x Landrace). Nguyễn Thị Viễn và cs. (2005) khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của hai nhóm nái lai F1(Landrace x Yorkshire) và F1(Yorkshire x 31

42 Landrace) cho thấy, nhóm nái F1 (Landrace x Yorkshire) nâng cao được khối lượng cai sữa từ 0,65 3,29 kg/ổ, còn nhóm nái F1(Yorkshire x Landrace) nâng cao được số con sơ sinh sống/ổ từ 0,24 0,62 con và rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu từ 4 11 ngày. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005, 2006c) cho thấy, năng suất sinh sản của nái F1(Landrace x Yorkshire) được nâng cao khi phối với đực Piétran và Duroc. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a), sử dụng đực Piétrain phối với nái F1 (Yorkshire x Móng Cái) cải thiện được khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con so với sử dụng đực Landrace. Khi sử dụng đực Yorkshire và Piétrain phối với nái Móng Cái, Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết mức độ cải thiện các chỉ tiêu về khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con khi sử dụng đực Piétrain phối với nái Móng Cái cũng đạt cao hơn so với sử dụng đực Yorkshire. Theo Đặng Vũ Bình và cs. (2008b), nái F1(Yorkshire x Móng Cái) phối với đực Duroc, Landrace nâng cao được số con còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ, còn phối với đực lai PiDu nâng cao tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa. Khi đánh giá mức độ đóng góp của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của lợn nái F1(Móng Cái x Yorkshire) và Móng Cái nuôi trong nông hộ, Lê Đình Phùng và Mai Đức Trung (2008); Lê Đình Phùng và Phan Hữu Tuần (2008) cho thấy, yếu tố giống, phương thức phối và vùng sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng sinh sản của lợn nái. Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) công bố về khả năng sinh sản của nái F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực F1(Duroc x Landrace) cho thấy khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm đạt 144,5 kg. Khi sử dụng đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire x Landrace), Lê Đình Phùng (2009) cũng cho thấy khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm đạt 134,65 kg. Nái lai F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) và VCN22 (lợn nái bố mẹ có nguồn gốc PIC) có năng suất sinh sản tốt hơn so với nái Landrace, Yorkshire thuần nuôi trong điều kiện trang trại (Nguyễn Ngọc Phục và 32

43 cs., 2009). Nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) có năng suất sinh sản tương đối cao và ổn định khi phối với đực PiDu (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009). Xu hướng này cũng được Phan Xuân Hảo (2010) tìm thấy khi sử dụng đực Omega và PiDu phối với nái F1(Landrace x Yorkshire). Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) công bố về năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái, Piétrain, Landrace, Yorkshire nuôi trong điều kiện nông hộ. Kết quả cho thấy lợn nái Móng Cái có số con sơ sinh sống, số con cai sữa cao nhất (11,67 và 9,44 con/lứa), thấp nhất ở nái Piétrain (9,61 và 8,82 con). Tuy nhiên, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của nái Piétrain đạt cao nhất (1,48 và 14,43 kg), thấp nhất ở nái Móng Cái (0,60 và 6,04 kg). Năng suất sinh sản của tổ hợp lai 3 và 4 giống cao hơn so với lai 2 giống (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Kết quả công bố của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010a) cho thấy, nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc có khối lượng cai sữa/con (6,35 kg), khối lượng lúc 60 ngày tuổi (18,66 kg) cao hơn so với khi phối với đực Landrace (6,09 và 18,34 kg). Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), nái F1(Landrace x Yorkshire) và F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực L19 có số con đẻ ra, số con để nuôi cao hơn khi phối với đực Duroc, nhưng khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/ổ thấp hơn. Kết quả công bố của Do et al. (2013) cho thấy, kiểu gen halothane không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại miền Bắc. c. Khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn ở nước ta đã được tiến hành từ nhiều năm nay và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên các nghiên cứu trong nước những năm qua phần lớn là tập trung đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai. Các nghiên cứu trên các giống lợn thuần, đặc biệt các giống thuần thuộc dòng bố như Piétrain và Piétrain kháng stress ở nước ta còn hạn chế. 33

44 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004) cho thấy, sử dụng đực Piétrain phối với nái Móng Cái, F1(Yorkshire x Móng Cái), Yorkshire tạo ra con lai nuôi thịt có năng suất và chất lượng thịt khá tốt. Phùng Thăng Long (2005) sử dụng đực Piétrain phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) tạo ra con lai có tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 661,10 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,31 kg/kg, tỷ lệ thịt móc hàm đạt 79,85%, tỷ lệ thịt xẻ đạt 71,10%, dày mỡ lưng đạt 0,82 cm, diện tích mắt thịt đạt 50,03 cm 2 và tỷ lệ nạc đạt 56,87%. Tổ hợp lai Piétrain x (Yorkshire x Móng Cái) nuôi trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ tăng khối lượng trung bình đạt 490,5 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,56 kg/kg (Hồ Trung Thông và Lê Văn An, 2006). Theo Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006), hệ số di truyền của tính trạng tuổi đạt khối lượng 90kg ở mức trung bình (0,32 0,45), dày mỡ lưng đạt ở mức cao (0,47 0,66), số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng lúc 21 ngày tuổi đạt ở mức thấp (0,11 0,17) trên tất cả các giống lợn thuần Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại các tỉnh phía Nam. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a, 2006b, 2006c) khi sử dụng đực Piétrain phối với nái Móng Cái, F1 (Yorkshire x Móng Cái), F1(Landrace x Yorkshire) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn, dày mỡ lưng mỏng hơn, diện tích cơ thăn lớn hơn so với khi phối với đực Landrace, Yorkshire và Duroc. Phan Xuân Hảo (2007) cho biết khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ nạc, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Landrace (710,56 g/ngày, 56,17% và 2,91 kg/kg), Yorkshire (664,87 g/ngày, 53,86% và 3,07 kg/kg), F1(Landrace x Yorkshire) (685,31 g/ngày, 55,35% và 2,83 kg/kg), các chỉ tiêu về chất lượng thịt đều tốt thể hiện thông qua tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24h (3,14 3,61%), giá trị ph 45 phút (6,12-6,19), 24h (5,69 5,82%) sau giết thịt và màu sáng (46,01 48,09). Đặng Vũ Bình và cs. (2008a) cho biết con lai giữa đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày 34

45 (656,74 g/ngày) thấp hơn, nhưng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (2,84 kg) lại cao hơn so với khi lai với đực Duroc (673,60 g/ngày và 2,81 kg/kg), lai với Landrace (679,48 g/ngày và 2,74 kg/kg). Tuy nhiên, các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của con lai giữa đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có xu hướng cao hơn so với con lai giữa đực Duroc và Landrace phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái). Tuy vậy, chất lượng thịt đạt yêu cầu với giá trị của các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008) cho thấy, sử dụng đực Piétrain phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,78 3,18 kg/kg, tỷ lệ thịt xẻ 74,9 75,8% và tỷ lệ nạc 50,8 53,0%. Con lai giữa đực Landrace phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 605,59 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,04 kg/kg, tỷ lệ nạc đạt 49,99% và chất lượng thịt đạt mức bình thường (Vũ Đình Tôn và cs., 2008). Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại Hải Phòng, Đỗ Đức Lực và cs. (2008) cho biết khối lượng trung bình của toàn đàn ở 2; 4; 5,5 và 8,5 tháng tuổi đạt các giá trị tương ứng là 19,05; 51,05; 85,82 và 119,47 kg. Ở các thời điểm, ngoại trừ lần khảo sát đầu tiên, lợn đực có khối lượng cơ thể lớn hơn con cái, lợn mang kiểu gen CT cao hơn CC, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tăng khối lượng toàn đàn trong thời gian nuôi hậu bị đạt 528,56 gram/ngày. Tăng khối lượng trung bình ở lợn đực (546,48 gram) nhanh hơn lợn cái (520,29 gram), ở kiểu gen CT cao hơn CC nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là 2,69 kg. Tỷ lệ nạc được đánh giá ở 8,5 tháng tuổi đạt 64,08%. Theo Nguyễn Ngọc Phục và cs. (2009), khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ nạc của lợn lai thương phẩm 3, 4 giống cao hơn so với lai 2 giống, nhưng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có xu hướng ngược lại. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009) khẳng định, các con lai có sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trưởng tương đối cao và con lai 4 giống PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) thể hiện được ưu thế lai so với con lai 3 giống PiDu x 35

46 Landrace và PiDu x Yorkshire. Kết quả công bố của Phan Xuân Hảo và cs. (2009) cho thấy, tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái F1 (Landrace x Yorkshire) có tỷ lệ thịt xẻ (71,60%), cao hơn so với con lai giữa nái Landrace (71,55%), Yorkshire (71,37%) phối với đực PiDu và chất lượng thịt của các tổ hợp lai này đều đạt chỉ tiêu chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thăng Long và Nguyễn Phú Quốc (2009) cho thấy, sử dụng đực Piétrain phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt từ 628,47 636,39 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 3,36 3,40 kg/kg, tỷ lệ móc hàm đạt từ 79,77 79,99%, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 71,23 71,63%, tỷ lệ nạc đạt từ 53,32 53,42%, dày mỡ lưng đạt 13,61 13,71 mm và diện tích cơ thăn đạt từ 48,23 48,55 cm 2. Khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực Duroc và L19, Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010) cho biết các tổ hợp lai này có khả năng sinh trưởng tốt với tăng khối lượng trung bình đạt từ g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở mức thấp (2,7 2,8 kg/kg). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) cho thấy, lợn Piétrain thuần nuôi trong điều kiện nông hộ có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 704,33 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt 58,75% và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,30 kg/kg. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) khẳng định, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ nạc của tổ hợp lai 4 giống PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) cao hơn so với tổ hợp lai 2 và 3 giống Landrace x F1(Landrace x Yorkshire), Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) và chất lượng thịt của các tổ hợp lai này đạt tiêu chuẩn bình thường. Theo Phan Xuân Hảo (2010), tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) có ưu thế hơn về khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày so với tổ hợp lai Omega x F1(Landrace x Yorkshire). Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) khẳng định, sử dụng đực PiDu, Omega phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) có thể nâng cao được tỷ lệ nạc và đảm bảo được chất lượng thịt tốt. 36

47 Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010a) cho biết, sử dụng đực Duroc phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (736,03 g/ngày), tỷ lệ nạc (55,16%), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (2,72 kg/kg) tốt hơn so với con lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Landrace (703,89 g/ngày, 53,39% và 2,75 kg/kg) và chất lượng thịt của cả hai tổ hợp lai này đều đạt yêu cầu. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010b) khẳng định, khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tiêu tốn thức ăn của tổ hợp lai giữa nái F1(Yorkshire x Móng Cái) phối với đực Duroc, Landrace ở giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất bán tốt hơn khi phối với đực F1(Landrace x Yorkshire) và chất lượng thịt của các tổ hợp lai này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt tốt. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Đỗ Đức Lực và cs. (2011) khẳng định, khối lượng lúc 2, 5,5 tháng tuổi, tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc không chịu ảnh hưởng bởi kiểu gen halothane. Khi đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen H-FABP đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt ở lợn, tác giả Đỗ Võ Anh Khoa và cs. (2011) cho rằng kiểu gen H-FABP không ảnh hưởng đến giá trị ph sau giết thịt, nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng giữ nước của thịt thăn ở thời điểm 72h sau giết thịt và lợn mang kiểu gen CC có chất lượng thịt ngon hơn so với kiểu gen CT. Kết quả công bố của Đỗ Đức Lực và cs. (2013a) về khả năng sinh trưởng của lợn đực Piétrain kháng stress thuần và đực Piétrain kháng stress lai với Duroc cho thấy, tỷ lệ máu Piétrain kháng stress càng tăng khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày càng giảm, nhưng tỷ lệ nạc lại càng tăng. Theo Phạm Thị Đào và cs. (2013), con lai có sự tham gia của đực PiDu với tỷ lệ máu Piétrain kháng stress tăng dần (25%, 50% và 75%), khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của con lai giảm dần, nhưng tỷ lệ nạc có xu hướng ngược lại và chất lượng thịt của các tổ hợp lai này đều đạt tiêu chuẩn. Trịnh Hồng Sơn và cs. (2013a) công bố về khả năng sinh trưởng của dòng đực tổng hợp VCN03 cho thấy, khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày 37

48 (829,80 g/ngày), tỷ lệ móc hàm (84,30%), tỷ lệ nạc (61,14%) của thế hệ 1 sau chọn lọc đạt cao hơn so với thế hệ xuất phát (769,51 g/ngày, 84,12% và 59,74%). Các chỉ tiêu về chất lượng thịt của thế hệ xuất phát và thế hệ 1 sau chọn lọc đều đạt tiêu chuẩn tốt. Phương pháp BLUP (Best Linear Unbiased Pridiction) là phương pháp chọn giống tốt nhất và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Phương pháp BLUP được ứng dụng trong công tác chọn giống lợn ở nước ta được bắt đầu từ sau năm Kết quả công bố về giá trị giống phục vụ cho việc chọn lọc các tính trạng ở lợn vẫn còn rất hạn chế. Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008; 2010) nghiên cứu về giá trị giống ước tính các tính trạng tăng khối lượng, dày mỡ lưng, số con sơ sinh sống/lứa, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi cho giống lợn Landrace, Yorkshire nuôi tại Tam Đảo và Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương cho biết khi phối những cá thể đực và cái có giá trị giống ước tính cao thì giá trị giống ước tính ở đời con của chúng sẽ cao. Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009); Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2009); Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011); Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014) cũng đã sử dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống của một số tính trạng trên lợn ngoại. Việc sử dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống đã được ứng dụng ở một số cơ sở giống lợn và đã mang lại hiệu quả nhất định, cụ thể: số con đẻ ra còn sống đã tăng từ 0,045 0,2 con/ổ/năm và dày mỡ lưng đã giảm được 0,3 0,4 mm/năm. Các công trình công bố trong và ngoài nước nêu trên đã nghiên cứu khá toàn diện về khả năng sản xuất của lợn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khả năng sản xuất trên lợn Piétrain kháng stress và đặc biệt trên đàn lợn này nuôi trong điều kiện của miền Bắc Việt Nam còn ít, chưa có hệ thống, chưa được toàn diện và đầy đủ. Mặt khác, việc đánh giá được khả năng di truyền và xây dựng định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện miền Bắc Việt Nam chưa từng được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây. 38

49 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Lợn Piétrain kháng stress nguồn gốc từ Bỉ 2.2. Nội dung nghiên cứu Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress - Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress - Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress - Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress - Năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Piétrain kháng stress Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress - Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress - Ước tính giá trị giống và chọn lọc đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress 2.3. Phương pháp nghiên cứu Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress Phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress a. Vật liệu Lợn đực Piétrain kháng stress: 45 con (31 lợn đực nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng và 14 lợn đực nuôi tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) với 1342 lần khai thác tinh. b. Phương pháp nghiên cứu * Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và chế độ khai thác Lợn đực được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn bao gồm: Năng lượng trao đổi : 3150 Kcal ME Protein thô : 18,0 % Ca : 0,8 1,5 % P : 0,7 % 39

50 Đực giống Piétrain kháng stress được nuôi riêng theo từng ô có máng ăn, núm uống tự động và khẩu phần cho ăn hàng ngày: 2,5 3,0 kg. Lợn đực được nuôi với kiểu chuồng hở tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng và kiểu chuồng kín tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Lợn đực hậu bị được huấn luyện nhảy giá lúc ngày tuổi (7,5-8 tháng tuổi) và thời gian khai thác không quá 48 tháng tuổi (4 năm tuổi). Quy trình vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn đực Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 2.2. Nghiên cứu được tiến hành tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng (trại Đồng Hiệp) từ tháng 1/2009 đến tháng 8/2014 với 863 lần khai thác tinh và Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trung tâm Giống lợn) từ tháng 11/2011 đến tháng 8/2014 với 479 lần khai thác tinh. Lấy tinh bằng cách cho lợn đực nhẩy giá, dụng cụ lấy tinh được vô trùng trước khi lấy. Tinh dịch được lấy vào buổi sáng với chu kỳ khai thác từ 4-5 ngày. + Thể tích tinh dịch (V, ml) được xác định bằng cốc đong chia vạch. + Hoạt lực tinh trùng (A, 0 A 1) được xác định bằng số tinh trùng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng quan sát trong vi trường của kính hiển vi với độ phóng đại lần. + Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml) được xác định bằng máy xác định nồng độ tinh trùng (SDM5 của hãng Minitube, Đức). + Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC, tỷ/lần) được xác định bằng tích của ba chỉ tiêu V, A và C. + Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %) được xác định bằng phương pháp nhuộm và soi trên kính hiển vi với độ phóng đại lần. + Sức kháng của tinh trùng (R) được xác định bằng phương pháp của Minovalov (1962). + Giá trị ph tinh dịch được đo bằng máy ph (Metter Toledo MP 220). Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD), hệ số biến động (Cv%). 40

51 Sử dụng thủ tục GLM SAS 9.1 (2002) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình thống kê: Yijklmn = µ + Gi + GEj +Fk+Yl+Sm + εijklmn Trong đó: Yijklmn : chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch µ : trung bình quần thể Gi : ảnh hưởng của thế hệ thứ i th (i = 4 mức, 1; 2; 3; 4) GEj : ảnh hưởng của kiểu gen halothane thứ j th (j= 2 mức, CC và CT) Fk : ảnh hưởng của trại thứ k th (k = 2 mức, trại Đồng Hiệp và Trung tâm Giống lợn) Yl : ảnh hưởng của năm thứ l th (l = 6 mức, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014) Sm : ảnh hưởng của mùa vụ thứ m th (m = 4 mức, theo tiết khí xuân từ 4/2 đến 5/5, hè từ 6/5 đến 7/8, thu từ 8/8 đến 7/11 và đông từ 8/11 đến 3/2) εijklmn : sai số ngẫu nhiên Ước tính giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số của trung bình phương nhỏ nhất (SE) bằng câu lệch LSMeans với so sánh cặp bằng pdiff hiệu chỉnh bằng phương pháp Tukey. Tính hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác bằng phần mềm R Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress a. Vật liệu Lợn nái Piétrain kháng stress: 136 con (100 lợn nái nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng và 36 lợn nái nuôi tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) với 355 lứa đẻ. b. Phương pháp nghiên cứu * Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Lợn nái Piétrain kháng stress được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn được trình bày ở bảng

52 Loại lợn Theo mẹ Cai sữa Hậu bị Nái mang thai Nái nuôi con Đực Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn của lợn nái Protein ME P Ca Khẩu phần Loại lợn (%) (Kcal/kg) (%) (%) (kg/ngày) Nái chửa kỳ I ,3-1,6 0,6-1,6 1,8-2,0 Nái chửa kỳ II 15, ,3-1,6 0,6-1,6 2,2-2,8 Nái nuôi con 15, ,3-1,6 0,6-1,6 5,0-5,5 Nái chờ phối 15, ,3-1,6 0,6-1,6 2,2-2,8 Tẩy giun Ngày cai sữa Bảng 2.2. Quy trình vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn AD3E 7,5 tháng tuổi Ngày cai sữa Diệt ghẻ Trước đẻ 1 tuần Myco PRRS Dịch tả FMD Aujesky Parvo * 7 ngày tuổi * 21ngày tuổi * 24 tuần tuổi * 19 tuần tuổi * 23 tuần tuổi 4 tháng/1 lần, toàn đàn nái và đực 35 ngày tuổi * 75 ngày tuổi * 28 tuần tuổi Trước đẻ 5 tuần 45 ngày tuổi * 27 tuần tuổi Trước đẻ 4 tuần * 21 tuần tuổi *25 tuần tuổi Trước đẻ 3 tuần 6 tháng 1 tháng 3 tháng 6 tháng/lần /lần /lần /lần - AD 3E: vitamin A, D 3 và E - Myco: tiêm vaccin phòng bệnh suyễn - PRRS: tiêm vaccin phòng hội chứng hô hấp sinh sản ở lợn - FMD: tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm long móng Nghiên cứu được tiến hành tại trại Đồng Hiệp từ tháng 10/2008 đến tháng Ghi chú: 8/2014 với 257 lứa đẻ và Trung tâm Giống lợn từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2014 với 98 lứa đẻ. Lợn nái Piétrain kháng stress được nuôi trong điều kiện chuồng hở tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng và chuồng kín tại Trung tâm * 22 tuần tuổi * 26 tuần tuổi 42

53 Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Lợn cái hậu bị được phối giống lần đầu lúc ngày tuổi (7,5-8 tháng tuổi) với khối lượng đạt khoảng kg và phối ở chu kỳ động dục thứ 2-3. Phương thức phối giống trên đàn lợn nái Piétrain kháng stress: thụ tinh nhân tạo và phối kép từ 2-3 lần. Đàn lợn nái Piétrain kháng stress được phối giống theo 5 nhóm gia đình để tránh cận huyết. Trong từng nhóm gia đình, lợn nái Piétrain kháng stress được phối giống đảm bảo hoàn toàn ngẫu nhiên. Quy trình vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn nái Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 2.2. Tuổi đẻ lứa đầu được theo dõi trên đàn cái hậu bị. Năng suất sinh sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ và khoảng cách lứa đẻ. Lợn con được cai sữa ở 28 ngày tuổi. Cắt số tai được thực hiện lúc sơ sinh và đeo số nhựa vào thời điểm cai sữa. Số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ được xác định bằng cách đếm tại các thời điểm tương ứng. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con được cân từng con bằng cân đồng hồ tại các thời điểm tương ứng. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ là tổng khối lượng toàn ổ tại các thời điểm sơ sinh và cai sữa. Tỷ lệ sơ sinh sống = (số con còn sống /số con đẻ ra) x 100; tỷ lệ sống đến cai sữa = (số con cai sữa/số con còn sống) x 100. Kiểu gen halothane (CC và CT) của đàn lợn nái, đực phối và đàn con Piétrain kháng stress được xác định theo quy trình sau: Mẫu đuôi sau khi lấy từ lợn con sơ sinh hoặc mẫu tai lấy từ lợn hậu bị, nái và đực được vận chuyển bằng bình đá lạnh và bảo quản ở nhiệt độ - 50 o C cho đến khi phân tích. Xác định kiểu gen halothane của từng cá thể được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thuỷ sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tách chiết AND từ mẫu đuôi hoặc mẫu tai theo quy trình của Sambrook et al. (1989). Phản ứng PCR nhân gen halothane được thực hiện dựa vào phương pháp của Otsu et al. (1992) và Nakajima et al. (1996). Phản ứng được chia thành 4 giai đoạn: 1) 94 C-3 phút, 2) 35 chu kỳ (94 C-1phút, 64 C-1phút, 72 C-2phút), 3) 43

54 72 C-8phút và 4) 4 C -. Thể tích 25 l của phản ứng gồm: 2 l ADN khuôn; 0,5 l dntp (10mM); 0,25 l Taq ADNpolymerase (5u/µl), 2,5 l buffer, 1,5 l MgCl (25mM), 15,75 l H2O và 1,25 l cặp mồi đặc hiệu (Forward, 5 -TCC AGT TTG CCA CAG GTC CTA CCA-3 ; 1,25 l Reverse 5 -ATT CAC CGG AGT GGA GTC TCT GAG -3 ). Sản phẩm PCR được cắt bởi enzyme hạn chế HhaI ở 37 o C trong 4-12 giờ (sản phẩm PCR: 10 l; HhaI: 1.5 l; Buffer: 2 l; H2O: 18 l). Điện di sản phẩm cắt enzyme trên thạch agaro 3%. So sánh với gene ruler TM100bp DNA lader 50 g (code SM Fermentas) băng trên thạch sau khi đã nhuộm bằng ethidium bromide. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê được tính như mô tả chi tiết tại mục b. Sử dụng thủ tục GLM SAS 9.1 (2002) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình thống kê: Yijklmnop = µ + Fi + Gj +Lk+Yl+Sm + GDn+GSo + εijklmnop Trong đó: Yijklmnop : chỉ tiêu năng suất sinh sản µ : trung bình quần thể Fi : ảnh hưởng của trại thứ i th (i = 2 mức, trại Đồng Hiệp và Trung tâm Giống lợn) Gj : ảnh hưởng của thế hệ thứ j th (j= 4 mức, 1; 2; 3; 4) Lk : ảnh hưởng của lứa đẻ thứ k th (k = 6 mức, lứa 1, 2, 3, 4, 5 và 6) Yl : ảnh hưởng của năm thứ l th (l = 7 mức, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014) Sm GDn GSo : ảnh hưởng của mùa vụ thứ m th (m = 4 mức, theo tiết khí xuân từ 4/2 đến 5/5, hè từ 6/5 đến 7/8, thu từ 8/8 đến 7/11 và đông từ 8/11 đến 3/2) : ảnh hưởng của kiểu gen halothane của nái thứ n th (n = 2 mức, CC và CT) : ảnh hưởng của kiểu gen halothane của đực phối thứ o th (o = 2 mức, CC và CT) εijklmnop: sai số ngẫu nhiên 44

55 Ước tính giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số của trung bình phương nhỏ nhất (SE), tính hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu về năng suất sinh sản bằng phần mềm R Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress a. Vật liệu Theo dõi sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi: 84 con, chia thành 7 lô. Theo dõi về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn hậu bị: 1155 con (575 lợn đực không thiến và 580 lợn cái). Theo dõi sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn kiểm tra năng suất: 54 con (42 lợn đực chia thành 7 lô và 12 lợn cái chia thành 2 lô). b. Phương pháp nghiên cứu Lợn Piétrain kháng stress được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn được trình bày ở bảng 2.3 và quy trình vệ sinh phòng bệnh được trình bày ở bảng 2.2. Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn của lợn Piétrain kháng stress Protein ME Khẩu phần Loại lợn (%) (Kcal/kg) (kg/ngày) Tập ăn (10-28 ngày tuổi) ,5 Sau cai sữa (28 75 ngày tuổi) 17, ,7-1,0 Lợn choai (29-50 kg) 16, ,3 1,4 Hậu bị 15, ,9-2,1 Các số liệu theo dõi về sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ sau cai sữa: 33,48 ngày (SD = 5,44 ngày) đến 60,88 ngày tuổi (SD = 3,97 ngày) được thực hiện tại trại Đồng Hiệp từ tháng 2 6/2014. Tại thời điểm cai sữa, lợn được bấm số nhựa, cân từng con bằng cân đồng hồ và được chia hoàn toàn ngẫu nhiên về các lô đảm bảo đồng đều về tuổi, khối lượng, số lượng lợn đực và cái trong mỗi ô. Cân từng con bằng cân đồng hồ tại thời điểm 60 ngày tuổi. Tổng khối lượng tăng lên trong giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi bằng chênh lệch 45

56 khối lượng giữa hai thời điểm sau cai sữa và 60 ngày tuổi. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày bằng tổng khối lượng tăng lên giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi và thời gian nuôi thực tế từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi. Các số liệu theo dõi về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn hậu bị với thời điểm bắt đầu 63,48 ngày (SD= 8,96 ngày) và kết thúc ở 216,94 ngày (SD = 26,47 ngày) được thực hiện tại trại Đồng Hiệp từ 12/2007 đến 8/2014 và Trung tâm Giống lợn từ 6/2012 đến 8/2014. Khối lượng bắt đầu được cân bằng cân đồng hồ. Khối lượng kết thúc được cân bằng cân điện tử Kelba (Úc). Tăng khối lượng trung bình hàng ngày được xác định dựa trên chênh lệch về khối lượng của từng cá thể giữa hai thời điểm (bắt đầu và kết thúc) và thời gian nuôi thực tế từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Dày mỡ lưng và dày cơ thăn được xác định bằng máy đo siêu âm Agroscan AL với đầu dò ALAL 350 (ECM, France) cùng với thời điểm cân khối lượng ở thời điểm kết thúc theo phương pháp đo của Youssao et al. (2002). Tỷ lệ nạc được ước tính từ dày mỡ lưng và cơ thăn theo phương trình hồi quy được Bộ Nông nghiệp Bỉ (Ministère des Classes Moyennes et de L agriculture de Belgique, 1999) khuyến cáo. Y = 59, ,060750X1 + 0,229324X2 Trong đó: Y : tỷ lệ nạc ước tính (%) X1 X2 : dày mỡ lưng, bao gồm da (mm) : dày cơ thăn (mm) Các số liệu theo dõi về sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất với thời điểm bắt đầu trung bình 68,09 ngày (SD = 19,87 ngày) và kết thúc ở 201,80 ngày (SD = 18,72 ngày) được thực hiện tại Trung tâm Giống lợn từ tháng 9/2013 đến tháng 6/2014. Tại thời điểm bắt đầu, lợn được cân từng con bằng cân đồng hồ và được chia hoàn toàn ngẫu nhiên về các lô đảm bảo đồng đều về tuổi, khối lượng; lợn đực và cái được nuôi riêng theo từng ô (6 con/ô). Tiến hành cân lượng thức ăn cho vào và tính tổng lượng thức ăn thu nhận = tổng lượng thức ăn cho vào tổng lượng thức ăn còn thừa. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) = tổng lượng thức ăn thu nhận 46

57 /tổng khối lượng lợn tăng lên trong giai đoạn theo dõi (từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi và kiểm tra năng suất). Các tham số thống kê được ước tính bao gồm: dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (Mean), độ lệch tiêu chuẩn (SD), hệ số biến động (Cv%). Thủ tục GLM của phần mềm SAS 9.1 (2002) được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đối với các tính trạng sinh trưởng, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc theo mô hình thống kê: Yijklmnop = µ+fi+gj+lk+yl+ssm+sen+ GENo+εijklmnop Trong đó: Yijklmnop = chỉ tiêu tính trạng sinh trưởng, µ= trung bình quần thể; Fi = ảnh hưởng của trại thứ i th (i = 2: trại Đồng Hiệp và Trung tâm Giống lợn); Gj = ảnh hưởng của thế hệ thứ j th (j = 4: 1; 2; 3; 4); Lk = ảnh hưởng của lứa thứ k th (k = 5: lứa đẻ 1, 2, 3, 4, 5 và 6); Yl = ảnh hưởng của năm thứ l th : (l = 6, năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014); SSm = ảnh hưởng của mùa vụ thứ m th : (m = 4: theo tiết khí xuân từ 4/2 đến 5/5, hè từ 6/5 đến 7/8, thu từ 8/8 đến 7/11 và đông từ 8/11 đến 3/2); SEn = ảnh hưởng của tính biệt thứ n th : (n = 2: đực và cái); GENo = ảnh hưởng của kiểu gen halothane thứ o th : (o = 2: CC và CT) và εijklmno: sai số ngẫu nhiên. Thủ tục GLM của phần mềm SAS 9.1 (2002) được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của tính biệt đối với các tính trạng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn kiểm tra năng suất theo mô hình thống kê: Yij = µ+si +εij Trong đó: Yij = chỉ tiêu tính trạng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng; µ= trung bình quần thể; Si = ảnh hưởng của tính biệt thứ i th (i = 2: đực và cái) εij: sai số ngẫu nhiên. Số ngày cân thực tế lúc bắt đầu và kết thúc được sử dụng như hiệp phương sai đối với các tính trạng tương ứng khối lượng bắt đầu và kết thúc. Tương tự 47

58 như vậy, khối lượng kết thúc và số ngày kết thúc thực tế được sử dụng như hiệp phương sai của các tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc. Ước tính giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số của trung bình phương nhỏ nhất (SE), tính hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng như mô tả chi tiết tại mục b Năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress a. Vật liệu Đo dày mỡ lưng, dày cơ thăn và ước tính tỷ lệ nạc được tiến hành trên 83 lợn (31 cái và 52 đực không thiến). Đánh giá năng suất thân thịt được tiến hành trên 43 lợn (28 cái và 15 đực không thiến). Chất lượng thịt được đánh giá trên 35 mẫu cơ thăn (19 cái và 16 đực). Phân tích thành phần hóa học thịt được tiến hành trên 24 mẫu cơ thăn (14 cái và 10 đực). b. Phương pháp nghiên cứu Lợn Piétrain kháng stress được nuôi tại Trung tâm Giống lợn từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013 trong điều kiện chuồng kín và mổ khảo sát ở 225 ngày tuổi. Các chỉ tiêu năng suất thân thịt bao gồm: khối lượng giết mổ, khối lượng móc hàm, tỷ lệ móc hàm, khối lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ, dài thân thịt, diện tích cơ thăn, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc. Chất lượng thịt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu giá trị ph, màu sắc (L*, a* và b*), độ dai, tỷ lệ mất nước bảo quản và tỷ lệ mất nước chế biến. Thành phần hóa học của thịt được phân tích với các chỉ tiêu: vật chất khô, khoáng tổng số, protein tổng số và lipit tổng số. Khối lượng của từng cá thể trước khi giết thịt được xác định bằng cân điện tử Kelba (Úc). Khối lượng móc hàm được cân bằng cân đồng hồ (loại 100 kg) sau khi cạo lông, bỏ tiết và nội tạng. Tỷ lệ móc hàm được tính dựa trên khối lượng trước khi giết thịt và khối lượng móc hàm. Khối lượng thịt xẻ được cân sau khi đã bỏ đầu và 4 chân. Tỷ lệ thịt xẻ được tính dựa trên khối lượng thịt xẻ và khối lượng trước giết thịt. Dài thân thịt được xác định bằng thước dây đo từ đốt sống cổ số một (đốt Atlas) đến xương Pubis. Diện tích cơ thăn (cm 2 ) được xác định bằng cách dùng giấy bóng kính in mặt cắt cơ thăn tại vị trí xương sườn 13 48

59 14, sau đó chuyển hình mặt cắt cơ thăn sang giấy kẻ ô vuông. Cân khối lượng 100 cm 2 giấy ô vuông (a gram) và hình mặt cắt cơ thăn trên giấy kẻ ô vuông (b gram). Diện tích cơ thăn được tính theo công thức: b (gram) x100 cm 2 /a (gram). Dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc của từng cá thể xác định bằng phương pháp được mô tả chi tiết tại mục b. Mẫu cơ thăn được lấy tại lò mổ ngay sau khi giết thịt ở vị trí xương sườn 13 14, bảo quản trong hộp đá và vận chuyển về phòng thí nghiệm. Cơ thăn được cắt thành 3 mẫu với độ dày từ 3 cm (2 mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 4 C để phân tích các chỉ tiêu cảm quan ở 24 giờ sau giết thịt, mẫu còn lại được bảo quản ở nhiệt độ -50 o C để phân tích thành phần hoá học thịt). Giá trị ph được đo bằng máy Testo 230 (Đức) tại các thời điểm 45 phút (ph45) và 24 giờ (ph24) sau giết thịt. Màu sắc thịt được xác định bằng máy Minolta CR-410 (Nhật Bản) với các chỉ số L* (lightness), a* (redness) và b* (yellowness) tại thời điểm 24 giờ (L*24, a*24, b*24) sau giết thịt. Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và sau bảo quản ở thời điểm 24 giờ. Tỷ lệ mất nước chế biến (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và sau chế biến (mẫu cơ thăn được hấp cách thủy bằng máy Waterbach Memmert ở nhiệt độ 75 o C trong 50 phút). Độ dai của cơ thăn (N), được xác định bằng máy Warner Bratzler 2000D (Mỹ) tại thời điểm 24 giờ sau giết thịt. Xác định hàm lượng vật chất khô, protein thô, lipid thô và khoáng tổng số theo phương pháp của AOAC (1990). Các chỉ tiêu chất lượng thịt, thành phần hóa của thịt được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi và phòng thí nghiệm trung tâm, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thuỷ sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1(2002). Các tham số thống kê: dung lượng mẫu (n), trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE). So sánh các giá trị LSM theo cặp bằng phép so sánh Tukey HSD. Mô hình tuyến tính tổng quát GLM được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến các chỉ tiêu về năng suất thân thịt, chất 49

60 lượng và thành phần hoá học thịt. Số ngày nuôi thực tế tại thời điểm giết mổ được sử dụng như hiệp phương sai để phân tích cho các chỉ tiêu về năng suất thân thịt, vì ngày cân khối lượng giết mổ không hoàn toàn được thực hiện cùng một thời điểm. Yijk = µ + Gi + Sj + εijk Trong đó Yijk : chỉ tiêu về năng suất thân thịt, chất lượng thịt và thành phần hoá học thịt µ : trung bình quần thể Gi : ảnh hưởng của kiểu gen halothane thứ i th (i = 2: CC và CT) Sj : ảnh hưởng của tính biệt thứ j th (j = 2: đực và cái) εijk : sai số ngẫu nhiên Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress a. Vật liệu Các số liệu theo dõi về năng suất sinh trưởng với hệ phổ đầy đủ của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp từ 12/2007 đến 8/2013 và Trung tâm Giống lợn từ 11/2011 đến 8/2013. Khối lượng lợn sơ sinh (n = 2093: 1070 đực và 1023 cái), khối lượng cai sữa (n = 1360: 708 đực và 672 cái), khối lượng 60 ngày tuổi (n = 895: 444 đực và 451 cái), khối lượng ở 7,5 tháng tuổi (n = 494: 215 đực và 279 cái). Tăng khối lượng trung bình hàng ngày được xác định trên 338 con (152 đực và 186 cái). Đo dày mỡ lưng, dày cơ thăn và ước tính tỷ lệ nạc trên 470 lợn (217 đực và 253 cái). b. Phương pháp nghiên cứu Khối lượng sơ sinh, cai sữa, 60 ngày tuổi được xác định bằng cân đồng hồ. Khối lượng 7,5 tháng tuổi được xác định bằng cân điện tử Kelba (Úc). Tăng khối lượng trung bình hàng, dày mỡ lưng và dày cơ thăn được xác định bằng phương pháp mô tả chi tiết tại mục b. Các tham số thống kê được ước tính bao gồm: dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (Mean), độ lệch tiêu chuẩn (SD), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị lớn 50

61 nhất (Max). Thủ tục GLM của phần mềm SAS 9.1 (2002) được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đối với các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc theo mô hình thống kê 1: Yijklmno = µ+fi+gj+lk+yl+ssm+sen+εijklmno (1) Trong đó: Yijklmno = chỉ tiêu tính trạng sinh trưởng, µ= trung bình quần thể; Fi = ảnh hưởng của trại thứ i th (i = 2: trại Đồng Hiệp và Trung tâm Giống lợn); Gj = ảnh hưởng của thế hệ thứ j th (j = 3: thế hệ 1, 2 và 3); Lk = ảnh hưởng của lứa thứ k th (k = 5: lứa đẻ 1, 2, 3, 4 và 5); Yl = ảnh hưởng của năm thứ l th : (l = 5, năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013); SSm = ảnh hưởng của mùa vụ thứ m th : (m = 2: vụ đông xuân và hè thu); SEn = ảnh hưởng của tính biệt thứ n th : (n = 2: đực và cái) và εijklmno: sai số ngẫu nhiên. Sử dụng phần mềm của Harvey (1990) với Model 4 (Nested Analysis) và phần mềm MTDFREML (Boldman et al., 1995) để ước tính hệ số di truyền cho các tính trạng khối lượng từ sơ sinh đến 7,5 tháng tuổi, tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc. Đối với phần mềm Harvey, mô hình (2) được sử dụng với các yếu tố cố định như mô hình (1), ngoại trừ hai yếu tố trại và thế hệ. Yijklmno = µ+di+nj(di)+lk+yl+ssm+sen+εijklmno (2) Trong đó: Di = ảnh hưởng ngẫu nhiên của đực thứ i; Nj = ảnh hưởng ngẫu nhiên của nái thứ j phối với đực thứ i. Đối với phần mềm MTDFREML, mô hình (3) được sử dụng để ước tính hệ số di truyền bằng phương pháp REML (Restricted Maximum Likelihood) với các yếu tố cố định như mô hình (1). Y = Xb + Za + Wm + Spe + e (3) Trong đó: Y = vector quan sát của các tính trạng nghiên cứu; b = vector của các yếu tố cố định (mô hình 1); a = vector giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp; m, pe = vector giá trị di truyền (gián tiếp) của mẹ và ảnh hưởng của môi trường chung (m 51

62 và pe chỉ được sử dụng khi ước tính hệ số di truyền cho tính trạng khối lượng sơ sinh và cai sữa); e = vector sai số ngẫu nhiên; X, Z, W và S = ma trận yếu tố cố định, yếu tố ngẫu nhiên di truyền trực tiếp, di truyền (gián tiếp) của mẹ và ảnh hưởng của môi trường chung. Số con đẻ ra/ổ, số ngày cân thực tế lúc cai sữa, 60 ngày và 7,5 tháng tuổi được sử dụng như hiệp phương sai đối với các tính trạng tương ứng khối lượng sơ sinh, cai sữa, 60 ngày và 7,5 tháng tuổi. Tương tự như vậy, khối lượng lúc 7,5 tháng tuổi được sử dụng như hiệp phương sai của các tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và tỷ lệ nạc Ước tính giá trị giống và sử dụng giá trị giống chọn lọc đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình của giống lợn Pietrain kháng stress a. Vật liệu Ước tính giá trị giống Các dữ liệu sử dụng để ước tính giá trị giống được theo dõi trên đàn lợn Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp (từ 12/2007 đến 8/2013) và Trung tâm Giống lợn (từ 11/2011 đến 8/2013). Việc ước tính giá trị giống đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày từ 60 ngày tuổi tới 225 ngày tuổi (n=373) được thực hiện cho 2177 cá thể (1110 đực và 1067 cái) có trong hệ phổ. Kiểm tra việc chọn lọc căn cứ giá trị giống của bố và kết quả thu được về giá trị kiểu hình của đời con Chọn ra 20 lợn đực ghép phối với các nhóm lợn nái (lợn nái trong từng nhóm được chọn phối hoàn toàn ngẫu nhiên) và trung bình mỗi đực giống được ghép phối với 6 nái. Tổng số 504 cá thể đời sau (245 đực và 259 cái) của 20 đực giống được đánh giá giá trị giống (trung bình 25 đời sau/đực giống, tối thiểu 6 đời sau/đực giống bao gồm có cả đực và cái) sử dụng để đánh giá mối liên hệ giữa giá trị giống và tăng khối lượng trung bình của đời sau. b. Phương pháp nghiên cứu Tăng khối lượng trung bình hàng được xác định bằng phương pháp mô tả chi tiết tại mục b. Giá trị giống được ước tính theo phương pháp BLUP bằng phần mềm 52

63 PEST 4.2 (Groeneveld, 2011) với mô hình con vật (Animal model) đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày như sau: Yijklmnop = µ+ai+fj+gk+ll+yrm+ssn+seo+εijklmnop Trong đó: Yijklmnop = chỉ tiêu tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, µ= trung bình quần thể; Ai = ảnh hưởng di truyền cộng gộp cá thể thứ i th (i=2177); Fj = ảnh hưởng của trại thứ j th (j = 2: trại Đồng Hiệp và Trung tâm Giống lợn); Gk = ảnh hưởng của thế hệ thứ k th (k = 3: thế hệ 1, 2 và 3); Ll = ảnh hưởng của lứa thứ l th (l = 5: lứa đẻ 1, 2, 3, 4 và 5); YRm = ảnh hưởng của năm thứ m th : (m = 5, năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013); SSn = ảnh hưởng của mùa vụ thứ n th : (n = 2: vụ đông xuân và hè thu); SEo = ảnh hưởng của tính biệt thứ o th : (o = 2: đực và cái) và εijklmnop: sai số ngẫu nhiên. Số ngày nuôi thực tế lúc 7,5 tháng tuổi được sử dụng như hiệp phương sai đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày. Đối với mô hình con vật (Animal model), phương sai di truyền cộng gộp (VG) = h 2, phương sai ngoại cảnh (VE) = 1- h 2. Hệ số di truyền (h 2 ) của tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày sử dụng để ước tính giá trị giống là 0,31 căn cứ kết quả nghiên cứu về hệ số di truyền của đàn lợn Piétrain kháng stress của Hà Xuân Bộ và cs. (2014). Giá trị giống ước tính của từng nhóm cá thể tốt nhất và số liệu theo dõi về khả năng sinh trưởng của đời con được sinh ra từ 20 lợn đực được xử lý bằng phần mềm SAS 9.0 (2002). Các ước số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD) và hệ số biến động (Cv%). 53

64 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress Chỉ tiêu Thế Kiểu gen Mùa Trại Năm hệ halothane vụ R 2 Thể tích tinh dịch *** * *** *** *** 0,17 Hoạt lực tinh trùng NS NS NS *** *** 0,07 Nồng độ tinh trùng ** * NS *** ** 0,26 Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác NS * NS *** *** 0,25 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ** *** * *** *** 0,17 Sức kháng tinh trùng ** NS NS *** *** 0,57 Giá trị ph NS *** NS *** * 0,35 NS: P> 0,05 *: P< 0,05 **: P < 0,01 ***: P< 0,001 Thế hệ ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch (P<0,001), nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và sức kháng tinh trùng (P<0,01). Kiểu gen halothane ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (P<0,05), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và giá trị ph tinh dịch (P<0,001). Trại ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch (P<0,001) và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (P<0,05). Năm và mùa vụ ảnh hưởng rất rõ rệt đến tất cả các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress (P<0,001). Hệ số xác định (R 2 ) cao nhất ở chỉ tiêu sức kháng tinh trùng (0,57) và thấp nhất ở chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng (0,07). Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 3.2. Qua bảng 3.2 cho thấy, phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress đạt mức cao thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: thể tích tinh dịch (258,91 ml), hoạt lực tinh trùng (0,78), nồng độ tinh trùng (343,14 triệu/ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (68,03 tỷ/lần). Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng của lợn 54

65 Piétrain kháng stress (Phụ lục 1) đạt ở mức thấp từ 0,11 đến 0,26. Bảng 3.2. Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress Chỉ tiêu n Mean SD Cv% Thể tích tinh dịch (ml) ,91 79,21 30,59 Hoạt lực tinh trùng ,78 0,09 11,38 Nồng độ tinh trùng (triệu/ml) ,14 180,89 52,72 Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (tỷ/lần) ,03 37,87 55,66 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) ,46 3,91 60,60 Sức kháng tinh trùng , ,64 39,60 Giá trị ph 986 7,46 0,29 3,91 Ảnh hưởng của thế hệ đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thế hệ đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress Chỉ tiêu Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4 n V (ml) LSM 343,43 a 305,48 b 214,30 c 181,13 d SE 13,39 13,10 12,86 17,17 n A LSM 0,76 b 0,76 b 0,77 b 0,82 a SE 0,02 0,02 0,02 0,02 n C (triệu/ml) LSM 302,81 c 346,45 ab 360,08 a 404,32 a SE 29,12 28,50 27,98 37,02 n VAC (tỷ/lần) LSM 80,74 75,13 62,22 63,51 SE 6,30 6,17 6,05 8,32 n K (%) LSM 7,57 ab 7,24 ab 6,86 b 9,34 a SE 0,86 0,85 0,84 1,07 n R LSM 5789, , , ,76 SE 411,63 408,05 400,91 486,26 n ph LSM 7,40 7,40 7,55 7,43 SE 0,05 0,05 0,05 0,11 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Lợn Piétrain kháng stress có thể tích tinh dịch đạt cao nhất ở thế hệ 1 (343,43 ml), giảm ở thế hệ 2 (305,48 ml), thế hệ 3 (214,30 ml) và đạt thấp nhất ở 55

66 thế hệ 4 (181,13 ml). Hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng có xu hướng ngược lại, đạt thấp nhất ở thế hệ 1 (0,76 và 302,81 triệu/ml), tăng ở thế hệ 2 (0,76 và 346,45 triệu/ml), thế hệ 3 (0,77 và 360,08 triệu/ml) và đạt cao nhất ở thế hệ 4 (0,82 và 404,32 triệu/ml). Sự sai khác của các chỉ tiêu này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nồng độ tinh trùng qua các thế hệ được minh hoạ qua hình 3.1. Hình 3.1. Nồng độ tinh trùng qua các thế hệ Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress Chỉ tiêu CC CT n LSM SE n LSM SE Thể tích tinh dịch (V, ml) ,32 a 3, ,85 b 4,82 Hoạt lực tinh trùng 626 0,79 0, ,78 0,006 Nồng độ tinh trùng (triệu/ml) ,36 b 8, ,47 a 10,39 Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (tỷ/lần) ,40 a 1, ,40 b 2,34 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %) 556 7,29 b 0, ,21 a 0,26 Sức kháng tinh trùng (R) ,99 100, ,86 120,20 Giá trị ph 501 7,49 a 0, ,41 b 0,03 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Qua bảng 3.4 cho thấy, lợn đực mang kiểu gen CC có phẩm chất tinh dịch tốt hơn so với lợn đực mang kiểu gen CT. Lợn đực mang kiểu gen CC có thể tích 56

67 tinh dịch (280,32 ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (73,40 tỷ/lần) cao hơn còn tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (7,29 %) và nồng độ tinh trùng (341,36 triệu/ml) thấp hơn so với lợn đực mang kiểu gen CT (241,85 ml, 67,40 tỷ/lần và 8,21 %). Sự sai khác về các chỉ tiêu này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ảnh hưởng của trại đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 3.5. Lợn đực Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có thể tích tinh dịch (305,47 ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (72,46 tỷ/lần) cao hơn so với lợn đực nuôi tại trại Đồng Hiệp (216,70 ml và 68,33 tỷ/lần). Tuy nhiên, lợn đực Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (9,61%) cao hơn so với lợn đực nuôi tại trại Đồng Hiệp (5,90%). Sự sai khác về thể tích tinh dịch và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bảng 3.5 Ảnh hưởng của trại đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress Đồng Hiệp Trung tâm Giống lợn Chỉ tiêu n LSM SE n LSM SE Thể tích tinh dịch (ml) ,70 b 12, ,47 a 13,19 Hoạt lực tinh trùng 862 0,80 0, ,76 0,02 Nồng độ tinh trùng (triệu/ml) ,96 28, ,87 28,64 Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (tỷ/lần) ,33 6, ,46 6,25 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) 774 5,90 b 0, ,61 a 0,86 Sức kháng tinh trùng ,29 403, ,56 409,81 Giá trị ph 688 7,50 0, ,39 0,05 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress theo mùa trong năm được trình bày ở bảng 3.6. Qua bảng 3.6 cho thấy, mùa có ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress (P<0,001). 57

68 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mùa đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress Chỉ tiêu Mùa Xuân Mùa Hè Mùa Thu Mùa Đông n V (ml) LSM 255,80 ab 250,41 b 262,14 ab 275,99 a SE 4,81 4,16 6,52 7,64 n A LSM 0,79 a 0,77 b 0,78 ab 0,78 ab (0 A 1) SE 0,01 0,01 0,01 0,01 n C (triệu/ml) LSM 370,17 a 330,57 b 338,30 a 374,62 a SE 10,50 9,05 13,75 16,55 n VAC (tỷ/lần) LSM 73,35 a 62,19 b 67,90 ab 78,14 a SE 2,37 2,03 3,11 3,61 n K (%) LSM 7,18 b 7,59 b 9,40 a 6,84 b SE 0,25 0,24 0,37 0,41 n R LSM 6278,33 b 6528,79 b 6302,02 b 7294,56 a SE 119,18 108,47 160,13 201,23 n ph LSM 7,49 a 7,45 a 7,45 a 7,40 b SE 0,03 0,03 0,03 0,04 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Lợn đực Piétrain kháng stress có thể tích tinh dịch (275,99 ml), nồng độ tinh trùng (374,62 triệu/ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (78,14 tỷ/lần) đạt cao nhất ở mùa Đông, tiếp đến ở mùa Xuân (255,80 ml; 370,17 triệu/ml và 73,35 tỷ/lần) và thấp nhất ở mùa Hè (250,41 ml, 330,57 triệu/ml và 62,19 tỷ/lần). Như vậy, các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress tốt hơn ở mùa Đông, mùa Xuân, khá ở mùa Thu và kém nhất ở mùa Hè (Bảng 3.6). Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác của lợn đực Piétrain kháng stress theo các mùa trong năm được minh hoạ qua hình

69 Hình 3.2 Tổng số tinh trùng tiến thẳng theo mùa vụ Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 3.7. Bảng 3.7 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản Chỉ tiêu của lợn nái Piétrain kháng stress Kiểu gen Kiểu gen Thế halothane halothane Trại Năm hệ nái đực Mùa vụ Lứa R 2 Tuổi đẻ lứa đầu ** NS NS NS NS NS - 0,60 Số con đẻ ra NS NS NS NS NS NS NS 0,14 Số con đẻ ra sống NS NS NS * NS NS NS 0,17 Tỷ lệ sơ sinh sống NS NS NS NS *** NS NS 0,23 Khối lượng sơ sinh/con *** ** NS NS *** *** *** 0,15 Khối lượng sơ sinh/ổ NS NS NS ** ** NS * 0,22 Số con cai sữa * NS NS NS NS * * 0,23 Tỷ lệ sống đến cai sữa NS NS NS * NS *** NS 0,18 Khối lượng cai sữa/con ** ** NS *** *** *** *** 0,23 Khối lượng cai sữa/ổ NS NS NS * NS * NS 0,34 Khoảng cách lứa đẻ NS NS NS * - - NS 0,21 -: không kiểm tra NS: P> 0,05 *: P< 0,05 **: P < 0,01 ***: P< 0,001 59

70 Thế hệ ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con cai sữa (P<0,05), tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng cai sữa/con (P<0,01) và khối lượng sơ sinh/con (P<0,001). Kiểu gen halothane của nái ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con (P<0,01). Kiểu gen halothane của đực phối không ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress (P>0,05). Trại có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu số con đẻ ra còn sống, tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ (P<0,05) và khối lượng cai sữa/con (P<0,001). Năm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ (P<0,01), tỷ lệ sơ sinh sống, khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con (P<0,001). Mùa vụ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu số con cai sữa, khối lượng cai sữa/ổ (P<0,05), khối lượng sơ sinh/con, tỷ lệ sống đến cai sữa và khối lượng cai sữa/con (P<0,001). Lứa đẻ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ, số con cai sữa (P<0,05), khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con (P<0,001). Hệ số xác định cao nhất ở chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu (0,60) và thấp nhất ở chỉ tiêu số con đẻ ra (0,14). Khả năng sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 3.8 và hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress được thể hiện tại Phụ lục 2. Bảng 3.8 Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Chỉ tiêu Đơn vị tính n Mean SD Cv% Tuổi đẻ lứa đầu ngày ,80 49,42 11,11 Số con đẻ ra con 355 9,84 2,66 27,01 Số con đẻ ra sống con 355 8,43 2,54 30,13 Tỷ lệ sơ sinh sống % ,70 16,49 19,02 Khối lượng sơ sinh/con kg ,43 0,29 20,54 Khối lượng sơ sinh/ổ kg ,89 3,86 32,45 Số con cai sữa con 260 6,92 2,54 36,75 Tỷ lệ sống đến cai sữa % ,68 19,50 23,59 Khối lượng cai sữa/con kg ,96 1,45 24,32 Khối lượng cai sữa/ổ kg ,12 18,12 44,07 Khoảng cách lứa đẻ ngày ,81 20,95 13,36 60

71 Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress đạt mức trung bình với số con đẻ ra, số con đẻ ra sống, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, số con cai sữa, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ đạt các giá trị lần lượt 9,84 con; 8,43 con; 1,43 kg; 11,89 kg; 6,92 con; 5,96 kg và 41,12 kg (Bảng 3.8). Ảnh hưởng của thế hệ đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng 3.9. Nái Piétrain kháng stress thế hệ thứ 2 có tuổi đẻ lứa đầu sớm nhất với 389,94 ngày và muộn nhất ở thế hệ thứ 3 (501,38 ngày). Khối lượng sơ sinh/con đạt thấp nhất ở thế hệ thứ 2 (1,37 kg), tăng ở thế hệ thứ 3 (1,49 kg) và đạt giá trị cao nhất ở thế hệ thứ 4 (1,68 kg). Sự sai khác ở hai chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sơ sinh/con có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Khối lượng sơ sinh/ổ có xu hướng tăng từ thế hệ 1 (11,17 kg), thế hệ 2 (12,47 kg), thế hệ 3 (12,59 kg) và đạt cao nhất ở thế hệ thứ 4 với 14,66 kg. Tuy nhiên, số con cai sữa, tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ có xu hướng ngược lại, đạt cao nhất ở thế hệ thứ 2 (8,01 con; 91,39%; 46,95 kg; 170,93 ngày) và thấp nhất ở thế hệ thứ 4 (4,59 con; 71,92%, 33,13 kg và 137,98 ngày). Sự sai khác ở các chỉ tiêu này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng Nái mang kiểu gen CC có tuổi đẻ lứa đầu (420,97 ngày) sớm hơn so với nái mang kiểu gen CT (433,28 ngày). Số con đẻ ra, số con đẻ ra sống, khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái mang kiểu gen CC (10,03 con; 8,67 con; 6,38 kg và 42,63 kg) cao hơn so với nái mang kiểu gen CT (9,75 con; 8,48 con; 6,11 kg và 42,06 kg). Tuy nhiên, sự sai khác về các chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra, số con đẻ ra sống, khối lượng cai sữa/ổ của nái mang kiểu gen CC và CT đều không rõ rệt (P>0,05), ngoại trừ khối lượng sơ sinh/con của nái mang kiểu gen CC thấp hơn so với kiểu gen CT (P<0,05). Nhìn chung, kiểu gen halothane ảnh hưởng không rõ rệt đến hầu hết các chỉ tiêu về năng suất sinh sản trên đàn lợn nái Piétrain kháng stress. 61

72 62 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của thế hệ đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4 Chỉ tiêu n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) ,57 b 18, ,94 b 16, ,38 a 15, ,62 ab 34,20 Số con đẻ ra (con) 50 9,42 0, ,90 0, ,01 0, ,25 1,58 Số con đẻ ra sống (con) 50 7,99 0, ,21 0, ,52 0, ,57 1,45 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 50 87,98 3, ,20 2, ,20 3, ,85 8,15 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 344 1,42 bc 0, ,37 c 0, ,49 b 0, ,68 a 0,06 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 50 11,17 0, ,47 0, ,59 1, ,66 2,20 Số con cai sữa (con) 47 6,41 0, ,01 0, ,93 0, ,59 1,68 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 47 86,19 5, ,39 4, ,33 6, ,92 13,07 Khối lượng cai sữa/con (kg) 278 6,23 0, ,85 0, ,99 0, ,91 0,38 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 44 41,16 5, ,95 4, ,15 6, ,13 17,77 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) ,04 8, ,93 5, ,58 8, ,98 15,69 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác cóý nghĩa thống kê (P<0,05)

73 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Chỉ tiêu CC CT n LSM SE n LSM SE Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) ,97 9, ,28 8,67 Số con đẻ ra (con) ,03 0, ,75 0,49 Số con đẻ ra sống (con) 167 8,67 0, ,48 0,45 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) ,21 2, ,40 2,55 Khối lượng sơ sinh/con (kg) ,47 b 0, ,51 a 0,02 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) ,72 0, ,73 0,70 Số con cai sữa (con) 131 6,64 0, ,83 0,53 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) ,51 3, ,40 4,11 Khối lượng cai sữa/con (kg) 916 6,38 a 0, ,11 b 0,12 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) ,63 4, ,06 5,14 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) ,41 4, ,36 4,54 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác cóý nghĩa thống kê (P<0,05) Ảnh hưởng của trại đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng Bảng 3.11 Ảnh hưởng của trại đến khả năng sinh sản của nái Piétrain kháng stress Chỉ tiêu Đồng Hiệp Trung tâm Giống lợn n LSM SE n LSM SE Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) ,90 17, ,35 18,12 Số con đẻ ra (con) 257 9,12 0, ,66 0,63 Số con đẻ ra sống (con) 257 7,79 b 0, ,36 a 0,58 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) ,73 2, ,88 3,26 Khối lượng sơ sinh/con (kg) ,47 b 0, ,52 a 0,02 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) ,22 b 0, ,22 a 0,89 Số con cai sữa (con) 189 6,14 0, ,32 0,70 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) ,54 b 4, ,38 a 5,45 Khối lượng cai sữa/con (kg) ,69 b 0, ,80 a 0,15 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) ,64 b 5, ,06 a 6,02 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) ,94 b 6, ,82 a 6,71 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) 63

74 Các chỉ tiêu đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn hầu hết tốt hơn so với nái nuôi tại trại Đồng Hiệp, ngoại trừ chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ (Bảng 3.11). Lợn nái Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp có tuổi đẻ lứa đầu (448,9 ngày) cao hơn so với lợn nái nuôi tại Trung tâm Giống lợn (405,35 ngày). Số con đẻ ra sống, khối lượng sơ sinh/ổ, tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ của nái Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn (9,36 con, 14,22 kg, 92,38%, 6,80 kg và 50,06 kg) đạt cao hơn (P<0,05) so với nái nuôi tại trại Đồng Hiệp (7,79 con, 11,22 kg, 76,54%, 5,69 kg và 34,64 kg), ngoại trừ khoảng cách lứa đẻ của nái Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp thấp hơn so với nái nuôi tại Trung tâm Giống lợn (P<0,05). Ảnh hưởng của lứa đẻ đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng Qua bảng 3.12 cho thấy, năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress có xu hướng đạt thấp ở lứa 1, tăng lên ở lứa 2, đạt giá trị cao nhất ở lứa 3, 4 và giảm ở lứa 5. Số con đẻ ra còn sống/ổ thấp nhất ở lứa 1 (8,45 con), tăng lên ở lứa 2 (8,57 con), lứa 3 (8,94 con), đạt giá trị cao nhất ở lứa 4 (9,14 con), giảm ở lứa 5 (9,03 con) và giảm mạnh từ lứa 6 (7,31 con). Khối lượng sơ sinh/con đạt cao nhất ở lứa 2 (1,57 kg) và thấp nhất ở lứa 1 (1,33 kg). Khối lượng cai sữa/con đạt cao nhất ở lứa 3 (6,71 kg) và thấp nhất ở lứa 5 (5,81 kg). Sự sai khác ở hai chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/ con giữa các lứa có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khối lượng sơ sinh/ổ có xu hướng tăng từ lứa 1 (11,66 kg), đạt cao nhất ở lứa 3 (13,67 kg), giảm ở lứa 4 (13,39 kg), lứa 5 (13,01 kg) và đạt thấp nhất ở lứa 6 (11,14 kg). Khối lượng cai sữa/ổ cũng có xu hướng tương tự, tăng từ lứa 1 (39,50 kg), đạt cao nhất ở lứa 4 (48,81 kg), giảm ở lứa 5 (41,14 kg) và đạt giá trị thấp nhất ở lứa 6 (35,23 kg). Tuy nhiên, sự sai khác ở hai chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ giữa các lứa đẻ không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Số con đẻ ra và số con đẻ ra sống của nái Piétrain kháng stress qua các lứa được thể hiện ở hình 3.3. Khối lượng sơ sinh/ổ của nái Piétrain kháng stress qua các lứa được minh hoạ qua hình

75 65 Bảng 3.12 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Chỉ tiêu n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE Số con đẻ ra (con) 100 9,97 0, ,10 0, ,22 0, ,00 0, ,23 0, ,84 0,86 Số con đẻ ra sống (con) 100 8,45 0, ,57 0, ,94 0, ,14 0, ,03 0, ,31 0,79 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) ,11 2, ,44 2, ,79 2, ,43 3, ,77 3, ,29 4,42 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 770 1,33 c 0, ,57 a 0, ,56 a 0, ,53 ab 0, ,46 b 0, ,52 ab 0,03 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 88 11,66 0, ,37 0, ,76 0, ,39 0, ,01 0, ,14 1,22 Số con cai sữa (con) 86 6,28 0, ,14 0, ,21 0, ,78 0, ,02 0, ,96 0,94 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 86 81,17 4, ,78 4, ,03 4, ,87 5, ,63 5, ,27 7,34 Khối lượng cai sữa/con (kg) 619 6,02 bc 0, ,66 a 0, ,71 a 0, ,37 ab 0, ,81 c 0, ,90 bc 0,21 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 86 39,50 4, ,83 5, ,57 5, ,81 6, ,14 6, ,23 8,02 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) ,67 4, ,64 4, ,22 5, ,61 6, ,28 7,75 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác cóý nghĩa thống kê (P<0,05)

76 Hình 3.3 Số con đẻ ra và số con đẻ ra sống/ổ theo các lứa đẻ Hình 3.4 Khối lượng sơ sinh/ổ theo các lứa Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi Khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi được trình bày ở bảng

77 Bảng 3.13 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain kháng stress Chỉ tiêu n Mean SD Cv% Khối lượng bắt đầu (kg) 84 5,94 1,20 20,22 Khối lượng kết thúc (kg) 84 14,89 1,78 11,93 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) ,84 67,46 20,33 Tổng thức ăn thu nhận (kg) 7 172,81 26,95 15,6 Tổng tăng khối lượng (kg) 7 107,37 13,77 12,82 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) 7 1,62 0,25 15,38 Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi đạt mức trung bình (331,84 g/ngày) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 1,62 kg Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn hậu bị Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở lợn Piétrain kháng stress giai đoạn hậu bị được trình bày qua bảng Thế hệ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình hàng ngày (P<0,01) và khối lượng kết thúc (P<0,05). Tính biệt ảnh hưởng đến các chỉ tiêu dày mỡ lưng và dày cơ thăn (P<0,001). Trại ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khối lượng bắt đầu, dày cơ thăn (P<0,001) và dày mỡ lưng (P<0,05). Năm có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khối lượng bắt đầu, tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng (P<0,001), khối lượng kết thúc và tỷ lệ nạc (P<0,05). Mùa vụ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khối lượng bắt đầu, dày mỡ lưng, tỷ lệ nạc (P<0,001), tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày cơ thăn (P<0,05). Lứa đẻ ảnh hưởng các chỉ tiêu khối lượng bắt đầu, tỷ lệ nạc (P<0,001), tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng (P<0,01) và khối lượng kết thúc. Kiểu gen halothane không ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc (P>0,05), ngoại trừ chỉ tiêu khối lượng bắt đầu (P<0,05). Hệ số xác định (R 2 ) cao nhất ở chỉ tiêu khối lượng bắt đầu (0,69) và thấp nhất ở chỉ tiêu tỷ lệ nạc (0,18). 67

78 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc Thế Tính Mùa Lứa Kiểu gen Chỉ tiêu Trại Năm R hệ biệt vụ đẻ halothane 2 Khối lượng bắt đầu NS NS *** *** *** *** * 0,69 Khối lượng kết thúc * NS NS * NS * NS 0,40 Tăng khối lượng trung bình ** NS NS *** ** ** NS 0,20 Dày mỡ lưng NS *** * *** *** ** NS 0,38 Dày cơ thăn NS *** *** * ** NS NS 0,51 Tỷ lệ nạc NS NS NS NS *** *** NS 0,18 NS: P> 0,05 *: P< 0,05 **: P < 0,01 ***: P< 0,001 Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn hậu bị được trình bày ở bảng Lợn Piétrain kháng stress giai đoạn hậu bị có khả năng sinh trưởng ở mức trung bình thấp với khối lượng bắt đầu đạt 14,88 kg, khối lượng kết thúc đạt 91,32 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 487,30 g/ngày, nhưng có tỷ lệ nạc cao (64,15%). Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở Phụ lục 3. Bảng 3.15 Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Chỉ tiêu Đơn vị tính n Mean SD Cv% Khối lượng bắt đầu kg ,88 5,42 36,42 Khối lượng kết thúc kg ,32 15,37 16,83 Tăng khối lượng trung bình g/ngày ,30 68,98 14,16 Dày mỡ lưng mm 521 8,18 1,84 22,45 Dày cơ thăn mm ,34 7,17 12,73 Tỷ lệ nạc % ,15 1,98 3,09 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng

79 69 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Kiểu gen Tính biệt Chỉ tiêu CC CT Đực Cái n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE Khối lượng bắt đầu (kg) ,74 b 0, ,76 a 0, ,11 0, , Khối lượng kết thúc (kg) ,56 0, ,01 1, ,14 1, ,71 1,85 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) ,03 5, ,40 7, ,65 17, ,33 17,04 Dày mỡ lưng (mm) 191 8,20 0, ,14 0, ,90 b 0, ,76 a 0,31 Dày cơ thăn (mm) ,79 0, ,14 0, ,47 b 1, ,59 a 1,05 Tỷ lệ nạc (%) ,00 0, ,91 0, ,25 0, ,05 0,38 * Trong cùng một yếu tố và cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

80 Lợn Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC có khối lượng kết thúc, tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, dày cơ thăn, tỷ lệ nạc (91,56 kg; 495,03 g/ngày; 8,30 mm; 56,04 mm và 63,95%) cao hơn (P>0,05) so với kiểu gen CT (90,01 kg; 486,40 g/ngày; 8,04 mm; 54,73 mm và 63,93%). Sự sai khác ở các chỉ tiêu này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), ngoại trừ khối lượng lúc bắt đầu của lợn mang kiểu gen CC thấp hơn so với kiểu gen CT (P<0,05). Lợn cái có khối lượng bắt đầu (16,51 kg), khối lượng kết thúc (96,71 kg), tăng khối lượng trung bình hàng ngày (525,33 g/ngày), dày mỡ lưng (8,76 mm), dày cơ thăn (58,59 mm) cao hơn so với lợn đực không thiến (16,11 kg; 96,14 kg; 523,65 g/ngày; 7,90 mm và 55,47 mm), nhưng có tỷ lệ nạc thấp hơn. Sự sai khác ở các chỉ tiêu này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), ngoại trừ dày mỡ lưng, dày cơ thăn của lợn cái cao hơn so với lợn đực không thiến (P<0,05). Ảnh hưởng của trại đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng Bảng 3.17 Ảnh hưởng của trại đến khả năng sinh trưởng Chỉ tiêu của lợn Piétrain kháng stress Đồng Hiệp Trung tâm Giống lợn n LSM SE n LSM SE Khối lượng bắt đầu (kg) ,65 b 0, ,97 a 0,39 Khối lượng kết thúc (kg) ,80 1, ,05 2,37 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) ,08 19, ,90 27,24 Dày mỡ lưng (mm) 344 8,95 a 0, ,70 b 0,42 Dày cơ thăn (mm) ,94 a 1, ,11 b 1,44 Tỷ lệ nạc (%) ,15 0, ,14 0,52 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Qua bảng 3.17 cho thấy, khả năng sinh trưởng (khối lượng kết thúc và tăng khối lượng trung bình) của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp cao hơn so với nuôi tại Trung tâm Giống lợn (P>0,05). Dày mỡ lưng, dày cơ thăn của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp (8,95 mm; 59,94 mm) cao hơn so với nuôi tại Trung tâm Giống lợn (7,70 mm; 54,11 mm), nhưng khối lượng bắt đầu lại thấp hơn (P<0,05), tỷ lệ nạc đạt tương đương (P>0,05). Ảnh hưởng của lứa đẻ đến các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng

81 71 Bảng 3.18 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Chỉ tiêu Khối lượng bắt đầu (kg) Khối lượng kết thúc (kg) Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE ,12 c 0, ,15 bc 0, ,68 b 0, ,31 a 0, ,01 c 0, ,58 bc 0, ,35 c 1, ,62 b 1, ,67 ab 2, ,24 ab 2, ,76 a 3, ,91 ab 3, ,19 b 8, ,54 b 15, ,94 a 23, ,70 ab 21, ,94 b 26, ,63 ab 42,63 Dày mỡ lưng (mm) 184 8,56 ab 0, ,36 ab 0, ,95 ab 0, ,76 b 0, ,08 a 0, ,25 ab 0,67 Dày cơ thăn (mm) ,92 0, ,46 0, ,79 1, ,97 1, ,79 1, ,24 2,31 Tỷ lệ nạc (%) ,65 ab 0, ,21 ab 0, ,72 ab 0, ,97 a 0, ,06 b 0, ,28 ab 0,84 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

82 Hình 3.5 Khối lượng kết thúc qua các lứa Hình 3.6 Tăng khối lượng trung bình hàng ngày qua các lứa Qua bảng 3.18, hình 3.5, hình 3.6 cho thấy, các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress có xu hướng đạt thấp đối với lợn sinh ra ở lứa 1, tăng dần, đạt giá trị cao nhất đối với lợn sinh ra ở lứa 3, 4 và giảm đối với lợn sinh ra ở lứa 5, 6. Khối lượng bắt đầu, tỷ lệ nạc đạt thấp ở lứa 1 (15,12 kg và 63,65%), tăng ở lứa 2 (16,15 kg và 64,21%), lứa 3 (16,68 kg và 64,72%), đạt giá trị cao nhất ở lứa 4 (18,31 kg và 64,97%) và giảm ở lứa 5 (15,01 kg và 63,06%). Dày mỡ lưng có xu hướng ngược lại, giảm dần từ lứa 1 và đạt giá trị thấp nhất ở lứa 4. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Piétrain kháng stress đạt thấp nhất đối với lợn sinh ra ở lứa 1 (486,119 g/ngày), tăng lên đối với lợn sinh ra ở lứa 2 (495,54 g/ngày), đạt giá trị cao nhất đối với lợn sinh ra ở lứa 3 (578,94 g/ngày) và giảm đối với lợn sinh ra ở 72

83 lứa 4 (530,70 g/ngày), lứa 5 (494,94 g/ngày). Sự sai khác ở các chỉ tiêu này có ý nghĩa thống kê (P<0,001), ngoại trừ chỉ tiêu dày cơ thăn (P>0,05) Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giai đoạn kiểm tra năng suất Khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất và ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở các bảng 3.19 và Bảng 3.19 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất của lợn Piétrain kháng stress Chỉ tiêu n Mean SD Cv% Khối lượng bắt đầu (kg) 54 27,21 7,4 27,21 Khối lượng kết thúc (kg) 54 96,48 11,51 11,93 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) , ,09 Tổng thức ăn thu nhận (kg) ,48 346,89 30,96 Tổng tăng khối lượng (kg) 9 415,63 121,7 29,28 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) 9 2,68 0,16 5,9 Lợn Piétrain kháng stress nuôi ở giai đoạn kiểm tra năng suất (từ 27,2 kg đến 96,48 kg) có tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt mức trung bình thấp (519,42 g/ngày) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt mức trung bình (2,68 kg). Trong đó, lợn cái Piétrain kháng stress giai đoạn kiểm tra năng suất có tăng khối lượng trung bình hàng ngày (556,52 g/ngày) cao hơn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (2,60 kg) thấp hơn so với lợn đực (508,83 g/ngày và 2,71 kg). Bảng 3.20 Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất của lợn Piétrain kháng stress Đực Cái Chỉ tiêu n LSM SE n LSM SE Khối lượng bắt đầu (kg) 42 26,49 b 0, ,73 a 1,11 Khối lượng kết thúc (kg) 42 95,72 1, ,15 2,83 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) ,83 b 10, ,52 a 19,15 Tổng thức ăn thu nhận (kg) ,93 137, ,40 257,38 Tổng tăng khối lượng (kg) 7 423,74 48, ,25 91,19 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) 7 2,71 0,06 2 2,60 0,11 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không có chữ cái giống nhau, sai khác có ý nghĩa (P < 0,05) 73

84 Năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Piétrain kháng stress Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ tiêu về năng suất thân thịt và chất lượng thịt được trình bày ở bảng Bảng 3.21 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt Chỉ tiêu Halothane Tính biệt R 2 Khối lượng giết mổ (kg) NS * 0,243 Khối lượng móc hàm (kg) NS NS 0,194 Tỷ lệ móc hàm (%) NS NS 0,006 Khối lượng thịt xẻ (kg) NS * 0,308 Tỷ lệ thịt xẻ (%) NS NS 0,072 Dài thân thịt (cm) NS NS 0,145 Diện tích cơ thăn (cm²) NS ** 0,280 Dày mỡ lưng (mm) NS ** 0,105 Dày cơ thăn (mm) NS ** 0,088 Tỷ lệ nạc (%) NS NS 0,027 ph 45 phút NS NS 0,111 ph 24 giờ NS *** 0,358 L* 24 giờ NS NS 0,130 a* 24 giờ NS *** 0,485 b* 24 giờ NS NS 0,054 Tỷ lệ mất nước bảo quản 24 giờ (%) NS NS 0,044 Tỷ lệ mất nước chế biến 24 giờ (%) NS NS 0,062 Độ dai 24 giờ (N) NS NS 0,018 Vật chất khô (%) NS NS 0,145 Khoáng tổng số (%) NS NS 0,064 Protein tổng số (%) NS NS 0,051 Lipit tổng số (%) NS ** 0,421 NS: P> 0,05 *: P< 0,05 **: P < 0,01 ***: P< 0,001 Kiểu gen halothane không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất thân thịt, chất lượng thịt và thành phần hóa học thịt lợn Piétrain kháng stress (Bảng 3.21). Tính biệt ảnh hưởng đến khối lượng giết mổ, khối lượng thịt xẻ (P<0,05), diện tích cơ thăn, dày mỡ lưng, dày cơ thăn, lipit tổng số (P<0,01), ph24 và a*24 (P<0,001). Hệ số xác định (R²) thấp nhất ở chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm (0,006) và cao nhất ở chỉ tiêu a*24 (0,485). Lợn Piétrain mang kiểu gen CC có khối lượng giết mổ (85,37 kg), 74

85 Chỉ tiêu khối lượng móc hàm (69,76 kg), khối lượng thịt xẻ (55,51 kg), dài thân thịt (88,93 cm), diện tích cơ thăn (54,49 cm²) và dày mỡ lưng (8,74 mm) cao hơn so với lợn mang kiểu gen CT (84,67 kg, 68,17 kg, 55,57 kg, 88,42 cm, 54,09 cm² và 8,53 mm). Dày cơ thăn, tỷ lệ nạc của lợn mang kiểu gen CT (56,11 mm và 63,72%) có xu hướng cao hơn so với lợn mang kiểu gen CC (54,66 mm và 63,17%). Điều này hợp lý vì gen T có tác động làm tăng tỷ lệ nạc. Tuy nhiên, sự sai khác giữa các chỉ tiêu này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, chọn lọc các cá thể làm giống mang kiểu gen CC và CT sẽ không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất thân thịt nói trên. Lợn cái có khối lượng giết mổ (88,75 kg), khối lượng thịt xẻ (58,40 kg), diện tích cơ thăn (57,54 cm²), dày mỡ lưng (9,26 mm) và dày cơ thăn (58,01 mm) cao hơn so với lợn đực (81,29 kg, 52,77 kg, 51,04 cm², 8,01 mm và 52,76 mm); ngược lại, tỷ lệ móc hàm, dài thân thịt và tỷ lệ nạc ở lợn đực (80,21%, 89,05 cm và 63,51%) cao hơn lợn cái (80,08%, 88,30 cm và 63,39%). Sự sai khác thống kê chỉ có ý nghĩa ở các chỉ tiêu: khối lượng giết mổ, khối lượng thịt xẻ (P<0,05), dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn và dày cơ thăn (P<0,01). Bảng 3.22 Năng suất thân thịt của lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và tính biệt Kiểu gen Tính biệt CC CT Đực Cái n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE Khối lượng giết mổ (kg) 23 85,37 2, ,67 2, ,29 b 2, ,75 a 1,84 Khối lượng móc hàm (kg) 21 69,76 1, ,17 2, ,23 2, ,70 1,65 Tỷ lệ móc hàm (%) 23 80,12 0, ,17 0, ,21 0, ,08 0,58 Khối lượng thịt xẻ (kg) 11 55,61 1, ,57 1, ,77 b 1, ,40 a 1,57 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 11 66,21 0, ,34 0, ,40 0, ,15 0,67 Dài thân thịt (cm) 15 88,93 1, ,42 1, ,05 1, ,30 1,39 Diện tích cơ thăn (cm²) 19 54,49 1, ,09 1, ,04 b 1, ,54 a 1,26 Dày mỡ lưng (mm) 51 8,74 0, ,53 0, ,01 b 0, ,26 a 0,33 Dày cơ thăn (mm) 51 54,66 1, ,11 1, ,76 b 1, ,01 a 1,57 Tỷ lệ nạc (%) 51 63,17 0, ,72 0, ,51 0, ,39 0,31 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không có chữ cái giống nhau, sai khác có ý nghĩa (P < 0,05) 75

86 Chỉ tiêu Bảng 3.23 Chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và tính biệt Kiểu gen Tính biệt CC (n = 19) CT (n = 16) Đực (n = 16) Cái (n = 19) LSM SE LSM SE LSM SE LSM SE ph45 6,55 0,05 6,42 0,06 6,45 0,06 6,52 0,05 ph24 5,38 0,03 5,46 0,03 5,50 a 0,03 5,34 b 0,03 L*24 (lightness) 55,46 0,57 54,28 0,62 54,20 0,62 55,53 0,57 a*24 (redness) 14,65 0,26 14,89 0,28 15,80 a 0,28 13,74 b 0,26 b*24 (yellowness) 8,17 0,29 7,80 0,31 8,21 0,31 7,76 0,29 Tỷ lệ mất nước bảo quản 24 giờ (%) Tỷ lệ mất nước chế biến 24 giờ (%) 1,90 0,17 1,82 0,17 1,89 0,16 1,75 0,15 29,88 0,61 28,79 0,61 28,99 0,61 30,14 0,57 Độ dai 24 giờ (N) 54,12 3,07 57,40 3,32 55,01 3,32 56,51 3,07 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không có chữ cái giống nhau, sai khác có ý nghĩa (P < 0,05) Kiểu gen halothane không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress như giá trị ph, màu sắc (L*, a*, b*), tỷ lệ mất nước bảo quản, chế biến, độ dai ở 24 giờ (Bảng 3.23). Mặc dù giá trị ph cơ thăn không có sự sai khác giữa hai kiểu gen nhưng ph45 của lợn mang kiểu gen CC cao hơn so với kiểu gen CT. Tuy nhiên, ph24 ở kiểu gen CT có xu hướng cao hơn so với kiểu gen CC. Tính biệt ảnh hưởng đến ph24, a*24 (P<0,001) và không ảnh hưởng đến ph45, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến 24 giờ (P>0,05). Kiểu gen halothane, tính biệt không ảnh hưởng đến độ dai 24 giờ (P>0,05). Chỉ tiêu Bảng 3.24 Thành phần hóa học thịt lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và tính biệt Kiểu gen Tính biệt CC (n = 10) CT (n = 14) Đực (n = 10) Cái (n = 14) LSM SE LSM SE LSM SE LSM SE Vật chất khô (%) 26,29 0,23 25,88 0,19 25,93 0,23 26,23 0,19 Khoáng tổng số (%) 1,26 0,02 1,26 0,01 1,28 0,02 1,25 0,02 Protein tổng số (%) 23,51 0,20 23,24 0,16 23,43 0,20 23,32 0,16 Lipit tổng số (%) 1,04 0,12 0,90 0,10 0,69 a 0,12 1,25 b 0,10 * Trong cùng một hàng, những giá trị LSM không có chữ cái giống nhau, sai khác có ý nghĩa (P < 0,05) 76

87 Kiểu gen halothane không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về thành phần hóa học thịt lợn Piétrain kháng stress (Bảng 3.24). Vật chất khô, protein tổng số, lipit tổng số ở thịt lợn Piétrain mang kiểu gen CC (26,29%, 23,51% và 1,04%) có xu hướng cao hơn so với CT (25,88%, 23,24% và 0,90%). Khoáng tổng số ở kiểu gen CC (1,26%) tương đương với kiểu gen CT (1,26%). Tuy nhiên, sự sai khác về các chỉ tiêu này giữa hai kiểu gen CC và CT không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lipit tổng số ở thịt lợn cái (1,25%) cao hơn so với lợn đực (0,69%) (P<0,01). Khoáng tổng số, protein tổng số trong thịt lợn đực (1,28% và 23,43%) cao hơn so với lợn cái (1,25% và 23,24%), ngoại trừ tỷ lệ vật chất khô của thịt lợn cái (26,23%) cao hơn ở lợn đực (25,93%) (P>0,05) Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress được trình bày ở bảng Bảng 3.25 Khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc Chỉ tiêu n Mean SD Min Max Khối lượng sơ sinh (kg) ,41 0,28 0,60 2,20 Khối lượng cai sữa (kg) ,91 1,34 3,00 10,00 Khối lượng 60 ngày (kg) ,80 4,11 4,50 28,00 Khối lượng 7,5 tháng (kg) ,85 16,52 62,00 144,00 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) ,54 71,41 320,99 690,48 Tỷ lệ nạc (%) ,12 2,02 54,71 69,36 Qua bảng 3.25 cho thấy, lợn Piétrain kháng stress có khối lượng sơ sinh, cai sữa, 60 ngày tuổi, 7,5 tháng tuổi và tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt các giá trị ở mức trung bình thấp, nhưng có tỷ lệ nạc cao. Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến các chỉ tiêu về khối lượng (sơ sinh, cai sữa, 60 ngày tuổi, 225 ngày tuổi), tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc được trình bày ở bảng Khối lượng sơ sinh chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi hầu hết các yếu tố cố định như trại, lứa đẻ, năm, mùa vụ, tính biệt (P<0,001) và thế hệ (P<0,01). Khối lượng cai sữa chịu ảnh hưởng của các yếu tố như trại, lứa đẻ, năm và mùa vụ (P<0,001). Khối lượng lúc 60 ngày tuổi chịu ảnh hưởng của các yếu tố trại, thế hệ và 77

88 lứa đẻ (P<0,001). Khối lượng 7,5 tháng tuổi chịu ảnh hưởng của yếu tố trại, mùa vụ (P<0,001) và năm (P<0,01). Tăng khối lượng trung bình hàng ngày ảnh hưởng bởi yếu tố lứa đẻ (P<0,05) và năm (P<0,001). Tỷ lệ nạc chỉ chịu ảnh hưởng của lứa đẻ (P<0,05). Hệ số xác định (R²) thấp nhất ở chỉ tiêu tỷ lệ nạc (0,123) và cao nhất ở chỉ tiêu khối lượng lúc 60 ngày tuổi (0,356). Bảng 3.26 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khối lượng ở các độ tuổi, Chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc Thế hệ Tính biệt Trại Năm Mùa vụ Khối lượng sơ sinh ** *** *** *** *** *** 0,138 Khối lượng cai sữa NS NS *** *** *** *** 0,182 Khối lượng 60 ngày *** NS *** NS NS *** 0,356 Khối lượng 7,5 tháng NS NS *** ** *** NS 0,140 Tăng khối lượng trung bình NS NS NS *** NS * 0,198 Tỷ lệ nạc NS NS NS NS NS * 0,123 NS: P> 0,05 *: P< 0,05 **: P < 0,01 ***: P< 0,001 Hệ số di truyền của các tính trạng khối lượng sơ sinh, cai sữa, 60 ngày và 7,5 tháng tuổi; tăng khối lượng trung bình hàng ngày và tỷ lệ nạc ước tính theo phương pháp của Harvey và MTDFREML được trình bày tại bảng Với cấu trúc làm tổ (Nested Analysis), phương pháp Harvey ước tính được 3 hệ số di truyền: 1) từ thành phần phương sai của bố (h 2 s), 2) của mẹ (h 2 d), 3) của cả bố và mẹ (h 2 s+d). Trong khi đó, kết quả ước tính hệ số di truyền bằng phần mềm MTDFREML là trên cơ sở từ thành phần phương sai của bố và mẹ (h 2 a). Có những sự khác biệt nhất định về hệ số di truyền ước tính được từ hai phương pháp này. Lứa đẻ Bảng 3.27 Hệ số di truyền ước tính của các tính trạng sinh trưởng Chỉ tiêu và tỷ lệ nạc Harvey R 2 MTDFREML h 2 s+d± SE h 2 s± SE h 2 d± SE h 2 a± SE Khối lượng sơ sinh 0,58 ± 0,07 0,08 ± 0,01-0,13 ± 0,07 Khối lượng cai sữa 0,65 ± 0,08 0,52 ± 0,13 0,77 ± 0,11 0,12 ± 0,08 Khối lượng 60 ngày 0,86 ± 0,10 0,75 ± 0,19 0,98 ± 0,14 0,25 ± 0,15 Khối lượng 7,5 tháng 0,54 ± 0,11 0,31 ± 0,14 0,77 ± 0,18 0,23 ± 0,10 Tăng khối lượng trung bình 0,37 ± 0,11 0,11 ± 0,13 0,63 ± 0,20 0,31 ± 0,15 Tỷ lệ nạc 0,26 ± 0,09 0,19 ± 0,13 0,32 ± 0,17 0,19 ± 0,09 78

89 Ước tính giá trị giống và sử dụng giá trị giống chọn lọc đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress Giá trị giống ước tính và giá trị kiểu hình đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày của những cá thể lợn đực giống được trình bày ở bảng Bảng 3.28 Giá trị kiểu hình và giá trị giống ước tính được về tăng khối lượng trung bình hàng ngày (g/ngày) Đực Giá trị Xếp hạng theo Xếp hạng theo Giá trị giống giá trị giá trị giống kiểu hình ước tính kiểu hình ước tính ,53 30, ,00 23, ,01 21, ,74 18, ,66 15, ,87 14, ,46 11, ,96 11, ,95 10, ,30 9, ,30 6, ,46 0, ,62-2, ,94-4, ,90-5, ,28-9, ,96-10, ,90-12, ,18-18, ,82-26, Có 3 trường hợp thứ tự xếp hạng giữa giá trị giống ước tính trùng hợp với giá trị kiểu hình (các lợn đực số 1073, 1071 và đều có thứ tự xếp hạng thứ 17, 18 và 20 đối với cả giá trị giống ước tính và giá trị kiểu hình). Có 17 sự thay đổi thứ tự xếp hạng của lợn đực giống giữa giá trị giống ước tính và giá trị kiểu hình. Trong đó có 11 trường hợp chênh lệch thay đổi thứ tự xếp hạng giữa giá trị giống ước tính và giá trị kiểu hình khác biệt nhau từ 1 đến 6 mức. Chẳng hạn đực 79

90 giống có thứ tự xếp hạng theo giá trị giống ước tính là thứ 3, còn thứ tự xếp hạng theo giá trị kiểu hình lại là thứ 6, khác biệt trong trường hợp này là 3 mức). Có 6 trường hợp chênh lệch thay đổi thứ tự xếp hạng giữa giá trị giống ước tính và giá trị kiểu hình khác biệt nhau từ 7 đến 12 mức. Chênh lệch lớn nhất là đực giống 1020 có thứ tự xếp hạng theo giá trị giống ước tính là thứ 13, còn thứ tự xếp hạng theo giá trị kiểu hình lại là thứ 1, khác biệt trong trường hợp này là 12 mức (Bảng 3.28). Giá trị giống ước tính của lợn đực giống và giá trị kiểu hình về tăng khối lượng trung bình hàng ngày ngày của đời con được trình bày ở bảng Bảng 3.29 Giá trị giống ước tính của lợn đực và tăng khối lượng trung bình Đực Giá trị giống Xếp hạng giá trị giống hàng ngày đời con (g/ngày) Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của đời con n Mean SD Cv% Xếp hạng , ,20 52,6 9, , ,10 36,5 6, , ,40 77,5 14, , ,90 101,2 19, , ,40 76,3 15, , ,65 56,75 11, , ,24 42,02 8, , ,10 115,2 21, , ,70 65,4 12, , ,40 47,8 10, , , , , ,66 54,7 11, , ,90 59,8 12, , ,40 94,3 18, , ,06 62,6 12, , ,53 50,88 11, , ,60 92,1 17, , ,13 51,85 10, , ,70 77,6 16, , ,20 74,7 16,05 16 Có 1 trường hợp thứ tự xếp hạng giữa giá trị giống ước tính trùng hợp với giá trị kiểu hình đạt được ở đời con (lợn đực số đều có thứ tự xếp hạng thứ 1 đối với cả giá trị giống ước tính và giá trị kiểu hình đạt được ở đời con). Có 19 80

91 sự thay đổi thứ tự xếp hạng của lợn đực giống giữa giá trị giống ước tính và giá trị kiểu hình đạt được ở đời con. Trong đó có 16 trường hợp chênh lệch thay đổi thứ tự xếp hạng giữa giá trị giống ước tính của bố và giá trị kiểu hình đạt được ở đời con khác biệt nhau từ 1 đến 6 mức. Chẳng hạn đực giống có thứ tự xếp hạng theo giá trị giống ước tính là thứ 3, còn thứ tự xếp hạng theo giá trị kiểu hình đạt được ở đời con lại là thứ 6, khác biệt trong trường hợp này là 3 mức). Có 3 trường hợp chênh lệch thay đổi thứ tự xếp hạng giữa giá trị giống ước tính của bố và giá trị kiểu hình đạt được ở đời con khác biệt nhau từ 7 đến 12 mức. Chênh lệch lớn nhất là đực giống 1073 có thứ tự xếp hạng theo giá trị giống ước tính là thứ 17, còn thứ tự xếp hạng theo giá trị kiểu hình đạt được ở đời con lại là thứ 5, khác biệt trong trường hợp này là 12 mức (Bảng 3.29). Giá trị giống ước tính của các nhóm đực giống chọn lọc và kết quả đạt được ở đời con về tăng khối lượng trung bình hàng ngày được trình bày ở bảng Bảng 3.30 Giá trị giống ước tính của các nhóm đực giống chọn lọc và kết Tỷ lệ chọn lọc (%) quả về tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở đời con (g/ngày) Nhóm đực giống chọn lọc Số lượng chọn lọc (con) Giá trị giống thấp nhất Giá trị giống cao nhất Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của đời con n Mean SD Cv% ,77 30, ,20 52,60 9, ,99 30, ,07 47,91 8, ,93 30, ,94 60,00 11, ,68 30, ,50 75,40 14,21 Tăng khối lượng trung bình hàng ngày đời con của nhóm đực giống được chọn lọc với tỷ lệ 5% đạt cao nhất (551,20 g/ngày) và giảm dần ở những nhóm đực giống được chọn lọc với tỷ lệ 10% (546,07 g/ngày), 15% (536,94 g/ngày), 20% (530,50 g/ngày). So với mức tăng khối lượng trung bình hàng ngày theo dõi được từ 504 đời con là 486,70 g/ngày, chênh lệch thành tích đời con của các nhóm đực giống được chọn lọc với các tỷ lệ 5, 10, 15 và 20% tương ứng là 64,50; 59,37; 50,24 và 43,80 g/ngày; hoặc 13,25; 12,20; 10,32 và 9%. 81

92 CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN 4.1. Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress Phẩm chất tinh dịch lợn đực Piétrain kháng stress Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thế hệ, kiểu gen halothane, trại và chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hai yếu tố năm, mùa vụ (Bảng 3.1). Kết quả công bố của nhiều tác giả đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực. Kết quả công bố của Do et al. (2013) cho thấy, kiểu gen halothane ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng (P<0,001) và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (P<0,05). Bên cạnh kiểu gen halothane, Do et al. (2013) cũng chỉ ra rằng nguồn gốc của lợn đực ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch (P<0,05), nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (P<0,001). Kết quả công bố của Trịnh Hồng Sơn và cs. (2013b) cho thấy, tuổi khai thác, thế hệ, mùa vụ và năm ảnh hưởng rõ rệt (P<0,001) đến hầu hết các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực dòng tổng hợp VCN03. Trịnh Văn Thân và cs. (2010) cũng chỉ ra rằng mùa vụ, giống, phương thức chăn nuôi ảnh hưởng rất rõ rệt đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch. Theo Gregor and Hardge (1995), thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như trạm thụ tinh nhân tạo, giống, mùa vụ, kiểu gen halothane. Như vậy, kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này là phù hợp với kết quả công bố của các tác giả trong và ngoài nước. Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress (Bảng 3.2) đều đạt tiêu chuẩn theo quyết định số 1712/QĐ-BNN-CN phê duyệt các chỉ tiêu kỹ thuật đối với giống gốc vật nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008) quy định đối với lợn đực ngoại sử dụng trong thụ tinh nhân tạo đáp ứng được yêu cầu nhân giống cho sản xuất tại miền Bắc Việt Nam, ngoại trừ hoạt lực tinh trùng thấp hơn (A = 0,78). Tuy nhiên, hoạt lực tinh trùng của lợn đực 82

93 Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả công bố của nhiều tác giả trong, ngoài nước và đặc biệt là kết quả công bố của các tác giả nước ngoài như Smital (2009); Wolf and Smital (2009); Wysokinska et al. (2009); Wolf (2010); Kunowska-Slosarz and Makowska (2011); Knecht et al. (2014). Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress (Bảng 3.2) cao hơn kết quả công bố của tác giả Jacyno et al. (2013). Thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng của lợn Piétrain kháng stress thấp hơn kết quả công bố của tác giả Kunowska-Slosarz and Makowska (2011) trên lợn Piétrain với các giá trị lần lượt 270,36 ml; 78,95% và 406,53 triệu/ml và cao hơn kết quả công bố của tác giả Kawecka et al. (2008). Thể tích tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress cao hơn so với kết quả công bố của Ciereszko et al. (2000) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain thuần với thể tích tinh dịch đạt 158,1 ml. Thể tích tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress (Bảng 3.2) tương tự với kết quả công bố của một số tác giả Smital (2009); Wolf and Smital (2009); Wysokinska et al. (2009); Wolf (2010); Knecht et al. (2014). Tuy nhiên, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác của lợn đực Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện nhiệt đới tại miền Bắc Việt Nam lại thấp hơn so với kết quả công bố của các tác giả trên. Kết quả nghiên cứu của Wierzbicki et al. (2010) trên lợn Piétrain cho thấy, hoạt lực tinh trùng đạt tương tự, thể tích tinh dịch đạt thấp hơn nhưng nồng độ tinh trùng đạt cao hơn so với kết quả ở nghiên cứu này. Kết quả công bố của Kaewmala et al. (2011) trên lợn Piétrain thuần cho thấy, hoạt lực tinh trùng (85,30%) cao hơn, thể tích tinh dịch (244,36 ml) thấp hơn so với kết quả nghiên cứu này (Bảng 3.2). Như vậy, các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress đều đạt tốt và phù hợp với kết quả công bố của các tác giả trong và ngoài nước. Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress qua 4 thế hệ (Bảng 3.3) đạt mức cao và đạt được tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại quyết định số 1712/QĐ-BNN-CN (2008), ngoại trừ hoạt lực tinh trùng của thế hệ 1, 2 và 3 thấp hơn. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thế hệ đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực VCN03, Trịnh Hồng Sơn và cs. (2013b) cho rằng thế hệ đã được chọn lọc có các chỉ tiêu về phẩm chất tinh 83

94 dịch tốt hơn so với thế hệ xuất phát. Thể tích tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress qua các thế hệ có xu hướng giảm, nhưng nồng độ tinh trùng có xu hướng tăng qua các thế hệ (Bảng 3.3). Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả công bố của tác giả Wolf (2009a) khi đánh giá mối tương quan giữa các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch cho rằng, thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng có mối tương quan âm. Kết quả đánh giá mối tương quan giữa thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng của lợn đực Piétrain kháng stress đạt mức tương quan yếu (Phụ lục 1) thấp hơn so với kết quả công bố của Wolf (2009a). Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress chịu ảnh hưởng bởi kiểu gen halothane (Bảng 3.4). Do đó, việc chọn lọc và sử dụng lợn đực mang kiểu gen CC có thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tốt hơn so với lợn đực mang kiểu gen CT. Như vậy, sử dụng lợn đực Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC để khai thác tinh dùng trong thụ tinh nhân tạo sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc sử dụng lợn đực mang kiểu gen CT. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn mang kiểu gen CC và CT đều đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại quyết định số 1712/QĐ- BNN-CN (2008), ngoại trừ hoạt lực tinh trùng thấp hơn (Bảng 3.4) và phù hợp với một số kết quả đã công bố. Kết quả công bố của Do et al. (2013) cho thấy, lợn đực mang kiểu gen CC có thể tích tinh dịch (281,39 ml), hoạt lực tinh trùng (78,55%), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (103,52 tỷ/lần) sai khác rõ rệt (P<0,001) so với lợn đực mang kiểu gen CT (236,43 ml; 74,39% và 91,49 tỷ/lần). Kết quả công bố của Phan Xuân Hảo (2001) cho thấy, lợn đực Landrace mang kiểu gen halothane đồng hợp tử trội (CC) có tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác cao hơn 1,4 tỷ/lần so với lợn đực mang kiểu gen dị hợp tử (CT) và ở lợn đực Yorkshire là 1,07 tỷ/lần. Kết quả công bố của Gregor and Hardge (1995) cho thấy, lợn đực mang kiểu gen CC có thể tích tinh dịch (247,1 ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (77,1 tỷ/lần) sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với lợn mang kiểu gen CT (237,1 ml và 73,7 tỷ/lần). 84

95 Thể tích tinh dịch, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác của lợn đực Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện chuồng kín tại Trung tâm Giống lợn có xu hướng tốt hơn khi nuôi trong điều kiện chuồng hở tại trại Đồng Hiệp (Bảng 3.5). Tuy nhiên, các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn và trại Đồng Hiệp đều đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại quyết định số 1712/QĐ- BNN-CN (2008), ngoại trừ hoạt lực tinh trùng của lợn đực Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn thấp hơn (Bảng 3.5). Kết quả công bố của Trịnh Văn Thân và cs. (2010) cho thấy, lợn đực nuôi theo phương thức bán công nghiệp có thể tích tinh dịch (249,619 ml), hoạt lực tinh trùng (0,833), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (48,944 tỷ/lần) cao hơn so với lợn đực nuôi theo phương thức công nghiệp (216,186 ml; 0,797; 38,648 tỷ/lần). Như vậy, việc nuôi dưỡng, sử dụng lợn đực giống trong điều kiện được kiểm soát tốt về tiểu khí hậu chuồng nuôi hoặc với phương thức chăn nuôi mà lợn đực được vận động, tiếp xúc với điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch. Các chỉ tiểu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress theo mùa trong năm (Bảng 3.6) cao hơn so với kết quả công bố của Kazimierz and Krzysztof (2011) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Ba Lan. Kết quả công bố của Smital (2009) và Wysokinska et al. (2009) cho thấy phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain tốt nhất ở mùa Đông và mùa Xuân tiếp đến mùa Thu và thấp nhất mùa Hè. Wierzbicki et al. (2010) cũng chỉ ra rằng nồng độ tinh trùng, hoạt lực tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng ở mùa Đông (642,02 triệu/lần, 72,68% và 94,14 tỷ/lần) cao hơn so với mùa Hè (590,87 triệu/ml, 72,51% và 92,72 tỷ/lần) và thể tích tinh dịch không có sự khác biệt giữa các tháng trong năm. Trịnh Văn Thân và cs. (2010) cũng cho thấy hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác ở vụ Đông Xuân (0,817; 242,318 triệu/ml và 44,849 tỷ/lần) cao hơn so với vụ Hè Thu (0,813; 228,563 triệu/ml và 42,743 tỷ/lần). Kết quả nghiên cứu của Do et al. (2013) cũng cho thấy nồng độ tinh trùng thấp nhất ở tháng 7 (mùa Hè), cao nhất vào tháng 10 và 11 (mùa 85

96 Đông). Kết quả nghiên cứu của Barranco et al. (2013) cho thấy, hoạt lực tinh trùng đạt cao ở mùa Đông (80,93%), mùa Xuân (80,47%) và có xu hướng thấp hơn ở mùa Hè (77,62%), mùa Thu (76,21%). Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress ở các mùa trong nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả công bố của các tác giả, đặc biệt là các tác giả nước ngoài. Việc khai thác lợn đực giống ở mùa Hè, Thu cần thiết có các biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện môi trường đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch, cũng như có các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý nhằm nâng cao các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống. Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress đạt tốt và phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quyết định số 1712/QĐ-BNN-CN đối với lợn ngoại khai thác tinh dùng trong thụ tinh nhân tạo, ngoại trừ hoạt lực tinh trùng còn thấp hơn so với quy định này. Thế hệ ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. Sử dụng lợn đực Piétrain kháng stress mang kiểu gen halothane đồng hợp tử trội (CC) có thể cải thiện các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch tốt hơn so với lợn mang kiểu gen dị hợp tử (CT). Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress tốt hơn vào mùa Đông, Xuân, đạt khá vào mùa Thu và kém hơn vào mùa Hè ở điều kiện chăn nuôi miền Bắc nước ta Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress (Bảng 3.7) tương tự với kết quả công bố của Do et al. (2013). Kết quả công bố của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cho thấy, yếu tố lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt (P<0,001) đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái, đực giống ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con, trại ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa/ổ (P<0,05) và khối lượng cai sữa/con (P<0,001), và mùa vụ ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa/con (P<0,001). Kết quả công bố của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a) cũng chỉ ra rằng: năm, lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tất cả các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái, trại ảnh hưởng đến số con để nuôi, khối lượng sơ 86

97 sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con và mùa vụ ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa/con. Theo Šprysl et al. (2012), lứa đẻ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến số con đẻ ra (P<0,0001), năm và mùa vụ không có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái (P>0,05). Kết quả công bố của Duziński et al. (2014) cũng chỉ ra rằng, mùa vụ có ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/con (P<0,05) và khối lượng cai sữa/con (P<0,01). Như vậy, kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress ở nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã công bố, đặc biệt là công bố của các tác giả nước ngoài. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress (Bảng 3.8) đều thấp hơn so với tiêu chuẩn theo quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Piétrain giống gốc, ngoại trừ chỉ tiêu số con đẻ ra của nái Piétrain kháng stress (9,84 con) đạt được so với tiêu chuẩn này. Lợn Piétrain kháng stress thuộc nhóm chuyên dụng "dòng đực" có khả năng sinh sản ở mức trung bình. Bên cạnh đó, lợn Piétrain kháng stress có tỷ lệ nạc cao nên việc dự trữ năng lượng thường thấp, mà việc dự trữ năng lượng thấp có ảnh hưởng bất lợi tới khả năng sinh sản (Grandinson et al., 2005). Mặt khác, đàn lợn Piétrain kháng stress được nhập thẳng từ một nước ôn đới về nuôi trong điều kiện môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Việc ghép đôi giao phối trên đàn lợn nái Piétrain kháng stress được thực hiện theo 5 nhóm gia đình, nhưng do số lượng đàn gốc nhập ban đầu vào nước ta quá ít (6 lợn đực và 13 lợn cái ở 60 ngày tuổi) nên không tránh khỏi hiện tượng cận huyết (tính đến tháng 8/2013, hệ số cận huyết trên đàn lợn Piétrain kháng stress đã đạt tới 7,65%). Đây có thể là những nguyên nhân dẫn đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái Piétrain kháng stress đạt ở mức thấp. Tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này (Bảng 3.8) cao hơn so với kết quả công bố của Pholsing et al. (2009) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Thái Lan với tuổi đẻ lứa đầu (434,76 ngày), số con đẻ ra còn sống (7,47 con) và khối lượng sơ sinh/ổ (11,10 kg). Điều này chỉ ra rằng, năng suất sinh sản của lợn nái có thể 87

98 biến động ít hay nhiều khi nuôi trong cùng một điều kiện khí hậu. Tuy nhiên, số con đẻ ra của lợn nái Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả công bố của Ibáñez-Escriche et al. (2009) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Tây Ban Nha với số con đẻ ra đạt 9,96 con. Số con đẻ ra sống của lợn Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này cũng thấp hơn kết quả công bố của Orzechowska and Mucha (2009) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain (10,79 con). Như vậy, năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới thường thấp hơn so với nuôi tại Châu Âu với điều kiện khí hậu ôn đới. Số con cai sữa, khối lượng sơ sinh/con của lợn Piétrain kháng stress thấp hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain thuần nuôi tại Đông Anh Hà Nội với các giá trị lần lượt 8,82 con và 1,48 kg, ngoại trừ số con đẻ ra trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010). Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress qua các thế hệ (Bảng 3.9) đều thấp hơn so với tiêu chuẩn theo quyết định số 675/QĐ- BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), ngoại trừ số con đẻ ra ở 4 thế hệ và khối lượng sơ sinh/ổ ở thế hệ 2, 3, 4 của nái Piétrain kháng stress đạt được theo tiêu chuẩn này. Số con đẻ ra còn sống ở thế hệ 2, 3, và 4 cao hơn từ 0,53 đến 1,22 con so với thế hệ 1 (nhập từ Bỉ). Khối lượng sơ sinh/con của lợn nái Piétrain kháng stress qua 4 thế hệ có xu hướng tương tự với kết quả công bố của Roehe et al. (2010). Khối lượng sơ sinh/ổ của thế hệ 2, 3 và 4 cũng cao hơn so với thế hệ 1 (nhập từ Bỉ) từ 1,3 kg đến 3,49 kg. Kết quả công bố của Klimas and Klimiene (2011) cho thấy, nái Landrace tại Đan Mạch có số con còn sống từ thế hệ 1 6 cao hơn so với thế hệ xuất phát từ 0,2 0,6 con; số con lúc 21 ngày tuổi cao hơn so với thế hệ xuất phát 0,8 1,5 con; khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi cao hơn so với thế hệ xuất phát 4,9 7,0 kg. Như vậy, xu hướng biến động của các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress qua các thế hệ trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả công bố của các tác giả trên. Việc sử dụng nái mang kiểu gen CC có thể cải thiện được chỉ tiêu về 88

99 khối lượng cai sữa/con tốt hơn so với việc sử dụng nái mang kiểu gen CT (Bảng 3.10). Theo Đỗ Đức Lực và cs. (2013b), kiểu gen halothane của nái ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống, khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ. Đỗ Đức Lực và cs. (2013b) cũng cho biết lợn nái Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC có số con đẻ ra còn sống (9,91 con) cao hơn (P>0,05) so với nái mang kiểu gen CT (8,70 con). Tuy nhiên, Stalder et al. (1998) lại cho rằng, lợn nái mang kiểu gen halothane CT đẻ nhiều con hơn lợn nái mang kiểu gen CC. Theo Phan Xuân Hảo (2001), kiểu gen halothane của lợn nái Landrace có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu số con/ổ và ảnh hưởng nhưng không rõ rệt đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire. Phan Xuân Hảo, (2001) cũng cho biết, số con cai sữa/ổ của lợn nái Landrace mang kiểu gen CC (8,65 con) cao hơn so với lợn nái mang kiểu gen CT (8,47 con) và ở lợn nái Yorkshire chỉ tiêu này đạt các giá trị tương ứng 8,86 con (CC) và 8,55 con (CT). Cần hạn chế ghép đôi giao phối giữa lợn đực và nái mang kiểu gen halothane CT để không làm gia tăng tần số kiểu gen không mong muốn TT. Kết quả công bố của Đỗ Đức Lực và cs. (2013b) cho thấy rằng, kiểu gen halothane của đực phối không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu số con/ổ ở thời điểm sơ sinh và cai sữa. Lợn sinh ra từ đực Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC có khối lượng cao hơn so với đực mang kiểu gen CT ở thời điểm sơ sinh và cai sữa (Đỗ Đức Lực và cs., 2013b). Đực phối có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng sơ sinh/con (Đặng Vũ Bình và cs., 2005; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006c; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Mccann et al. (2008) khẳng định sử dụng đực thuần hoặc đực lai không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn đạt được tiêu chuẩn theo quyết định số 675/QĐ-BNN- CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp thấp hơn so với tiêu chuẩn theo quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của nái Piétrain 89

100 kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn cao hơn khi nuôi tại trại Đồng Hiệp. Điều này có thể là do đàn lợn nuôi tại Trung tâm Giống lợn là thế hệ thứ 3 được nhập từ trại Đồng Hiệp đã thích nghi tốt hơn và có thể do ảnh hưởng bởi kiểu chuồng nuôi (tại Trung tâm Giống lợn là kiểu chuồng kín còn ở trại Đồng Hiệp là kiểu chuồng hở). Như vậy, việc nuôi dưỡng nái Piétrain kháng stress trong điều kiện được kiểm soát tốt hơn về tiểu khí hậu chuồng nuôi có thể đã có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress biến động theo xu hướng chung là thấp nhất ở lứa 1, tăng dần ở lứa 2, 3, đạt giá trị cao nhất ở lứa 4 sau đó giảm mạnh từ lứa 6 (Bảng 3.12). Kết quả công bố của Aherne and Kirkwood (2011) cho thấy, số con đẻ ra sống thấp nhất ở lứa 1 (9,5 con), tăng lên 10,0 con ở lứa 2, đạt giá trị cao nhất từ lứa 3 đến lứa 5 (10,5 11,5 con) và giảm xuống 11 con ở lứa 6. Theo Tretinjak et al. (2009), số con đẻ ra sống đạt thấp nhất ở lứa 1, tăng lên và đạt giá trị cao nhất ở lứa 4, sau đó giảm dần từ lứa 5. Kết quả công bố của Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cũng cho thấy, các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của nái Landrace, Yorkshire, F1 (Landrace x Yorkshire), F1 (Yorkshire x Landrace) thấp nhất ở lứa 1, tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở lứa 4. Hamann et al. (2004) khi nghiên cứu trên lợn nái Piétrain cũng cho thấy, số con đẻ ra sống đạt thấp nhất ở lứa 1 (9,21 con), từ lứa 2 đến lứa 10 đạt giá trị trung bình 9,82 con. Như vậy, số con đẻ ra sống của lợn nái Piétrain kháng stress qua các lứa trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết công bố của Hamann et al. (2004). Như vậy, sự biến động của các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress qua các lứa đẻ tuân theo quy luật chung và phù hợp với kết quả công bố của các tác giả trên. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress đạt mức trung bình thấp và thấp hơn so với tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quyết định số 675/QĐ-BNN-CN quy định đối với lợn Piétrain giống gốc. Thế hệ ảnh hưởng rất rõ rệt đến tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con. Việc sử dụng lợn nái mang kiểu gen halothane CC có thể cải thiện tốt hơn chỉ tiêu về khối lượng cai sữa/con. Việc 90

101 nuôi dưỡng nái Piétrain kháng stress trong điều kiện được kiểm soát tốt về tiểu khí hậu chuồng nuôi có thể tác động có lợi đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản. Sự biến động của các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress qua các lứa đẻ tuân theo quy luật chung. Như vậy, năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress có thể được cải thiện thông qua việc (1) nuôi dưỡng lợn cái hậu bị không nên áp dụng phương pháp cho ăn hạn chế để tăng dày mỡ lưng từ đó tăng tích luỹ năng lượng; (2) nuôi lợn nái Piétrain kháng stress trong điều kiện chuồng kín được kiểm soát tốt về các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi; (3) sử dụng chỉ thị phân tử để chọn lọc nhằm cải thiện năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress (xác định ảnh hưởng của một số gen tác động có lợi đến năng suất sinh sản như gen Insulin like Growth Factor 2 (IGF2), gen Retiol-Binding Protein 4 (RBP4), gen Ring Finger Protein 4 (RNF4) và gen Estrogen Receptor 1 (ESR1)...) Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi đạt ở mức trung bình (Bảng 3.18). Kết quả công bố của Htoo and Molares (2012) tại Tây Ban Nha, lợn giai đoạn từ 15 đến 35 ngày tuổi có tăng khối lượng trung bình đạt từ g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 1,36 đến 1,60 kg. Lợn Piétrain nuôi tại Anh có khối lượng cai sữa đạt 8,2 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa đạt 289 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 1,18 kg (Taylor et al., 2012). Theo Rinaldo and Jacques (2001), lợn Large White nuôi tại Pháp giai đoạn từ 15 đến 35 kg có tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt từ g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt từ 1,59 đến 1,70 kg. Như vậy, lợn Piétrain kháng stress giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại miền Bắc Việt Nam có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày thấp hơn và tiêu tốn thức ăn cao hơn so với 91

102 lợn nuôi tại Châu Âu với khí hậu ôn đới Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn hậu bị Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress (Bảng 3.13) tương tự với kết quả công bố của Do et al. (2013). Zhang et al. (1992) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Canada cho thấy, kiểu gen halothane và tính biệt có ảnh hưởng đến ngày tuổi đạt 100 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày và tỷ lệ nạc. Kết quả công bố của Youssao et al. (2002) cho thấy, kiểu gen halothane, tính biệt có ảnh hưởng đến tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress (P<0,05). Kiểu gen halothane có ảnh hưởng đến tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, dày mỡ lưng và dày cơ thăn của lợn Piétrain (Merour et al., 2009). Trịnh Hồng Sơn và cs. (2013a) khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của lợn đực VCN03 cho thấy, thế hệ có ảnh hưởng đến khối lượng kết thúc và tăng khối lượng trung bình hàng ngày (P<0,0001). Như vậy, kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả công bố của các tác giả trong và ngoài nước nêu trên. Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện miền Bắc Việt Nam đạt mức trung bình thấp (Bảng 3.14). Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này thấp hơn so với công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) trên lợn Piétrain thuần (704,33 g/ngày), Zhang et al. (1992) công bố về tăng khối lượng trung bình trên lợn Piétrain nuôi tại Canada (742,3 g/ngày), Müller et al. (2000) công bố trên lợn Piétrain nuôi tại Đức (760 g/ngày) và cũng thấp hơn so với tiêu chuẩn tại quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Piétrain giống gốc ( 600 g/ngày). Tuy nhiên, tỷ lệ nạc trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) trên lợn Piétrain thuần (58,75%). Kết quả công bố của Saintilan et al. (2013) cho thấy, lợn Piétrain nuôi tại Pháp có khối lượng bắt đầu đạt 34,8 kg, khối lượng kết thúc đạt 107,1 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 839 g/ngày, dày mỡ lưng đạt 18,1 mm và tỷ lệ nạc 92

103 đạt 65,3%. Kết quả công bố của Tomka et al. (2010) cũng chỉ ra rằng, nhóm giống lợn Yorkshire, Hampshire, Slovak meaty, Piétrain và Duroc có dày mỡ lưng đạt trung bình 14,7 mm và tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 806 g/ngày. Như vậy, khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại miền Bắc Việt Nam thường thấp hơn so với giống lợn này nuôi tại Châu Âu với khí hậu ôn đới. Sử dụng lợn Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC hoặc kiểu gen CT không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khối lượng kết thúc, tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc (Bảng 3.15). Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress mang kiểu gen halothane CC có xu hướng cao hơn so với kiểu gen CT. Kết quả này tương tự kết quả công bố của Do et al. (2013). Kết quả công bố của Sanchez et al. (2003) cho thấy, lợn mang kiểu gen CC có tăng khối lượng trung bình hàng ngày (860 g/ngày) cao hơn so với lợn mang kiểu gen CT (857 g/ngày). Theo Merour et al. (2009), tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày cơ thăn của lợn Piétrain nuôi tại Pháp mang kiểu gen CC (822,1 g/ngày và 64,38 mm) thấp hơn so với lợn mang kiểu gen CT (834,0 g/ngày và 65,87 mm). Kết quả công bố của Leach et al. (1996); Youssao et al. (2002); Đỗ Đức Lực và cs. (2008) khẳng định rằng, kiểu gen halothane không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress. Như vậy, việc chọn lọc theo kiểu gen halothane không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress. Lợn cái Piétrain kháng stress có dày mỡ lưng, dày cơ thăn cao hơn so với lợn đực (Bảng 3.15). Xu hướng này cũng được tìm thấy trong kết quả nghiên cứu của (Đỗ Đức Lực và cs., 2008); Do et al. (2013). Youssao et al. (2002) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain kháng stress tại Bỉ khẳng định, lợn cái có dày mỡ lưng cao hơn so với lợn đực. Kết quả công bố của Đỗ Đức Lực và cs. (2008) khi nghiên cứu trên đàn lợn Piétrain kháng stress nhập từ Bỉ nuôi tại Hải Phòng cho thấy, lợn cái có dày mỡ lưng (9,78 mm), dày cơ thăn (60,88 mm) cao hơn so với lợn đực (7,70 mm và 59,0 mm). Như vậy, kết quả về ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này phù hợp 93

104 với kết quả công bố khi nghiên cứu trên cùng đối tượng tại Việt Nam và tại Bỉ. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp và Trung tâm Giống lợn (Bảng 3.16) thấp hơn so với tiêu chuẩn tại quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Piétrain giống gốc ( 600 g/ngày và mm). Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn thấp hơn so với nuôi tại trại Đồng Hiệp. Nguyên nhân có thể do thay đổi về cơ chế quản lý khi kết thúc dự án "Nhân giống lợn chất lượng cao" vào cuối năm 2012 và do thay đổi nhà cung cấp thức ăn cho trại. Tuy nhiên, đàn lợn Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp và Trung tâm Giống lợn vẫn duy trì được tỷ lệ nạc ở mức cao (64,14 64,15%). Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc của lợn Piétrain kháng stress sinh ra ở lứa 1 là thấp nhất, sau đó tăng dần, đạt giá trị cao nhất ở lứa 3, 4 và giảm ở lứa 5, 6 (Bảng 3.17). Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng chung theo các lứa đẻ. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh đến khả năng sinh trưởng của lợn, Phan Xuân Hảo (2008) khẳng định rằng khối lượng cơ thể và tăng khối lượng trung bình hàng ngày tăng theo khối lượng sơ sinh/con. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của nghiên cứu này khi khối lượng sơ sinh/con của lợn Piétrain kháng stress đạt thấp nhất ở lứa 1, tăng lên đạt giá trị cao ở lứa 2, 3 và 4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress được sinh ra theo các lứa đẻ đều đạt ở mức thấp và thấp hơn so với tiêu chuẩn tại quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Piétrain giống gốc. Tuy nhiên, tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress qua các lứa vẫn đạt được ở mức cao (63,06 64,97%). Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress đạt mức thấp và thấp hơn so với tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quyết định số 675/QĐ-BNN-CN quy định đối với lợn Piétrain giống gốc. Có thể chọn những cá thể mang kiểu gen CC và CT mà không làm ảnh hưởng đến 94

105 các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng. Lợn cái có dày mỡ lưng và dày cơ thăn cao hơn so với lợn đực. Tuy nhiên, tỷ lệ nạc không có sự khác biệt giữa lợn đực và lợn cái Piétrain kháng stress. Trại ảnh hưởng đến khối lượng bắt đầu, tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng và dày cơ thăn. Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc của lợn Piétrain kháng stress có xu hướng tăng với lợn sinh ra từ lứa 1 đến lứa 3, 4 và giảm ở lứa 5. Tuy nhiên, tỷ lệ nạc qua các lứa vẫn duy trì ổn định và ở mức cao. Lợn Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện miền Bắc Việt Nam có tỷ lệ nạc ở mức cao và luôn duy trì ổn định. Điều này được giải thích là do giống lợn này có tỷ lệ nạc cao và đã được chọn lọc ổn định về mặt di truyền đối với tính trạng này. Tuy nhiên, khả năng tăng khối lượng trung bình của đàn lợn này vẫn còn thấp và thấp hơn nhiều so với các công bố trong, ngoài nước khi nghiên cứu trên lợn Piétrain và mới chỉ đạt được trên 80% so với nguyên gốc (599 g/ngày). Nguyên nhân về khả năng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress vẫn còn thấp là do đàn lợn được nhập thẳng từ một nước ôn đới (Bỉ) về nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của miền Bắc Việt Nam. Thêm vào đó là số lượng nhập về ban đầu quá ít (19 con bao gồm: 6 lợn đực và 13 lợn cái lúc 60 ngày tuổi) nên có hạn chế cho công tác chọn lọc và việc phát triển đàn, đánh giá khả năng thích nghi là mục tiêu chủ yếu đối với đàn lợn này trong những năm qua. Như vậy, khả năng tăng khối lượng trung bình của đàn lợn Piétrain kháng stress cần thiết phải được nâng cao để đạt được trên 90% so với nguyên gốc. Chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất đối với đàn lợn Piétrain kháng stress là một yêu cầu quan trọng và cần tập trung hướng chọn lọc đối với đàn lợn Piétrain kháng stress nhiều hơn vào việc nâng cao khả năng sinh trưởng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đàn lợn này trong sản xuất tại miền Bắc Việt Nam Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giai đoạn kiểm tra năng suất Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn 95

106 Piétrain kháng stress giai đoạn kiểm tra năng suất đạt ở mức trung bình thấp (Bảng 3.19). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn kiểm tra năng suất đạt được so với tiêu chuẩn tại quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Piétrain giống gốc ( 2,70 kg). Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn kiểm tra năng suất trong nghiên cứu này xấp xỉ tương đương với kết quả công bố của Đỗ Đức Lực và cs. (2008) khi nghiên cứu trên đàn lợn Piétrain kháng stress nhập từ Bỉ nuôi tại trại Đồng Hiệp (528,56 g/ngày và 2,69 kg/kg). Nghiên cứu trên lợn Piétrain nuôi tại Đức, Müller et al. (2000) cho biết, tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 760 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,14 kg. Kết quả công bố của Rauw et al. (2006) trên lợn Duroc nuôi tại Tây Ban Nha cho thấy, tăng khối lượng trung bình đạt 861 g/ngày và tiêu tốn thức ăn đạt 3,12 kg. Nghiên cứu trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp, Saintilan et al.(2011a) cho thấy, tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 837 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,50 kg. Kết quả công bố của Saintilan et al. (2013) trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp có tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 839 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,49 kg/kg. Nghiên cứu trên lợn Large White và Landrace nuôi tại Úc, Lewis and Bunter (2011) cho biết, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,80 đến 3,21 kg. Lợn Large White nuôi tại Pháp giai đoạn từ 10 đến 20 tuần tuổi có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,76 kg (Tribout et al., 2010). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn cái thấp hơn so với lợn đực (Bảng 3.20). Kết quả này phù hợp với công bố của Đỗ Đức Lực và cs. (2008) khi nghiên cứu trên lợn cái Piétrain kháng stress có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (2,61 kg) thấp hơn so với lợn đực (2,86 kg). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn cái Piétrain kháng stress giai đoạn kiểm tra năng suất đạt được so với tiêu chuẩn tại quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Piétrain giống gốc ( 2,70 kg). Tiêu tốn thức ăn của lợn đực Piétrain kháng stress cao hơn so với tiêu chuẩn của quyết định này. Như vậy, kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn 96

107 Piétrain kháng stress giai đoạn kiểm tra năng suất trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả công bố trên lợn Piétrain của các tác giả trong và ngoài nước trong những năm gần đây (từ 2,49 2,86 kg). Lợn Piétrain kháng stress giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (331,84 g/ngày) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (1,62 kg) đạt mức trung bình. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn kiểm tra năng suất (2,68 kg/kg) đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quyết định số 675/QĐ-BNN-CN quy định đối với lợn Piétrain giống gốc. Lợn cái Piétrain kháng stress có khả năng tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn so với lợn đực trong giai đoạn kiểm tra năng suất (P>0,05). Bên cạnh việc đánh giá ảnh hưởng của tính biệt đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thì việc đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen halothane, tương tác giữa tính biệt với kiểu gen halothane đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cũng cần thiết được tiến hành trên đàn lợn Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện của miền Bắc Việt Nam Năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress Năng suất thân thịt lợn Piétrain kháng stress Các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của lợn Piétrain kháng stress không ảnh hưởng bởi kiểu gen halothane (Bảng 3.21). Do đó, việc chọn lọc theo kiểu gen halothane không làm ảnh hưởng đến năng suất thân thịt của lợn Piétrain kháng stress. Đỗ Đức Lực và cs. (2008) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain kháng stress nhập từ Bỉ nuôi hậu bị đến 8,5 tháng tuổi mang kiểu gen CC có dày mỡ lưng (8,75 mm), dày cơ thăn (57,7 mm) và tỷ lệ nạc (63,85%) không có sự sai khác so với lợn mang kiểu gen CT (9,21mm, 61,39mm và 64,21%). Kết quả nghiên cứu của Do et al. (2013) cho thấy dày mỡ lưng, dày cơ thăn của lợn mang kiểu gen CC (8,40 mm và 58,14 mm) cao hơn so với lợn mang kiểu gen CT (7,51 mm và 55,70 mm), do đó tỷ lệ nạc của lợn có kiểu gen CT (64,71%) cao hơn so với lợn 97

108 có kiểu gen CC (64,32%). Dày mỡ lưng, dày cơ thăn trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Youssao et al. (2002), Merour et al. (2009). Kết quả nghiên cứu của Youssao et al. (2002) trên lợn Piétrain với các kiểu gen CC và CT có chiều dài thân thịt đạt các giá trị lần lượt 80,9 và 80,5 cm. Như vậy, dài thân thịt trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Youssao et al. (2002), nhưng lại thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Merour et al. (2009) với kiểu gen CC (97,1 cm) và CT (96,23 cm). Nghiên cứu của Do et al. (2013) trên cùng đối tượng nuôi trong điều kiện chuồng kín cũng chỉ ra rằng lợn cái Piétrain kháng stress có mỡ lưng (8,62 mm) dày hơn (P<0,001) so với lợn đực (7,29 mm), tỷ lệ nạc có xu hướng ngược lại lợn đực (65%) cao hơn (P<0,01) lợn cái (64,03%), dày cơ thăn không có sự sai khác (P>0,05) giữa lợn đực (55,97 mm) và lợn cái (57,88 mm). Như vậy, kết quả ở nghiên cứu này về dày cơ thăn, dày mỡ lưng cao hơn so với công bố của tác giả Do et al. (2013), ngoại trừ tỷ lệ nạc thấp hơn. Bidanel et al. (1991) cho biết lợn Piétrain nuôi tại Pháp có khối lượng móc hàm đạt 81,4 đến 83,0 kg, tỷ lệ móc hàm từ 76,8 đến 78,3%, dài thân thịt từ 92,5 đến 93,2 cm và tỷ lệ nạc từ 60,7 đến 63,7%. Zhang et al. (1992) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Canada cho thấy tỷ lệ móc hàm, dài thân thịt và diện tích cơ thăn đạt các giá trị lần lượt 74,25%, 73,4 cm và 36,1 cm 2. Kết quả nghiên cứu của Pas et al. (2010) cho thấy lợn Piétrain nuôi tại Hà Lan có dày mỡ lưng từ 8,5 đến 16 mm (trung bình 13,1 mm), dày cơ thăn từ 62,5 đến 77,0 mm (trung bình 67,7 mm), tỷ lệ nạc ước tính từ 58,9 đến 65,7% (trung bình 60,2%) và giết thịt ở khối lượng từ 89,1 đến 101,1 kg (trung bình 94,6 kg). Werner et al. (2010) cho biết lợn Piétrain nuôi tại Đức có khối lượng móc hàm 83,9 kg, tỷ lệ thịt xẻ 77,9% và tỷ lệ nạc 61,1%. Như vậy, khối lượng giết mổ, khối lượng móc hàm và dài thân thịt của lợn Piétrain nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam thấp hơn so với kết quả công bố của các tác giả trên khi nghiên cứu tại các nước ôn đới, ngoại trừ tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ nạc cao hơn Chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress Kết quả công bố của Salmi et al. (2010) cho thấy giá trị ph45 có sự khác biệt giữa 2 kiểu gen CC (6,40) và CT (6,24). Kết quả nghiên cứu này về màu sắc thịt 98

109 (L*, a*, b*) cao hơn so với công bố của các tác giả Merour et al. (2009); Salmi et al. (2010); Werner et al. (2010), nhưng tỷ lệ mất nước bảo quản thấp hơn. Kết quả nghiên cứu của Pas et al. (2010) cho thấy giá trị ph thịt lợn Piétrain giảm dần theo thời gian bảo quản 1, 3, 6 và 24 giờ sau giết mổ với các giá trị lần lượt 6,6; 5,9; 5,8; và 5,36. Werner et al. (2010) cho biết giá trị ph 1 phút, 45 phút và 24 giờ đạt các giá trị 6,4; 6,2 và 5,7. Giá trị L*, a*, b* và tỷ lệ mất nước bảo quản trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Pas et al. (2010), Werner et al. (2010). Theo cách phân loại thịt của Warner et al. (1997), Joo et al. (1999) thịt lợn Piétrain kháng stress có chất lượng tốt với tỷ lệ mất nước bảo quản nằm trong khoảng từ 2 5% và giá trị ph45 lớn hơn 5,8, ngoại trừ giá trị L* cao hơn 50. Kết quả nghiên cứu này về độ dai thịt thăn lợn Piétrain kháng stress cao hơn so với kết quả công bố của tác giả Phan Xuân Hảo và cs. (2009) khi nghiên cứu sử dụng đực lai PiDu phối với nái lai F1 (Landrace x Yorkshire), nhưng lại thấp hơn kết quả công bố của tác giả Do et al. (2014) khi sử dụng đực Piétrain kháng stress phối với nái lai F1 (Large White x Móng cái) Thành phần hoá học thịt lợn Piétrain kháng stress Kết quả công bố của tác giả Zhang et al. (1992) cho thấy vật chất khô, protein thô, lipit tổng số và khoáng tổng số của lợn Piétrain đạt các giá trị lần lượt 27,5; 75,3; 16,7 và 3,8% (tính theo vật chất khô). Peinado et al. (2008) cũng cho rằng tính biệt không có ảnh hưởng đến vật chất khô và protein tổng số. Lợn Piétrain kháng stress có tỷ lệ móc hàm đạt khá cao (80,08 80,21%) và chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn (ph cơ thăn 45 phút sau giết thịt lớn hơn 5,8 và tỷ lệ mất nước bảo quản nhỏ hơn 5%). Có thể chọn những cá thể mang kiểu gen CC và CT để làm giống mà không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất thân thịt, chất lượng và thành phần hoá học thịt. Lợn cái có khối lượng giết mổ, thịt xẻ và lipit tổng số cao hơn lợn đực nhưng giá trị ph cơ thăn sau 24 giờ giết thịt thấp hơn Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn 99

110 Piétrain kháng stress Các số liệu thu được về khối lượng sơ sinh, cai sữa, tăng khối lượng trung bình hàng ngày đều thấp hơn so với công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) trên lợn Piétrain thuần với khối lượng sơ sinh (1,48 kg), khối lượng cai sữa lúc 42 ngày tuổi (14,43 kg) và tăng khối lượng trung bình hàng ngày (704,33 g/ngày). Tỷ lệ nạc trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) trên lợn Piétrain thuần (58,75%). Bidanel et al. (1991) cho biết, lợn Piétrain nuôi tại Pháp có tỷ lệ nạc từ 60,7-63,7%. Theo Pas et al. (2010), lợn Piétrain nuôi tại Hà Lan có tỷ lệ nạc ước tính từ 58,9-65,7% (trung bình 60,2%). Werner et al. (2010) cho biết lợn Piétrain nuôi tại Đức có tỷ lệ nạc đạt 61,1%. Như vậy, đàn lợn Piétrain kháng stress nhập từ Bỉ, sau 5 năm nhân giống thuần để phát triển đàn vẫn giữ được đặc điểm nổi bật là tỷ lệ nạc cao, cao hơn hẳn so với các tài liệu mà các tác giả nước ngoài nghiên cứu trên lợn Piétrain. Tuy nhiên, các tính trạng sinh trưởng của đàn lợn Piétrain kháng stress này thấp hơn so với các kết quả nghiên cứu trên lợn Piétrain đã công bố, đặc biệt là công bố của các tác giả nước ngoài. Trong 5 năm qua, mục tiêu chủ yếu đối với đàn Piétrain kháng stress là nhân giống thuần, theo dõi khả năng thích nghi, đồng thời phát triển đàn. Mặt khác, đàn lợn được nhập thẳng từ một nước ôn đới về nuôi trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm, số lượng đàn giống gốc ban đầu nhập vào nước ta quá ít (6 con đực, 13 con cái ở 60 ngày tuổi) là những nguyên nhân dẫn đến mức năng suất sinh trưởng con thấp như đã nêu trên. Chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng sẽ là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với đàn lợn Piétrain kháng stress. Các kết quả ước tính hệ số di truyền bằng phần mềm Harvey (Bảng 3.27) thể hiện được nguyên tắc chung là hệ số di truyền ước tính được từ thành phần phương sai của bố luôn thấp nhất, cao nhất từ thành phần phương sai của mẹ, còn từ thành phần phương sai của cả bố và mẹ ở vào mức trung gian. Điều này phù hợp với bản chất của phương pháp ước tính. Các kết quả ước tính hệ số di truyền từ phương sai của bố bằng phần mềm 100

111 Harvey đối với tính trạng tỷ lệ nạc tương đương với kết quả ước tính từ phần mềm MTDFREML. Tuy nhiên, có một số khác biệt khá rõ rệt giữa các kết quả ước tính hệ số di truyền từ hai phần mềm này. Khối lượng cai sữa, 60 ngày tuổi ước tính từ thành phần phương sai của bố bằng phần mềm Harvey (0,52; 0,75) cao hơn nhiều so với phần mềm MTDFREML (0,12; 0,25). Ngược lại, khối lượng sơ sinh, tăng khối lượng trung bình hàng ngày ước tính từ thành phần phương sai của bố bằng phần mềm Harvey (0,08; 0,11) lại thấp hơn nhiều so với phần mềm MTDFREML (0,13; 0,31). Khi sử dụng Model 4 của phần mềm Harvey, các ước tính đều không thực hiện được khi đưa hai yếu tố cố định (trại, thế hệ) vào trong mô hình. Vì vậy, các kết quả ước tính hệ số di truyền bằng phần mềm Harvey đều không loại trừ được ảnh hưởng của của hai yếu tố trại và thế hệ, mặc dù ảnh hưởng của hai yếu tố này đều tồn tại (Bảng 3.26). Có thể đây là nguyên nhân của sự khác biệt kết quả giữa hai phần mềm này. Kết quả ước tính được từ phần mềm MTDFREML tỏ ra có sức thuyết phục hơn so với phần mềm Harvey. Sai số (SE) của hệ số di tuyền là tương đối cao đối với hầu hết các tính trạng nghiên cứu (Bảng 3.27). Nguyên nhân của tình trạng này có thể do dung lượng mẫu sử dụng để ước tính còn thấp (từ 338 đến số liệu). Khuynh hướng này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Do et al. (2012) khi ước tính hệ số di truyền của các tính trạng khối lượng sơ sinh, cai sữa và 60 ngày tuổi. So với tài liệu của nhiều tác giả nước ngoài đã công bố, không có sự sai khác nhiều về giá trị của hệ số di truyền mà nghiên cứu này đãước tính được đối với các tính trạng: khối lượng sơ sinh, 60 ngày và 7,5 tháng tuổi cũng như tăng khối lượng trung bình hàng ngày. Tomiyama et al. (2010) tính toán trên lợn Berkshire nuôi tại Nhật Bản cho biết: hệ số di truyền của khối lượng sơ sinh là 0,07, khối lượng cai sữa là 0,14 và khối lượng 60 ngày tuổi là 0,18. Roehe et al. (2009) ước tính hệ số di truyền của khối lượng sơ sinh là 0,20. Theo Kiszlinger et al. (2011), hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày trên lợn Piétrain thuần nuôi tại Hungary ước tính được là 0,20. Tomka et al. (2010) cho biết hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong khoảng từ 0,13 101

112 đến 0,23. Szyndler-Nedza et al. (2010) cho biết hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Pulawska là 0,07 và của lợn Piétrain là 0,578. Theo Radović et al. (2013), hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Landrace nuôi tại Serbia là 0,11. Theo Saintilan et al. (2011a), hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp là 0,4. Hệ số di truyền ước tính được về tỷ lệ nạc ở nghiên cứu này thấp hơn so một số các tài liệu đãđược công bố. Theo Radović et al. (2013), hệ số di truyền tỷ lệ nạc trên lợn Landrace nuôi tại Serbia ước tính được là 0,633. Hệ số di truyền về tỷ lệ nạc trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp là 0,58 (Saintilan et al., 2011a). Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu có hệ số di truyền tỷ lệ nạc tương đối thấp: lợn Piétrain thuần nuôi tại Hungary có hệ số di truyền là 0,17 (Kiszlinger et al., 2011); lợn Piétrain thuần nuôi tại Ba Lan đối với con cái và con đực tương ứng là 0,124 và 0,242 (Szyndler-Nedza et al., 2010). Nguyên nhân có thể do lợn Piétrain kháng stress là dòng có tỷ lệ nạc cao và ổn định về mặt di truyền đối với tính trạng này, nên các ước tính hệ số di truyền về tỷ lệ nạc đối với lợn Piétrain mà các tác giả nêu trên và trong nghiên cứu này vẫn thấp. Đây là vấn đề cũng cần được tiếp tục nghiên cứu. Lợn Piétrain kháng stress nuôi tại Việt Nam đạt tỷ lệ nạc cao (64,12%), tuy nhiên do chưa được đầu tư chọn lọc thích đáng nên tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong thời gian nuôi hậu bị còn thấp (489,54 g/ngày). Hệ số di truyền các tính trạng khối lượng sơ sinh, cai sữa, 60 ngày và 7,5 tháng tuổi, tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc tương ứng là 0,13; 0,12; 0,25; 0,23; 0,31 và 0,19. Các giá trị này phù hợp với nhiều tài liệu đã công bố ngoại trừ hệ số di truyền về tỷ lệ nạc ước tính được là tương đối thấp. Các hệ số di truyền ước tính được bằng phần mềm MTDFREML tỏ ra hợp lý hơn so với ước tính bằng phần mềm Harvey Ước tính giá trị giống và sử dụng giá trị giống chọn lọc đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress Giá trị kiểu hình đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày 102

113 của lợn đực Piétrain kháng stress chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: thế hệ, trại, năm, mùa vụ, lứa đẻ,... Do đó, việc đánh giá thông qua giá trị kiểu hình sẽ có độ chính xác thấp vì không loại trừ được ảnh hưởng các yếu tố cố định của môi trường. Mặt khác, với giá trị hệ số di truyền ước tính được từ tính trạng này là 0,31 (Bảng 3.27), độ chính xác của chọn lọc căn cứ vào giá trị kiểu hình đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày chỉ là 56%. Trong khi đó, giá trị giống của từng cá thể lợn đực giống được ước tính bằng phương pháp BLUP đã hiệu chỉnh để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố như: thế hệ, trại, năm, mùa vụ, lứa đẻ,... Bên cạnh đó, giá trị giống của mỗi một cá thể lợn đực giống Piétrain kháng stress được ước tính dựa trên năng suất của chính bản thân cá thể lợn đực giống và năng suất của tất cả các con vật trong hệ phổ có quan hệ họ hàng với các cá thể lợn đực giống này. Với ưu điểm này, việc đánh giá thông qua giá trị giống của lợn đực Piétrain kháng stress bằng phương pháp BLUP sẽ cho độ chính xác cao hơn nhiều so với chỉ dựa trên giá trị kiểu hình của con vật. Như vậy, việc chọn lọc lợn đực giống kháng stress dựa vào giá trị giống được ước tính bằng phương pháp BLUP sẽ đạt được độ chính xác cao hơn và mang lại hiệu quả chọn lọc tốt hơn so với việc chỉ dựa vào giá trị kiểu hình của con vật. Kết quả ước tính giá trị giống của lợn đực Piétrain kháng stress và năng suất trung bình đời con đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày thể hiện được nguyên tắc chung khi lợn đực có giá trị giống cao thì năng suất đời con của chúng cũng sẽ cao. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ phù hợp với 6 lợn đực có giá trị giống dương cao nhất và vẫn có sự khác biệt nhất định giữa giá trị giống ước tính với năng suất trung bình đời con của những lợn đực còn lại (Bảng 3.29). Điều này cho thấy rằng, việc đánh giá chỉ dựa trên giá trị kiểu hình của đời con sẽ có độ chính xác không cao vì giá trị kiểu hình của đời con cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cố định. Mặt khác, sự khác biệt giữa giá trị giống ước tính của đực giống với năng suất trung bình đời con có thể được giải thích do ghép đôi giao phối giữa những lợn đực có giá trị giống ước tính thấp (hoặc giá trị giống ước tính âm) với những nái có giá trị giống dương đối với tính trạng tăng 103

114 khối lượng trung bình hàng ngày. Sự ghép đôi giao phối đó đã làm thay đổi năng suất của đời con sinh ra ở tính trạng này. Cụ thể: lợn đực 38 được ghép phối với những nái có giá trị giống dương như 131 (20,17); 147 (14,65); lợn đực 1104 được ghép phối với những nái có giá trị giống dương như 1100 (30,65); 1067 (23,70); 1347 (27,82); lợn đực được ghép phối với những nái có giá trị giống dương như 67 (2,92); 134 (27,38); (14,90); lợn đực 1115 ghép phối với nái 1067 có giá trị giống dương (23,70); lợn đực 1073 ghép phối với những nái có giá trị giống dương như 1023 (8,90); 1026 (13,01). Như vậy, giá trị kiểu hình của đời con ngoài việc ảnh hưởng của đực phối còn chịu ảnh hưởng của nái. Do vậy, chọn lọc có hiệu quả cao và đẩy nhanh tiến bộ di truyền cần thiết ghép đôi giao phối giữa những cá thể lợn đực và nái có giá trị giống cao đối với tính trạng cần chọn lọc. Việc chọn những cá thể có giá trị giống cao đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày để đưa vào ghép đôi giao phối sẽ đẩy nhanh tiến bộ di truyền của tính trạng này và sẽ cho hiệu quả chọn lọc cao hơn. Ngoài ra nhập mới lợn Piétrain kháng stress để tăng số lượng và làm tươi máu cũng là giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến bộ di truyền đối với tính trạng sinh trưởng nói chung và tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày của đàn lợn này nuôi trong điều kiện nhiệt đới tại miền Bắc Việt Nam. Kết quả đánh giá giữa tỷ lệ chọn lọc lợn đực Piétrain kháng stress với năng suất trung bình đời con của chúng đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày thể hiện được nguyên tắc chung khi tỷ lệ chọn lọc càng cao thì năng suất đời con càng giảm (Bảng 3.30). Trong nghiên cứu này, khi chọn lọc nhóm lợn đực Piétrain kháng stress có giá trị giống tốt nhất với tỷ lệ chọn lọc là 5% thì giá trị kiểu hình đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở đời con của chúng cũng đạt ở mức cao nhất. Khi chọn lọc với tỷ lệ là 5% đã cải thiện năng suất đời con đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình được 13,25%. Khi tăng tỷ lệ chọn lọc nhóm lợn đực Piétrain kháng stress có giá trị giống tốt nhất ở 10%, 15% và 20% thì mức độ cải thiện về giá trị kiểu hình đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đời con của các nhóm lợn đực giống này có xu hướng giảm dần 12,20%, 104

115 10,32% và 9%. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi tăng tỷ lệ chọn lọc thì cường độ chọn lọc sẽ giảm và dẫn đến ly sai chọn lọc cũng sẽ giảm. Như vậy, chọn lọc đực giống Piétrain kháng stress căn cứ giá trị giống ước tình từ phương pháp BLUP có tác dụng cải thiện được năng suất đời con: với tỷ lệ chọn 5%, nâng cao được 13,25%, với tỷ lệ chọn 10%, nâng cao được 12,20%; với tỷ lệ chọn 15%, nâng cao được 10,32%; với tỷ lệ chọn 20%, nâng cao được 9% khả năng tăng khối lượng trung bình ở đời con. Việc đánh giá thông qua giá trị giống của từng cá thể lợn đực sẽ cho độ chính xác cao hơn khi đánh giá thông qua giá trị kiểu hình của từng cá thể đó và việc sử dụng giá trị giống đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn đực Piétrain kháng stress để chọn lọc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng giá trị kiểu hình đối với tính trạng này. Chọn lọc đực giống Piétrain kháng stress căn cứ giá trị giống ước tình từ phương pháp BLUP có tác dụng cải thiện được năng suất đời con: với tỷ lệ chọn 5%, nâng cao được 13,25%, với tỷ lệ chọn 10%, nâng cao được 12,20%; với tỷ lệ chọn 15%, nâng cao được 10,32%; với tỷ lệ chọn 20%, nâng cao được 9% khả năng tăng khối lượng trung bình ở đời con. 105

116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1) Lợn đực Piétrain kháng stress có phẩm chất tinh dịch đạt mức cao. Các chỉ tiêu thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng lần lượt là 258,91 ml, 343,14 triệu/ml, 68,03 tỷ/lần; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở mức thấp (6,46%). Lợn đực Piétrain kháng stress mang kiểu gen halothane CC có các chỉ tiêu thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tốt hơn so với lợn đực mang kiểu gen CT. Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress tốt hơn vào mùa Đông, Xuân, sau đó là ở mùa Thu và kém hơn ở mùa Hè. 2) Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress đạt mức trung bình. Số con đẻ ra, đẻ ra sống và cai sữa; khối lượng sơ sinh và cai sữa; khối lượng toàn ổ sơ sinh và cai sữa lần lượt là 9,84; 8,43 và 6,92 con/ổ; 1,43 và 5,96 kg/con; 11,89 và 41,12 kg/ổ. Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC và kiểu gen CT không có sự sai khác rõ rệt. 3) Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress đạt mức trung bình thấp (tăng khối lượng trung bình đạt 487,30 g/ngày), nhưng có tỷ lệ nạc cao (64,15%). Lợn Piétrain kháng stress kiểm tra năng suất đạt tăng khối lượng trung bình 519,42 g/ngày, tiêu tốn thức ăn đạt 2,68 kg. Kiểu gen CC và CT không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng. Lợn cái có tăng khối lượng trung bình hàng ngày cao hơn so với lợn đực, nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ nạc. 4) Lợn Piétrain kháng stress có tỷ lệ móc hàm đạt khá cao (80,08 80,21%) và chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn (ph cơ thăn 45 phút sau giết thịt lớn hơn 5,8 và tỷ lệ mất nước bảo quản nhỏ hơn 5%). Không có sự khác biệt giữa 2 kiểu gen CC và CT về năng suất thân thịt, chất lượng và thành phần hoá học thịt. Lợn cái có hàm lượng lipit tổng số cao hơn, nhưng độ ph của cơ thăn sau 24 giờ giết thịt thấp hơn so với lợn đực. 5) Hệ số di truyền các tính trạng khối lượng sơ sinh, cai sữa, 60 ngày và 7,5 tháng tuổi, tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc ở lợn Piétrain kháng 106

117 stress tương ứng là 0,13; 0,12; 0,25; 0,23; 0,31 và 0,19. Các giá trị này phù hợp với nhiều tài liệu đã công bố, ngoại trừ đối với tỷ lệ nạc là tương đối thấp. Ước tính hệ số di truyền bằng phần mềm MTDFREML tỏ ra hợp lý hơn so với phần mềm Harvey. 6) Căn cứ giá trị giống ước tính bằng phương pháp BLUP để chọn lọc đực giống Piétrain kháng stress có thể cải thiện năng suất của đời con: với các tỷ lệ chọn lợn đực giống 5, 10, 15, 20%, nâng cao được 13,25; 12,20; 10,32; và 9% khả năng tăng khối lượng trung bình ở đời con. 2. Kiến nghị - Sử dụng lợn đực Piétrain kháng stress trong các công thức lai để tạo ưu thế lai về tỷ lệ nạc. - Sử dụng giá trị giống ước tính bằng phương pháp BLUP để chọn lọc nhằm cải thiện năng suất đời con - Cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nhằm nâng cao khả năng sản xuất tinh dịch và năng suất sinh sản của lợn Piétrain kháng stress. - Nhập thêm lợn Piétrain kháng stress để tránh giao phối cận huyết, đồng thời tăng cường chọn lọc để nâng cao khả năng sinh trưởng đối với đàn lợn này. 107

118 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hà Xuân Bộ, Đỗ Đức Lực và Đặng Vũ Bình (2013). Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, tính biệt đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(8): Hà Xuân Bộ, Đỗ Đức Lực và Đặng Vũ Bình (2014). Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(1): Hà Xuân Bộ, Nguyễn Hoàng Thịnh, Đỗ Đức Lực và Đặng Vũ Bình (2015). Giá trị giống ước tính và chọn lọc đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình của lợn đực Piétrain kháng stress, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(1):

119 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Đặng Vũ Bình (2003). Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống miền Bắc, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 1(2): Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn và Nguyễn Thị Kim Dung (2005). Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 3(4): Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2008a). Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Yorkshire x Móng cái) với đực giống Landrace, Duroc và PiDu (Pietrain x Duroc), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(5): Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2008b). Năng suất sinh sản của nái lai F1(Yorkshire x Móng cái) phối với đực giống Landrace, Duroc và (Pietrain x Duroc), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(4): Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Quyết định số 1712/QĐ-BNN-CN về việc phê duyệt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với giống gốc vật nuôi 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Quyết định 657/QĐ-BNN-CN về việc phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc 7. Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo, Lê Minh Sắt, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Văn Đồng, Hoàng Sỹ An và Đỗ Văn Chung, (1999). Xác định tần số kiểu gen halothane và tính năng sản xuất của lợn Landrace có các kiểu gen halothane khác nhau được nuôi ở một số cơ sở giống miền Bắc. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Huế Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009). Giá trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của 5 dòng cụ kỵ nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp, Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 18: Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Quế Côi, Trần Thị Minh Hoàng và Lê Thị Kim Ngọc (2009). Giá trị giống và khuynh hướng di truyền của đàn lợn giống Landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 16: Phạm Thị Đào, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn, Đỗ Đức Lực và Đặng Vũ Bình (2013). Năng suất sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) với đực giống (Piétrain x Duroc) có thành phần Piétrain kháng stress khác nhau, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(2):

120 11. Nguyễn Văn Đức, Bùi Quang Hộ, Giang Hồng Tuyến, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Trần Quốc Việt và Nguyễn Thị Viễn (2010). Năng suất sinh sản, sản xuất của lợn Móng Cái, Pietrain, Landrace, Yorkshire, và ưu thế lai của lợn lai F1(LRxMC), F1(YxMC) và F1(PixMC), Tạp chí Khoa học công nghệ, 22(tháng 2): Phan Xuân Hảo (2001). Xác định một số chỉ tiêu về sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của lợn Landrace và Yorkshire có các kiểu gen halothan khác nhau, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 160 tr. 13. Phan Xuân Hảo (2006). Đánh giá tính năng sản xuất của lợn đực ngoại Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) đời bố mẹ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 4(2): Phan Xuân Hảo (2007). Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt ở lợn Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 5(1): Phan Xuân Hảo (2008). Xác định ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và giới tính tới sinh trưởng của lợn con đến 8 tuần tuổi, Tạp chí Khoa học và Phát triển,6(2): Phan Xuân Hảo (2010). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai Landrace x Duroc (Omega) và Pietrain x Duroc (PiDu), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4(4): Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Pietrain và Duroc (PiDu), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(3): Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy, Đinh Văn Chỉnh, Nguyễn Chí Thành và Đặng Vũ Bình (2009). Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của các con lai giữa đực lai PiDu (Pietrain x Duroc) và nái Landrace, Yorkshire hay F1 (Landrace x Yorkshire), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(4): Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010). Thành phần thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực lai Landrace x Duroc (Omega) và Pietrain x Duroc (PiDu), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(3): Trần Thị Minh Hoàng, Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Thị Minh Tâm, Bùi Minh Hạnh và Phạm Thị Bích Hường, (2010). Giá trị giống ước tính các tính trạng tăng khối lượng, dày mỡ lưng, số con sơ sinh sống/lứa và khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi cho giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo, Hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi, Hà Nội, Trần Thị Minh Hoàng, Tạ Thị Bích Duyên và Nguyễn Văn Đức (2008). Giá trị giống ước tính của các tính trạng số con sơ sinh sống/lứa và khối lượng lợn con 21 ngày tuổi/lứa của đàn lợn giống Yorkshire và Landrace nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 11:

121 22. Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa lợn đực Duroc, L19 với nái F1 (L Y) và F1 (Y L) nuôi tại Vĩnh Phúc Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(6): Đỗ Võ Anh Khoa (2012a). Ảnh hưởng của gen MYOG và LIF lên một số tính trạng kinh tế ở lợn, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(4): Đỗ Võ Anh Khoa (2012b). Ảnh hưởng đa hình gen myogenin lên các tính trạng chất lượng thịt lợn, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(1): Đỗ Võ Anh Khoa (2012c). Mối quan hệ giữa ph, độ rỉ dịch và màu sắc của thịt lợn, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(3): Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Thị Diệu Thuý (2011). Ảnh hưởng của kiểu gen H-FABP lên các tính trạng sinh lý - sinh hoá máu, năng suất và phẩm chất thịt lợn, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(4): Phùng Thăng Long (2005). Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại ở miền Trung, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1(tháng 5): Phùng Thăng Long và Nguyễn Phú Quốc (2009). Sinh trưởng, sức sản xuất thịt của lợn lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) nuôi bằng nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ ở Quảng Trị, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 (tháng 10): Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008). Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ sắn trong khẩu phẩn đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và một số chỉ tiêu về chất lượng thịt xẻ của lợn lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) nuôi thịt, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 (tháng 6): Đỗ Đức Lực, Bùi Văn Định, Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Ngọc Thạch, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, V. Verleyen, F. Farnir, P. Le Roy và Đặng Vũ Bình (2008). Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Pietrain kháng stress nuôi tại Hải Phòng (Việt Nam), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(6): Đỗ Đức Lực, Hà Xuân Bộ, Farnir Frédéric, Pascal Leroy và Đặng Vũ Bình (2013a). Growth performance and sperm quality of stress negative Pietrain boars and their hybrids with Duroc, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(2): Đỗ Đức Lực, Hà Xuân Bộ, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Xuân Trạch và Vũ Đình Tôn (2013b). Năng suất sinh sản của đàn lợn hạt nhân Piétrain kháng stress và Duroc nuôi tại Trung tâm giống lợn chất lượng cao Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(1): Đỗ Đức Lực, Nguyễn Chí Thành, Bùi Văn Định, Vũ Đình Tôn, F.Farnir, P.Leroy và Đặng Vũ Bình (2011). Ảnh hưởng của allen halothane đến khả năng sinh trưởng của lợn và sự xuất hiện tần số kiểu gen ở đời sau, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(2):

122 34. Nguyễn Ngọc Phục, Lê Thanh Hải và Đinh Hữu Hùng (2009). Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thuần Landrace (L) Yorkshire (Y), nái lai F1(LY/YL), nái VCN22 và khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn thương phẩm hai, ba và bốn giống trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình, Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi, 16(tháng 2): Lê Đình Phùng (2009). Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace x Yorkshire) phối tinh đực F1(Duroc x Pietrain) trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 55(5): Lê Đình Phùng và Mai Đức Trung (2008). Mức độ đóng góp của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(Móng Cái x Yorkshire) và nái Móng Cái nuôi trong nông hộ tại Quảng Bình, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 49(14): Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009). Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(Yorkshire x Landrace) và năng suất của lợn thịt lai 3 máu (Duroc x Landrace) x (Yorkshire x Landrace), Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 55(6): Lê Đình Phùng và Phan Hữu Tuần (2008). Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 46(10): Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010). Khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái lai F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) phối giống với lợn đực Duroc và L19, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(5): Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011). Khả năng sinh sản của các tổ hợp lợn lai giữa nái nai F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) với đực Duroc và L19, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(4): Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Quế Côi và Đinh Văn Chỉnh (2013a). Khả năng sinh trưởng năng suất và chất lượng thịt của lợn đực dòng tổng hợp VCN03, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(7): Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Quế Côi và Đinh Văn Chỉnh (2013b). Phẩm chất tinh dịch, các yếu tố ảnh hưởng và hệ số di truyền về một số chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của lợn đực dòng VCN03, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 44: Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Quế Côi và Đinh Văn Chỉnh (2014). Hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số chỉ tiêu năng suất của lợn đực dòng VCN03, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 4(181): Đào Đức Thà và Phan Trung Hiếu (2009). So sánh hai loại môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày Modena và Androhep, Tạp chí Khoa học công nghệ, 21(tháng 12): Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Đức Lực, F. Farnir, P. Leroy và Đặng Vũ Bình (2010). Chỉ tiêu huyết học của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(6):

123 46. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004). Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các cặp lai Pietrain x Móng cái, Pietrain x (Yorkshire x Móng cái) và Pietrain x Yorkshire, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 2(4): Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005). So sánh khả năng sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực giống Pietrain và Duroc, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 3(2): Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a). Năng suất sinh sản, nuôi thịt và chất lượng thịt của lợn nái lai (Yorkshire x Móng Cái) phối giống với lợn đực Landrace và Pietrain, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 11(93): Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b). Năng suất sinh sản, nuôi thịt, chất lượng thân thịt và chất lượng thịt của lợn nái Móng Cái phối giống với lợn đực Yorkshire và Pietrain, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 4(3): Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006c). Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các công thức lai giữa nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối giống với lợn đực Duroc và Pietrain, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 4(6): Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010). Năng suất sinh sản, sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) với đực giống Landrace, Duroc và (Pietrain x Duroc), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(1): Trịnh Văn Thân, Đào Đức Thà, Nguyễn Ngọc Thái, Đỗ Văn Trung và Nguyễn Tiến Dũng (2010). Ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn ngoại nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi, 24(tháng 6): Hồ Trung Thông và Lê Văn An (2006). Sinh trưởng của lợn lai (Landrace x Yorkshire) và (Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) trong điều kiện nông hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ ở tỉnh Quản Bình, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2(11): Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011). Ước tính giá trị giống liên kết đàn thuần và đàn lai trên một số tính trạng sản xuất ở hai giống lợn Yorkshire và Landrace, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 170: Nguyễn Hữu Tỉnh, Nguyễn Thị Viễn, Đoàn Văn Giải và Nguyễn Ngọc Hùng (2006). Tiềm năng di truyền của một số tính trạng năng suất trên các giống lợn thuần Yorkshire, Landrace và Duroc ở các tỉnh phía nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1(tháng 11): Vũ Đình Tôn, Đặng Vũ Bình, Võ Trọng Thành, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Công Oánh và Phan Văn Chung (2007). Quy mô, đặc điểm các trang trại chăn nuôi lợn ở ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 5(4):

124 57. Vũ Đình Tôn, Phan Văn Chung và Nguyễn Văn Duy (2008). Kết quả nuôi vỗ béo, chất lượng thân thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn lai 3 giống Landrace x (Yorkshire x Móng cái) trong điều kiện nông hộ, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(1): Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010a). Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) với đực giống Duroc và Landrace nuôi tại Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(1): Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010b). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1 (Yorkshire x Móng Cái) với đực giống Duroc, Landrace và F1 (Landrace x Yorkshire) nuôi tại Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(2): Nguyễn Thị Viễn, Nguyễn Hồng Nguyên, Lê Thanh Hải, Lê Thị Tố Nga, Vũ Thị Lan Phương, Đoàn Văn Giải và Võ Đình Đạt (2005). Năng suất sinh sản của nái tổng hợp giữa hai nhóm giống Yorkshire và Landrace, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1(12): II. TIẾNG ANH 61. Aherne, F. and Kirkwood, R. (2011). Factors Affecting Litter Size[Online]. The Pig Site.Available: Reproduction&Display=304 [Accessed 3 may 2011]. 62. AOAC (1990). Official Methods of Analysis, Arlington, VA: Association of Official Analytical Chemists. 63. Apostolov, A. and Sabeva, I. (2009). Breeding value estimation on some selection traits of performance productivity of small pig populations from the danube white breeds, Bulgarian Journal of Agricultural Science, 15(3): Barranco, I., Ortega, M. D., Martinez-Alborcia, M. J., Vazquez, J. M., Martinez, E. A. and Roca, J. (2013). Season of ejaculate collection influences the freezability of boar spermatozoa, Cryobiology, 67(3): Becker, T. (2000). Consumer perception of fresh meat quality: a framework for analysis, British Food Journal, 102(3): Bidanel, J. P., Bonneau, M., Pointillart, A., Gruand, J., Mourot, J. and Demade, I. (1991). Effects of exogenous porcine somatotropin (pst) administration on growth performance, carcass traits, and pork meat quality of Meishan, Pietrain, and crossbred gilts, Journal of Animal Science, 69(9): Biedermann, G., Peschke, W., Wittmann, W. and Brandt, C. (1997). The stage of reproductive, fattening and carcass performance traits of Pietrain pigs of different MHS-genotype produced in two breeding herds, Archiv Fur Tierzucht-Archives of Animal Breeding, 40(6): Camerlynck, R. and Brankaer, R. (1958). Some notes on the Pietrain breed of pigs in Belgium, Translated from the Dutch. Rev. Agric., 11: ;

125 69. Ciereszko, A., Ottobre, J. S. and Glogowski, J. (2000). Effects of season and breed on sperm acrosin activity and semen quality of boars, Animal Reproduction Science, 64(1-2): Do, D. L., A. Clinquart, V. D. Ton, D. V. Binh, P. Leroy and F. Farnir (2014). Utilisation of Large White Mong Cai crossbred sows and Duroc and stress negative Piétrain boars for the production of fattening pigs under household conditions in northern Vietnam, Animal Production Science, 54(5): Do, D. L., C. Michaux, D. V. Binh, P. Leroy and Farnir, F. (2012). Genetics parameters for individual weight at birth, weaning and 60 days of stress negative Piétrain pigs in the tropics: The case of Vietnam, The 15th AAAP Animal Science Congress. Bangkok - Thailand: p Do, D. L., H. X. Bo, P. C. Thomson, D. V. Binh, P. Leroy and F. Farnir (2013). Reproductive and productive performances of the stress-negative Piétrain pigs in the tropics: the case of Vietnam, Animal Production Science, 53(2): Du, M., Yin, J. and Zhu, M. J. (2010). Cellular signaling pathways regulating the initial stage of adipogenesis and marbling of skeletal muscle, Meat Science, 86: Duziński, K., Knecht, D. and Środoń, S. (2014). The use of oxytocin in liquid semen doses to reduce seasonal fluctuations in the reproductive performance of sows and improve litter parameters a 2-year study, Theriogenology, xxx, Grandinson, K., L. Rydhmer, E. Strandberg and Solanes, F. X. (2005). Genetic analysis of body condition in the sow during lactation and it relation to piglets survival and growth, Animal Science, 80: Gregor, G. and Hardge, T. (1995). The influence of gene variants at the ryanodinereceptor on sperm quality of ai boars, Archiv Fur Tierzucht-Archives of Animal Breeding, 38(5): Hamann, H., Steinheuer, R. and Distl, O. (2004). Estimation of genetic parameters for litter size as a sow and boar trait in German herdbook Landrace and Pietrain swine, Livestock Production Science, 85(2-3): Hambrecht, E., Eissen, J. J., Newman, D. J., Smits, C. H. M., Den Hartog, A. and Verstegen, M. W. A. (2005). Negative effects of stress immediately before slaughter on pork quality are aggravated by suboptimal transport and lairage conditions, Journal of Animal Science, 83(2): Hanset, R., Leroy, P., Michaux, C. and Kintaba, K. N. (1983). The Hal locus in the Belgian Pietrain pig breed, Zeitschrift fur Tierzuchtung und Zuchtungsbiologie, 100(1-5): Hocquette, J. F., Gondret, F., Baeza, E., Medale, F., Jurie, C. and Pethick, D. W. (2010). Intramuscular fat content in meat-producing animals: development, genetic and nutritional control, and identification of putative markers, Animal, 4(2):

126 81. Htoo, J. K. and Molares, J. (2012). Effects of dietary supplementation with two potassium formate sources on performance of 8- to 22-kg pigs, Journal of Animal Science, 90 (Supplement 4): Ibáñez-Escriche, N., Varona, L., Casellas, J., Quintanilla, R. and Noguera, J. L. (2009). Bayesian threshold analysis of direct and maternal genetic parameters for piglet mortality at farrowing in Large White, Landrace, and Pietrain populations, Journal of Animal Science, 87(1): Jacyno, E., Kawecka, M., Kolodziej - Skalska, A., Pietruszka, A., Matysiak, B. and Nabierala, D. (2013). The relatioship between seminal plasma aspartate aminotransferase activity, sperm osmotic resistance test value, and semen quality in boars, Acta Veterinaria (Beograd), 63(4): Joo, S. T., Kauffman, R. G., Kim, B. C. and Park, G. B. (1999). The relationship of sarcoplasmic and myofibrillar protein solubility to colour and water-holding capacity in porcine longissimus muscle, Meat Science, 52(3): Joo, S. T. and Kim, G. D. (2011). Meat quality traits and control technologies. In: Joo, S. T. (ed.) Control of meat quality. pp. 1-29: Research Signpost. 86. Kaewmala, K., Uddin, M. J., Cinar, M. U., Große-Brinkhaus, C., Jonas, E., Tesfaye, D., Phatsara, C., Tholen, E., Looft, C. and Schellander, K. (2011). Association study and expression analysis of CD9 as candidate gene for boar sperm quality and fertility traits, Animal Reproduction Science, 125(1 4): Kawecka, M., Pietruszka, A., Jacyno, E., Czarnecki, R. and Kamyczek, M. (2008). Quality of semen of young boars of the breeds Pietrain and Duroc and their reciprocal crosses, Arch. Tierz., Dummerstorf, 51(1): Kazimierz, P. and Krzysztof, T. (2011). The influence of the season of the birth of Duroc and Pietrain boars and their crossbreeds on sperm traits, Acta Sci. Pol., Zootechnica, 10(3): Kim, G.-D., Jung, E.-Y., Lim, H.-J., Yang, H.-S., Joo, S.-T. and Jeong, J.-Y. (2013). Influence of meat exudates on the quality characteristics of fresh and freezethawed pork, Meat Science, 95(2): Kiszlinger, H. N., Farkas, J., Kövér, G., Onika-Szvath, S. and Nagy, I. (2011). Genetic parameters of growth traits from a joint evaluation of purebred and crossbred pigs, Agriculturae Conspectus Scientificus (Poljoprivredna Znanstvena Smotra), 76(3): Klimas, R. and Klimiene, A. (2011). Performance traits in different generations of imported Danish Landrace pigs, Archiv Tierz, 54(2): Knecht, D., Zrodod, S. and Duzidski, K. (2014). The influence of boar breed and season on semen parameters, South African Journal of Animal Science, 44: Kunowska-Slosarz, M. and Makowska, A. (2011). Effect of breed and season on the boar s semen characteristics, Annals of Warsaw University of Life Science - SGGW, Aniamal Science, 49(10):

127 94. Larzul, C., Roy, P. L., Guéblez, R., Talmant, A., Gogué, J., Sellier, P. and Monin, G. (1997). Effect of halothane genotype (NN, Nn, nn) on growth, carcass and meat quality traits of pigs slaughtered at 95 kg or 125 kg live weight, Journal of Animal Breeding and Genetics, 114(1-6): Leach, L. M., Ellis, M., Sutton, D. S., Mckeith, F. K. and Wilson, E. R. (1996). The growth performance, carcass characteristics, and meat quality of halothane carrier and negative pigs, Journal of Animal Science, 74(5): Lefaucheur, L. (2010). A second look into fibre typing - Relation to meat quality, Meat Science, 84(2): Leroy, P. L., Elsen, J. M., Caritez, J. C., Talmant, A., Juin, H., Sellier, P. and Monin, G. (2000). Comparison between the three porcine RN genotypes for growth, carcass composition and meat quality traits, Genetics Selection Evolution, 32(2): Leroy, P. L., Moreno, C., Elsen, J. M., Caritez, J. C., Billon, Y., Lagant, H., Talmant, A., Vernin, P., Amigues, Y., Sellier, P. and Monin, G., (1999). Interactive effects of the HAL and RN major genes on carcass quality traits in pigs: preliminary results. Proceeding of 50th Annual meeting of the European Association for Animal production,zurich, Switzerland. 99. Leroy, P. L. and Verleyen, V. (1999a). Performances of the Pietrain ReHal, the new stress negative Pietrain line. Quality of Meat and Fat in Pigs as Affected by Genetics and Nutrition, Proceeding of the joint session of the European Association for Animal Production Commission on Pig Production, Animal Genetics and Animal Nutrition, Zürich, Switzerland, 25 August 1999, (100): Lewis, C. R. G. and Bunter, K. L. (2011). Effects of seasonality and ambient temperature on genetic parameters for production and reproductive traits in pigs, Animal Production Science, 51: Long, T. E., Johnson, R. K. and Keele, J. W. (1991). Effects of selection of data on estimates of breeding values by three methods for litter size, backfat, and average daily gain in swine, Journal of Animal Science, 69(7): Mccann, M. E. E., Beattie, V. E., Watt, D. and Moss, B. W. (2008). The effect of boar breed type on reproduction, production performance and carcass and meat quality in pigs, Irish Journal of Agricultural and Food Research, 47(2): Merour, I., Hermesch, S., Schwob, S. and Tribout, T. (2009). Effect of the halothane genotype on growth performances, carcase and meat quality traits in the Pietrain breed of the French National Pig Breeding Program, Matching genetics and environment: a new look at an old topic. Proceedings of the 18th Conference of the Association for the Advancement of Animal Breeding and Genetics, Barossa Valley, South Australia, Australia, 28 September-1 October, 2009:

128 104. Müller, E., Moser, G., Bartenschilager, H. and Geldermann, H. (2000). Trait values of growth, carcass and meat quality in Wild Boar, Meishan and Pietrain pigs as well as their crossbred generations, Journal of Animal Breeding and Genetics, 117(3): Nakajima, E., T. Matsumoto, R. Yamada, K. Kawakami, K. Takeda, A. Ohnishi and M.Komatsu (1996). Technical note: use of a PCR-single strand conformation polymorphism (PCR-SSCP) for detection of a point mutation in the swine ryanodine receptor (RYR1) gene, Journal of Animal Science, 74: Newcom, D. W., Baas, T. J., Stalder, K. J. and Schwab, C. R. (2005). Comparison of three models to estimate breeding values for percentage of loin intramuscular fat in Duroc swine, Journal of Animal Science, 83(4): Orzechowska, B. and Mucha, A. (2009). Reproductive value of sows in nucleus herds of paternal lines, Wiadomosci Zootechniczne, 47(4): Otsu, K., M. S. Phillips, V. K. Khanna, S. Leon and Maclennan, D. H. (1992). Refinement of diagnostic assays for a probable causal mutation of porcine and human malignant hyperthermia, Genomics, 13: Pas, M. F., E. Keuning, B. Hulsegge, A. H. Hoving-Bolink, G. Evans and Mulder, H. A. (2010). Longissimus muscle transcriptome profiles related to carcass and meat quality traits in fresh meat Pietrain carcasses, Journal of Animal Science, 88(12): Peinado, J., Medel, P., Fuentetaja, A. and Mateos, G. G. (2008). Influence of sex and castration of females on growth performance and carcass and meat quality of heavy pigs destined for the dry-cured industry, Journal of Animal Science, 86(6): Pholsing, P., Koonawootrittriron, S., Elzo, M. A. and Suwanasopee, T. (2009). Genetic association between age and litter traits at first farrowing in a commercial Pietrain-Large White population in Thailand, Kasetsart Journal, Natural Sciences, 43(2): Radović, Č., M. Petrović, B. Živković, D. Radojković, N. Parunović, N. Brkić and Delić, N. (2013). Heritability, Phenotypic and Genetic Corelations of the Growth Intensity and Meat Yield of Pigs, Biotechnologie in Animal Husbandry, 29(1): Rauw, W. M., Soler, J., Tibau, J., Reixach, J. and Raya, L. G. (2006). The relationship between residual feed intake and feed intake behavior in group-housed Duroc barrows, Journal of Animal Science, 84(4): Rinaldo, D. and Jacques, M. (2001). Effects of tropical climate and season on growth, chemical composition of muscle and adipose tissue and meat quality in pigs, Anim. Res., 50: Roehe, R., Shrestha, N. P., Mekkawy, W., Baxter, E. M., Knap, P. W., 118

129 Smurthwaite, K. M., Jarvis, S., Lawrence, A. B. and Edwards, S. A. (2009). Genetic analyses of piglet survival and individual birth weight on first generation data of a selection experiment for piglet survival under outdoor conditions, Livestock Science, 121(2-3): Roehe, R., Shrestha, N. P., Mekkawy, W., Baxter, E. M., Knap, P. W., Smurthwaite, K. M., Jarvis, S., Lawrence, A. B. and Edwards, S. A. (2010). Genetic parameters of piglet survival and birth weight from a two-generation crossbreeding experiment under outdoor conditions designed to disentangle direct and maternal effects, Journal of Animal Science, 88(4): Rosenvold, K., Petersen, J. S., Lwerke, H. N., Jensen, S. K., Therkildsen, M., Karlsson, A. H., Møller, H. S. and Andersen, H. J. (2001). Muscle glycogen stores and meat quality as affected by strategic finishing feeding of slaughter pigs, Journal of Animal Science, 79(2): Ryu, Y. C., Choi, Y. M., Lee, S. H., Shin, H. G., Choe, J. H., Kim, J. M., Hong, K. C. and Kim, B. C. (2008). Comparing the histochemical characteristics and meat quality traits of different pig breeds, Meat Science, 80(2): Saintilan, R., Mérour, I., Brossard, L., Tribout, T., Dourmad, J. Y., Sellier, P., Bidanel, J., Van Milgen, J. and Gilbert, H. (2013). Genetics of residual feed intake in growing pigs: Relationships with production traits, and nitrogen and phosphorus excretion traits, Journal of Animal Science, 91(6): Saintilan, R., Mérour, I., Schwob, S., Sellier, P., Bidanel, J. and Gilbert, H. (2011a). Genetic parameters and halothane genotype effect for residual feed intake in Piétrain growing pigs, Livestock Science, 142(1 3): Salmi, B., Trefan, L., Bloom-Hansen, J., Bidanel, J. P., Doeschl-Wilson, A. B. and Larzul, C. (2010). Meta-analysis of the effect of the halothane gene on 6 variables of pig meat quality and on carcass leanness, Journal of Animal Science, 88(9): Sambrook, J., E.F. Fritsch and T.Maniatis (1989). Isolation of DNA from Mammalian Cell: ProtocolI, In Molecular cloning. 9.16, 9.17,, Cold Spring Harbor Laboratory Press, Cold Spring Harbor, NY, p Sanchez, M. P., Riquet, J., Feve, K., Gilbert, H., Leroy, P., Iannuccelli, N., Gogue, J., Pery, C., Bidanel, J. P. and Milan, D. (2003). Effets de la région du gène IGF2 et du gène halothane sur la composition corporelle et la qualité de la viande dans une population F2 Piétrain x Large White, Journees de la Recherche Porcine en France, 35: Sellier, P. (1998). Genetics of meat and carcass traits. In: M., F., Rothschild and A., Ruvsinsky (ed.) Genetics of the pig. pp , Wallingford, UK: CABI publishing Smital, J. (2009). Effects influencing boar semen, Animal Reproduction Science, 110(3-4):

130 126. Smital, J., De Sousa, L. L. and Mohsen, A. (2004). Differences among breeds and manifestation of heterosis in AI boar sperm output, Animal Reproduction Science, 80(1-2): Smital, J., Wolf, J. and De Sousa, L. L. (2005). Estimation of genetic parameters of semen characteristics and reproductive traits in AI boars, Animal Reproduction Science, 86(1-2): Šprysl, M., Čítek J., Stupka R., Brzobohatý L., Okrouhlá M. and E, K. (2012). The significance of the effects influencing the reproductive performance in pigs, Research in pig breeding, 6(1): Stalder, K. J., Christian, L. L., Rothschild, M. F. and Lin, E. C. (1998). Effect of porcine stress syndrome genotype on the maternal performance of a composite line of stress-susceptible swine, Journal of Animal Breeding and Genetics- Zeitschrift Fur Tierzuchtung Und Zuchtungsbiologie, 115(3): Szyndler-Nedza, M., M. Tyra and Rozycki, M. (2010). Coefficients of heritability for fattening and slaughter traits included in a modified performance testing method, Annals of Animal Science, 10(2): Tage, O., Ole, F. C., Mark, H., Bjarne, N., Guosheng, S. and Per, M. (2011). Deregressed EBV as the response variable yield more reliable genomic predictions than traditional EBV in pure-bred pigs, Genetics Selection Evolution, 43(1): Taylor, A. E., Toplis, P., Wellock, I. J. and Miller, H. M. (2012). The effects of genotype and dietary lysine concentration on the production of weaner pigs, Livestock Science, 149(1 2): Tomiyama, M., T. Kanetani, Y. Tatsukawa, H. Mori and Oikawa, T. (2010). Genetic parameters for preweaning and early growth traits in Berkshire pigs when creep feeding is used, Journal of animal science, 88: Tomka, J., D. Peskovicova, E. Krupa and Demo, P. (2010). Genetic analysis of production traits in pigs measured at test stations, Slovak Journal Animal Science, 43(2): Tretinjak, M., Skorput, D., Ikic, M. and Lukovic, Z. (2009). Litter size of sows at family farms in Republic of Croatia, Stocarstvo, 63(3): Tribout, T., Caritez, J. C., Gruand, J., Bouffaud, M., Guillouet, P., Billon, Y., Péry, C., Laville, E. and Bidanel, J. P. (2010). Estimation of genetic trends in French Large White pigs from 1977 to 1998 for growth and carcass traits using frozen semen, Journal of Animal Science, 88(9): Warner, R. D., Kauffman, R. G. and Greaser, M. L. (1997). Muscle protein changes post mortem in relation to pork quality traits, Meat Science, 45(3): Warriss, P. D. (2008). Meat Science: an introductory text, Wallingford, CABI - Intenational, 309 p. 120

131 139. Werner, C., Natter, R. and Wicke, M. (2010). Changes of the activities of glycolytic and oxidative enzymes before and after slaughter in the longissimus muscle of Pietrain and Duroc pigs and a Duroc-Pietrain crossbreed, Journal of Animal Science, 88(12): Wierzbicki, H., Gorska, I., Macierzynska, A. and Kmiec, M. (2010). Variability of semen traits of boars used in artificial insemination, Medycyna Weterynaryjna, 66(11): Wolf, J. (2009a). Genetic correlations between production and semen traits in pig, Animal, 3(8): Wolf, J. (2009b). Genetic Parameters for Semen Traits in AI Boars Estimated from Data on Individual Ejaculates, Reproduction in Domestic Animals, 44(2): Wolf, J. (2010). Heritabilities and genetic correlations for litter size and semen traits in Czech Large White and Landrace pigs, Journal of Animal Science, 88(9): Wolf, J. and Smital, J. (2009). Quantification of factors affecting semen traits in artificial insemination boars from animal model analyses, Journal of Animal Science, 87(5): Wysokinska, A., Kondracki, S., Kowalewski, D., Adamiak, A. and Muczynska, E. (2009). Effect of seasonal factors on the ejeculate properties of crossbred Duroc x Pietrain and Pietrain x Duroc boars as well as purebred Duroc and Pietrain boars, Bulletin of the Veterinary Institute in Pulawy, 53(4): Yen, H. F., Isler, G. A., Harvey, W. R. and Irvin, K. M. (1987). Factors affecting reproductive - performance in swine, Journal of Animal Science, 64(5): Youssao, I. a. K., Verleyen, V. and Leroy, P. L. (2002). Prediction of carcass lean content by real-time ultrasound in Pietrain and negative stress Pietrain, Journal of Animal Science, 75: Zhang, W., Kuhlers, D. L. and Rempel, W. E. (1992). Halothane gene and swine performance, Journal of Animal Science, 70(5): Zubova, T. V. (1997). Stress susceptibility and sperm production of boars, Zootekhnicheskaya Nauka Belarusi, 33: III. TIẾNG PHÁP 150. Leroy, P. L. and Verleyen, V. (1999b). Le porc Piétrain résistant au stress (RéHal) dans la filière porcine. In : Quatrième Carrefour des productions animales, Les démarches de qualité en production de viandes. Gembloux, : Ministère des Classes Moyennes et de L agriculture de Belgique, (1999). Arrêté ministériel relatif au classement des carcasses de porcs, 03 mai 1999[Online]. 121

132 Bruxelles. Available: [Accessed 12 may 2011] Ollivier, L., P. Sellier and Monin, G. (1975). Déterminisme génétique du syndrome d'hyperthermie maligne chez le porc de Piétrain, Ann. Génét. Sél. anim., 7(2): Saintilan, R., Merour, I., Schwob, S., Bidanel, J., Sellier, P. and Gilbert, H. (2011b). Paramètres génétiques et effet du génotype halothane pour la consommation moyenne journalière résiduelle chez le porc Piétrain en croissance, Journées Recherche Porcine, 43:

133 123 PHỤ LỤC 1. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS V: Thể tích tinh dịch; A: Hoạt lực tinh trùng; C: Nồng độ tinh trùng; VAC: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác; ***: P<0,001

134 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS SCDR: Số con đẻ ra; SCDRS: Số con đẻ ra sống; PSSCON: Khối lượng sơ sinh/con; PCSCON: Khối lượng cai sữa/con; PSSO: Khối lượng sơ sinh/ổ; PCSO: Khối lượng cai sữa/ổ; *: P<0,05; **: P<0,01; ***: P<0,001

135 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS P60: Khối lượng bắt đầu; P75: Khối lượng kết thúc; ML75: Dày mỡ lưng; TH75: Dày cơ thăn; TLNAC: Tỷ lệ nạc; ADG: Tăng khối lượng trung bình hàng ngày ***: P<0,001

136 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CÂN KHỐI LƯỢNG LÚC SƠ SINH 126

137 CÂN KHỐI LƯỢNG VÀ BẤM SỐ NHỰA LÚC CAI SỮA THEO DÕI SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN GIAI ĐOẠN KIỂM TRA NĂNG SUẤT 127

138 CÂN KHỐI LƯỢNG, ĐO SIÊU ÂM XÁC ĐỊNH DÀY MỠ LƯNG, DÀY CƠ THĂN LÚC 225 NGÀY TUỔI XÁC ĐỊNH DÀY MỠ LƯNG, DÀY CƠ THĂN TRÊN MÁY ĐO SIÊU ÂM AGROSCAN (PHÁP) 128

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LƯU LƯỢNG VÀ MỰC NƯỚC SÔNG HỒNG MÙA KIỆT

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LƯU LƯỢNG VÀ MỰC NƯỚC SÔNG HỒNG MÙA KIỆT PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LƯU LƯỢNG VÀ MỰC NƯỚC SÔNG HỒNG MÙA KIỆT PGS.TS. Lê Văn Hùng, KS. Phạm Tất Thắng Đại học Thủy lợi Tóm tắt Hệ thống sông Hồng là nguồn nước chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế vùng

More information

TÀI LIỆU Hướng dẫn cài đặt thư viện ký số - ACBSignPlugin

TÀI LIỆU Hướng dẫn cài đặt thư viện ký số - ACBSignPlugin TÀI LIỆU Hướng dẫn cài đặt thư viện ký số - ACBSignPlugin Dành cho Khách hàng giao dịch ACB Online bằng phương thức xác thực Chữ ký điện tử (CA) MỤC LỤC: I. MỤC ĐÍCH CÀI ĐẶT...2 II. ĐỐI TƯỢNG CÀI ĐẶT...2

More information

5/13/2011. Bài 3: Báo cáo kết quả kinh doanh. Nội dung. Trình bày báo cáo kết quả kinh doanh

5/13/2011. Bài 3: Báo cáo kết quả kinh doanh. Nội dung. Trình bày báo cáo kết quả kinh doanh Bài 3: Báo cáo kết quả kinh doanh 1 Nội dung Thành phần và cách trình bày báo cáo kết quả kinh doanh Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và kế toán dồn tích Nguyên tắc ghi nhận chi phí. Khấu hao tài sản dài

More information

PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT

PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT TỔNG QUAN DỰ ÁN PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT 73 ha 118 Căn biệt thự SALA Design Group 500m2 Diện tích tối thiểu QII/2017 Bàn giao MŨI ÔNG ĐỘI, THỊ TRẤN AN THỚI, PHÚ QUỐC,

More information

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG QUÝ 3, 2015

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG QUÝ 3, 2015 NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG QUÝ 3, 2015 Nielsen Việt nam Tháng 11 năm 2015 KINH TẾ TIẾP TỤC CẢI THIỆN TRONG Q3 15 Cả ngành công nghiệp và bán lẻ đều đóng góp vào sự phát triển chung Tăng trưởng GDP 7.0 6.5 6.0

More information

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000 CENTUM CS 3000 là một hệ thống điều khiển sản xuất tích hợp cho các ứng dụng điều khiển quá trình được thiết kế phù hợp với các nhà máy có quy mô từ

More information

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU AUDITING THE SALES AND RECEIVABLES PROCESS SVTH: Phạm Nguyễn Anh Thư, Phan Thị Thu Thật Lớp 09A3, Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường CĐ Công nghệ Thông

More information

Các bước trong phân khúc thi truờng. Chương 3Phân khúc thị trường. TS Nguyễn Minh Đức. Market Positioning. Market Targeting. Market Segmentation

Các bước trong phân khúc thi truờng. Chương 3Phân khúc thị trường. TS Nguyễn Minh Đức. Market Positioning. Market Targeting. Market Segmentation Chương 3Phân khúc thị trường và chiến lược định vị TS Nguyễn Minh Đức 1 Các bước trong phân khúc thi truờng và xác định thị trường mục tiêu 2. Chuẩn bị các hồ sơ của các phân khúc TT 1. Xác định các cơ

More information

Bài 15: Bàn Thảo Chuyến Du Ngoạn - cách gợi ý; dùng từ on và happening

Bài 15: Bàn Thảo Chuyến Du Ngoạn - cách gợi ý; dùng từ on và happening 1 Bài 15: Bàn Thảo Chuyến Du Ngoạn - cách gợi ý; dùng từ on và happening Transcript Quỳnh Liên và toàn Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, xin thân chào quí bạn. Đây là chương trình Tiếng Anh Căn Bản gồm 26 bài

More information

Model SMB Lưỡi dao, bộ phận cảm biến nhiệt và lòng bình bằng thép không gỉ 304 an toàn cho sức khỏe.

Model SMB Lưỡi dao, bộ phận cảm biến nhiệt và lòng bình bằng thép không gỉ 304 an toàn cho sức khỏe. Model SMB-7389 Lưỡi dao, bộ phận cảm biến nhiệt và lòng bình bằng thép không gỉ 304 an toàn cho sức khỏe. Thân bình được thiết kế đặc biệt 2 lớp cách nhiệt: thép không gỉ 304 bên trong và nhựa chịu nhiệt

More information

PHÂN PHỐI CHUẨN. TS Nguyen Ngoc Rang; Website: bvag.com.vn; trang:1

PHÂN PHỐI CHUẨN. TS Nguyen Ngoc Rang;   Website: bvag.com.vn; trang:1 PHÂN PHỐI CHUẨN Phân phối chuẩn (Normal distribution) được nêu ra bởi một người Anh gốc Pháp tên là Abraham de Moivre (1733). Sau đó Gauss, một nhà toán học ngưới Đức, đã dùng luật phân phối chuẩn để nghiên

More information

Định hình khối. Rèn kim loại

Định hình khối. Rèn kim loại Định hình khối Rèn kim loại Các chi tiết được chế tạo bằng phương pháp rèn Hình 1 (a) Sơ đồ các bước rèn dao. (b) Càng đáp máy bay C5A và C5B. (c) Máy rèn thủy lực 445 MN (50,000 ton). Nguồn: (a) Courtesy

More information

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN ORACLE

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN ORACLE XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN ORACLE (BUILDING A DISTRIBUTED DATABASE MODEL FOR LAND INFORMATION SYSTEM AND

More information

CÀI ĐẶT MẠNG CHO MÁY IN LBP 3500 và LBP 5000

CÀI ĐẶT MẠNG CHO MÁY IN LBP 3500 và LBP 5000 CÀI ĐẶT MẠNG CHO MÁY IN LBP 3500 và LBP 5000 A. CÀI ĐẶT MÁY IN TRONG MẠNG TỪ CD-ROM Khi cài đặt bằng cách này chúng ta có thể set địa chỉ IP, tạo port và cài đặt driver cùng lúc 1. BƯỚC CHUẨN BỊ: - Kết

More information

Hiện nó đang được tân trang toàn bộ tại Hải quân công xưởng số 35 tại thành phố Murmansk-Nga và dự trù trở lại biển cả vào năm 2021.

Hiện nó đang được tân trang toàn bộ tại Hải quân công xưởng số 35 tại thành phố Murmansk-Nga và dự trù trở lại biển cả vào năm 2021. Sưu tầm Chủ đề: Hải quân Nga-sô Tác giả: Daniel Brown Dịch thuật: BKT Bản Việt ngữ Ngành Hàng Không Mẫu Hạm Hải quân Nga-sô (Hàng Không Mẫu Hạm Nga-sô, chiếc Admiral Kuznetsov, là chiến thuyền tồi nhất

More information

nhau. P Z 1 /(O) P Z P X /(Y T ) khi và chỉ khi Z 1 A Z 1 B XA XB /(Y T ) = P Z/(O) sin Z 1 Y 1A PX 1 P X P X /(Y T ) = P Z /(Y T ).

nhau. P Z 1 /(O) P Z P X /(Y T ) khi và chỉ khi Z 1 A Z 1 B XA XB /(Y T ) = P Z/(O) sin Z 1 Y 1A PX 1 P X P X /(Y T ) = P Z /(Y T ). Định lý Đào về đường thẳng Simson mở rộng Nguyễn Văn Linh Năm 205 Năm 204, tác giả Đào hanh ai đề xuất bài toán sau (không kèm lời giải). ài toán (Đào hanh ai). ho tam giác nội tiếp đường tròn (). là điểm

More information

Chúng ta cùng xem xét bài toán quen thuộc sau. Chứng minh. Cách 1. F H N C

Chúng ta cùng xem xét bài toán quen thuộc sau. Chứng minh. Cách 1. F H N C Từ một bổ đề về đường thẳng uler guyễn Văn inh à ội Tóm tắt nội dung Trong bài viết tác giả giới thiệu tới bạn đọc một bổ đề liên quan tới điểm nằm trên đường thẳng uler và một số ứng dụng trong giải các

More information

CMIS 2.0 Help Hướng dẫn cài đặt hệ thống Máy chủ ứng dụng. Version 1.0

CMIS 2.0 Help Hướng dẫn cài đặt hệ thống Máy chủ ứng dụng. Version 1.0 CMIS 2.0 Help Hướng dẫn cài đặt hệ thống Máy chủ ứng dụng Version 1.0 MỤC LỤC 1. Cài đặt máy chủ ứng dụng - Application Server... 3 1.1 Cài đặt và cấu hình Internet Information Service - WinServer2003...

More information

Ths. Nguyễn Tăng Thanh Bình, Tomohide Takeyama, Masaki Kitazume

Ths. Nguyễn Tăng Thanh Bình, Tomohide Takeyama, Masaki Kitazume THÍ NGHIỆM LY TÂM CHO PHÁ HOẠI NGOÀI CỦA CỌC ĐẤT TRỘN SÂU GIA CƯỜNG BẰNG TRỘN NÔNG CENTRIFUGE MODEL TEST ON EFFECT OF SHALLOW MIXING REINFORCING DEEP MIXING COLUMNS: EXTERNAL FAILURE Ths. Nguyễn Tăng Thanh

More information

Bottle Feeding Your Baby

Bottle Feeding Your Baby Bottle Feeding Your Baby Bottle feeding with formula will meet your baby's food needs. Your doctor will help decide which formula is right for your baby. Never give milk from cows or goats to a baby during

More information

NATIVE ADS. Apply from 01/03/2017 to 31/12/2017

NATIVE ADS. Apply from 01/03/2017 to 31/12/2017 NATIVE ADS Apply from 01/03/2017 to 31/12/2017 NATIVE ADS SPONSORED PLACEMENT Sản phẩm Website Platform Price Type Giá /ngày Specs Branded Playlist Zing Mp3 App Exclusive Full pack: 75,000,000 Single pack:

More information

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG JOURNAL OF SCIENCE OF HAIPHONG UNIVERSITY Vol.1, No 2, pp. 86-95 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG Ths. Vũ Duy Vĩnh Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 246 Đà Nẵng- Ngô Quyền,

More information

Giáo dục trí tuệ mà không giáo dục con tim thì kể như là không có giáo dục.

Giáo dục trí tuệ mà không giáo dục con tim thì kể như là không có giáo dục. In 1861, Mary MacKillop went to work in Penola, a small town in South Australia. Here she met a Catholic priest, Father Julian Woods. Together they opened Australia's first free Catholic school. At that

More information

QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trích Quy chế Đào tạo sau đại học) (Áp dụng từ năm 2009, các mẫu ban hành trước đây không còn giá trị) 1. Soạn thảo văn bản Luận văn sử dụng chữ Times New Roman cỡ chữ 13 hoặc

More information

BÀI TẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ (Học kỳ 3. Năm )

BÀI TẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ (Học kỳ 3. Năm ) BÀI TẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ (Học kỳ 3. Năm 2012-2013) Câu 1: Ông A gởi tiết kiệm 350 triệu đồng, thời hạn 3 năm. Hỏi đến khi đáo hạn, ông A nhận được bao nhiêu tiền ứng với ba tình huống sau đây? a. Ngân hàng

More information

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Khánh Ngọc I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam nhãn xuồng Cơm Vàng là cây ăn

More information

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC Quyền Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý vị

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC Quyền Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý vị CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THEO THỦ TỤC Quyền Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý vị Mississippi Department of Education Office of Special Education Chỉnh sửa ngày 3 tháng 9 năm 2013 Các Yêu Cầu Bảo Vệ Theo

More information

Chương 3: Chiến lược tìm kiếm có thông tin heuristic. Giảng viên: Nguyễn Văn Hòa Khoa CNTT - ĐH An Giang

Chương 3: Chiến lược tìm kiếm có thông tin heuristic. Giảng viên: Nguyễn Văn Hòa Khoa CNTT - ĐH An Giang Chương 3: Chiến lược tìm kiếm có thông tin heuristic Giảng viên: Nguyễn Văn Hòa Khoa CNTT - ĐH An Giang 1 Nội dung Khái niệm Tìm kiếm tốt nhất trước Phương pháp leo đồi Tìm kiếm Astar (A*) Cài đặt hàm

More information

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG TẤM ĐẾN BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU THỦY

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG TẤM ĐẾN BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU THỦY THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG TẤM ĐẾN BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU THỦY THE ASSESSMENT EFFECT ON THE BREADTH OF PLATE TO AN ANGULAR DISTORTION WHILE WELDING OF SHIP

More information

BIÊN DỊCH VÀ CÀI ĐẶT NACHOS

BIÊN DỊCH VÀ CÀI ĐẶT NACHOS BIÊN DỊCH VÀ CÀI ĐẶT NACHOS Khuyến cáo: nên sử dụng phiên bản Linux: Redhat 9 hoặc Fedora core 3 1. Giới thiệu Nachos Nachos là một phần mềm mã nguồn mở (open-source) giả lập một máy tính ảo và một số

More information

SB 946 (quy định bảo hiểm y tế tư nhân phải cung cấp một số dịch vụ cho những người mắc bệnh tự kỷ) có ý nghĩa gì đối với tôi?

SB 946 (quy định bảo hiểm y tế tư nhân phải cung cấp một số dịch vụ cho những người mắc bệnh tự kỷ) có ý nghĩa gì đối với tôi? Hệ thống Bảo vệ và Biện hộ của California Điện thoại Miễn cước (800) 776-5746 SB 946 (quy định bảo hiểm y tế tư nhân phải cung cấp một số dịch vụ cho những người mắc bệnh tự kỷ) có ý nghĩa gì đối với tôi?

More information

ĐIỀU KHIỂN ROBOT DÒ ĐƯỜNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PWM

ĐIỀU KHIỂN ROBOT DÒ ĐƯỜNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PWM ĐIỀU KHIỂN ROBOT DÒ ĐƯỜNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PID KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PWM TÓM TẮT Line Following Robot Control by Using PID Algorithm Combined with PWM Method TRẦN QUỐC CƯỜNG 1 TRẦN THANH PHONG 2 Bài

More information

Tng , , ,99

Tng , , ,99 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ XÂM NHẬP MẶN PHỤC VỤ VIỆC LẤY NƯỚC TƯỚI CHO HỆ THỐNG SÔNG THUỘC TỈNH THÁI BÌNH TS. Nguyễn Thanh Hùng Phòng TNTĐQG về ĐLH sông Biển Tóm tắt: Thái Bình là một tỉnh ven biển, nằm ở phía Đông

More information

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1):

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG AGP, MẬT ĐỘ BAN ĐẦU, ĐỘ MẶN, CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI TẢO Thalassiosira weissflogii VÀ THỬ NGHIỆM NUÔI THU SINH KHỐI Nguyễn Văn Công 1 và Nguyễn Kim

More information

CHƯƠNG IX CÁC LỆNH VẼ VÀ TẠO HÌNH (TIẾP)

CHƯƠNG IX CÁC LỆNH VẼ VÀ TẠO HÌNH (TIẾP) CHƯƠNG IX CÁC LỆNH VẼ VÀ TẠO HÌNH (TIẾP) 9.1 Vẽ đường thẳng - Từ dòng Command: ta nhập lệnh Xline, Xl - Từ menu Draw/ Xline - Chọn biểu tượng Lệnh Xline dùng để tạo đường dựng hình (Construction line hay

More information

SỬ DỤNG ENZYME -AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG

SỬ DỤNG ENZYME -AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG SỬ DỤNG ENZYME -AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG Dương Thị Ngọc Hạnh 1 và Nguyễn Minh Thủy 2 1 Học viên Cao học CNTP, Trường Đại học Cần Thơ 2 Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường

More information

GIỚI THIỆU. Nguồn: Nguồn:

GIỚI THIỆU. Nguồn: Nguồn: 1-1 1-2 1-3 1 1-4 GIỚI THIỆU 1-5 Nguồn: http://vneconomy.vn 1-6 Nguồn: http://vneconomy.vn 2 1-7 Nguồn: http://vneconomy.vn 1-8 1-9 3 1-10 1-11 1-12 4 1-13 MẪU & TỔNG THỂ Samples and Populations 1-14 Tổng

More information

Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Điện Biên

Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Điện Biên Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Điện Biên KIỂM TOÁN XÃ HỘI DỰA TRÊN QUYỀN TRẺ EM VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN Tháng 11 năm 2014 1. Giới thiệu chung... 9 2. Phương pháp

More information

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 213: 289-297 ISSN: 1859-397 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ ĐẢO PHÚ QUỐC Lê Thị Vinh Viện Hải dương học-viện

More information

Điểm Quan Trọng về Phúc Lợi

Điểm Quan Trọng về Phúc Lợi 2013 Điểm Quan Trọng về Phúc Lợi Tôi cực kỳ hài lòng. Giá cả hợp lý là điều rất quan trọng với chúng tôi. Khía cạnh phi lợi nhuận là rất tốt! Karen L., thành viên từ năm 2010 Các Chương Trình Medicare

More information

MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...

MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN... MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN... 3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN... 3 1.1.1. Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp... 3 1.1.. Độ tập trung... 3 1.1.3. Độ chính xác... 4 1.1.4. Giới hạn

More information

The W Gourmet mooncake gift sets are presently available at:

The W Gourmet mooncake gift sets are presently available at: MID-AUTUMN FESTIVAL 2015 Tết Trung thu trong tiềm thức của mỗi chúng ta luôn là ngày của những ký ức tuổi thơ tràn về, để rồi cứ nhớ tha thiết về ngày xưa ấy, có bánh nướng bánh dẻo, có cỗ đón trăng,

More information

CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2009 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

More information

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 4: 510-517 Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 4: 510-517 www.vnua.edu.vn CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU

More information

AT INTERCONTINENTAL HANOI WESTLAKE 1

AT INTERCONTINENTAL HANOI WESTLAKE 1 AT INTERCONTINENTAL HANOI WESTLAKE 1 SUNSET BAR 2 8th December: Christmas Market 13th December: Vinoteca night under the stars 17th December - 2nd January: Special edition festive drink menu 3 MILAN 5

More information

BẢN TIN THÁNG 05 NĂM 2017.

BẢN TIN THÁNG 05 NĂM 2017. BẢN TIN THÁNG 05 NĂM 2017. Nội dung I. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ( GTGT ) Công văn số 1637/TCT-CS ngày 25/4/2017 của Tổng cục Thuế về việc khấu trừ thuế GTGT đối với mua hàng trả chậm. Công văn số 1714/TCT-CS

More information

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI PHỤC VỤ CHO SẢN UẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM TÓM TẮT Phạm Văn Ngọc, Nguyễn Thị Bích Chi, La Đức Vực Từ năm 2009 đến 2011, Trung tâm Hưng Lộc đã thu thập, lưu giữ và đánh giá

More information

CHƯƠNG 4 BẢO VỆ QUÁ TRÌNH LÊNMEN

CHƯƠNG 4 BẢO VỆ QUÁ TRÌNH LÊNMEN CHƯƠNG 4 BẢO VỆ QUÁ TRÌNH LÊNMEN Hầu hết các quá trình lên men công nghiệp được tiến hành các nuôi cấy thuần khiết trong đó chỉ có các chủng chọn lọc được phép sinh trưởng. Nếu một cơ thể vi sinh vật ngoại

More information

Phương thức trong một lớp

Phương thức trong một lớp Phương thức trong một lớp (Method) Bởi: Huỳnh Công Pháp Phương thức xác định giao diện cho phần lớn các lớp. Trong khi đó Java cho phép bạn định nghĩa các lớp mà không cần phương thức. Bạn cần định nghĩa

More information

TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG, NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG, NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍA TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG, NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍA PGs.Ts. Nguyễn Minh Chơn Trường Đại Học Cần Thơ 19-8-2011 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG Diện

More information

XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLASH PROFILE TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI

XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLASH PROFILE TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FLASH PROFILE TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI Dương Thị Phượng Liên 1, Nguyễn Trần Thúy Ái 2 và Nguyễn Thị Thu Thủy 1 1 Khoa Nông nghiệp

More information

Chương 17. Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng

Chương 17. Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng Chương 17 Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng Domadar N. Gujarati (Econometrics by example, 2011). Người dịch và diễn giải: Phùng Thanh Bình, O.Y.T (16/12/2017) Các mô hình hồi quy đã được thảo luận trong

More information

Abstract. Recently, the statistical framework based on Hidden Markov Models (HMMs) plays an important role in the speech synthesis method.

Abstract. Recently, the statistical framework based on Hidden Markov Models (HMMs) plays an important role in the speech synthesis method. Tạp chí Tin học và Điều khiển học, T.29, S.1 (2013), 55 65 TRÍCH CHỌN CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG TIẾNG NÓI CHO HỆ THỐNG TỔNG HỢP TIẾNG VIỆT DỰA VÀO MÔ HÌNH MARKOV ẨN PHAN THANH SƠN, DƯƠNG TỬ CƯỜNG Học viện

More information

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 4-1: 2010/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ĐIỀU VỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 4-1: 2010/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ĐIỀU VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 4-1: 2010/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ĐIỀU VỊ National technical regulation on Food Additive - Flavour Enhancer HÀ NỘI - 2010 Lời

More information

Những Điểm Chính. Federal Poverty Guidelines (Hướng dẫn Chuẩn Nghèo Liên bang) như được

Những Điểm Chính. Federal Poverty Guidelines (Hướng dẫn Chuẩn Nghèo Liên bang) như được Những Điểm Chính University Hospitals (UH) là một tổ chức từ thiện cung cấp sự chăm sóc cho các cá nhân bất kể khả năng chi trả của họ; tất cả các cá nhân được đối xử với sự tôn trọng, bất kể tình trạng

More information

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TRAI TAI TƯỢNG VẢY (Tridacna squamosa Lamack, 1819)

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TRAI TAI TƯỢNG VẢY (Tridacna squamosa Lamack, 1819) THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TRAI TAI TƯỢNG VẢY (Tridacna squamosa Lamack, 1819) EFFECT OF FEED ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF SCALY GIANT CLAM

More information

BẢN TIN THÁNG 09 NĂM 2015

BẢN TIN THÁNG 09 NĂM 2015 BẢN TIN THÁNG 09 NĂM 2015 Nội dung I. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ( TNDN ) Công văn 9545/CT- TTHT về việc chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với khoản chi vượt mức tiêu hao Công văn 6308/CT-TTHT xác

More information

ABSTRACT VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Vật liệu nghiên cứu

ABSTRACT VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Vật liệu nghiên cứu NGUYỄN TRỌNG THIỆN Khả năng sản xuất của gà ông bà Hubbard... KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ ÔNG BÀ HUBBARD REDBRO NHẬP NỘI VÀ CON LAI CỦA CHÚNG Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Trọng Thiện*, Đỗ Thị

More information

Ô NHIỄM ĐẤT, NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Ô NHIỄM ĐẤT, NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ Đại Học Quốc Gia TP.HCM Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Kỹ thuật Đ a ch t D u h Vietnam National University HCMC Ho Chi Minh City University of Technology Faculty of Geology and Petroleum Engineering Đề

More information

Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015

Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015 Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 0, số /015 XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ CÂN BẰNG CỦA AXIT PHOTPHORIC TỪ DỮ LIỆU THỰC NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG TỐI THIỂU II. XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ PHÂN LY NẤC HAI CỦA

More information

HỌC SINH THÀNH CÔNG. Cẩm Nang Hướng Dẫn Phụ Huynh Hỗ Trợ CÁC LỚP : MẪU GIÁO ĐẾN TRUNG HỌC. Quốc Gia mọitrẻ em.mộttiếng nói

HỌC SINH THÀNH CÔNG. Cẩm Nang Hướng Dẫn Phụ Huynh Hỗ Trợ CÁC LỚP : MẪU GIÁO ĐẾN TRUNG HỌC. Quốc Gia mọitrẻ em.mộttiếng nói Quốc Gia mọitrẻ em.mộttiếng nói CÁC LỚP : MẪU GIÁO ĐẾN TRUNG HỌC Cẩm Nang Hướng Dẫn Phụ Huynh Hỗ Trợ HỌC SINH THÀNH CÔNG CẨM NANG HƯỚNG DẪN NÀY BAO GỒM: Tổng quan về một số vấn đề quan trọng con quý vị

More information

Savor Mid-Autumn Treasures at Hilton Hanoi Opera! Gìn giữ nét đẹp cổ truyền

Savor Mid-Autumn Treasures at Hilton Hanoi Opera! Gìn giữ nét đẹp cổ truyền Gìn giữ nét đẹp cổ truyền Hilton tự hào là một trong những khách sạn đầu tiên làm bánh trung thu trong nhiều năm qua. Thiết kế hộp sang trọng và tinh tế, hương vị bánh tinh khiết và chọn lọc, bánh trung

More information

So sánh các phương pháp phân tích ổn định nền đường đắp

So sánh các phương pháp phân tích ổn định nền đường đắp Journal of Science and Technology 1(10) (2014) 1 14 So sánh các phương pháp phân tích ổn định nền đường đắp hiện nay ở Việt Nam Comparison of embankment stability analysis methods in Viet Nam Trương Hồng

More information

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI IC3 IC3 REGISTRATION FORM

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI IC3 IC3 REGISTRATION FORM Tiếng Anh Tiếng Việt Đã có Chưa có Sáng Chiều Tên cơ quan/ tổ chức: Organization: Loại hình (đánh dấu ): Type of Organization: Địa chỉ /Address : Điện thoại /Tel: DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI IC3 IC3 REGISTRATION

More information

Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân. Mụn Trứng Cá. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì? Các loại khác nhau của mụn trứng cá là gì?

Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân. Mụn Trứng Cá. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì? Các loại khác nhau của mụn trứng cá là gì? Thông Tin Dành Cho Gia Đình và Bệnh Nhân Mụn Trứng Cá Bản tin này sẽ giúp quý vị hiểu được tại sao mọi người lại bị mụn trứng cá và làm thế nào để điều trị. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì? Có một

More information

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp Lâm học TÓM TẮT Phân tích đa biến đã và đang chứng minh được nhiều ưu điểm nổi

More information

khu vực ven biển Quảng Bình - Quảng Nam

khu vực ven biển Quảng Bình - Quảng Nam Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S (2015) 28-36 Ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển tới nước dâng do bão khu vực ven biển Quảng Bình - Quảng Nam Đỗ Đình Chiến 1, *,

More information

khu vực Vịnh Nha Trang

khu vực Vịnh Nha Trang Tạp chí Khoa học: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S (2015) 172-185 Đặc trưng trường sóng và diễn biến đường bờ bãi tắm khu vực Vịnh Nha Trang Vũ Công Hữu 1, Nguyễn Kim Cương 1, Đinh Văn Ưu

More information

TCVN 3890:2009 PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

TCVN 3890:2009 PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG TCVN 3890:2009 PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG TCVN 3890:2009 thay thế cho TCVN 3890:1984. TCVN 3890:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc

More information

Trịnh Minh Ngọc*, Nguyễn Thị Ngoan

Trịnh Minh Ngọc*, Nguyễn Thị Ngoan Tạp chí Khoa học: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S (2015) 213-221 Xây dựng bản đồ tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị Trịnh Minh Ngọc*, Nguyễn Thị Ngoan Trường

More information

Đường thành phố tiểu bang zip code. Affordable Care Act/Covered California Tư nhân (nêu rõ): HMO/PPO (khoanh tròn)

Đường thành phố tiểu bang zip code. Affordable Care Act/Covered California Tư nhân (nêu rõ): HMO/PPO (khoanh tròn) ĐIỀU KIỆN: ĐƠN XIN HỖ TRỢ TÀI CHÍNH BCS cung cấp sự hỗ trợ cho những bệnh nhân đang chữa trị ung thư vú và gặp khó khăn về tài chính bởi vì công việc điều trị. Điều trị tích cực nghĩa là quý vị sắp tiến

More information

sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam

sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 12-20 Ảnh hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam Nhâm Phong Tuân *, Trần Đức Hiệp ác Trường

More information

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu Trường Đại học

More information

Hướng dẫn cài Windows 7 từ ổ cứng HDD bằng ổ đĩa ảo qua file ISO bằng hình ảnh minh họa

Hướng dẫn cài Windows 7 từ ổ cứng HDD bằng ổ đĩa ảo qua file ISO bằng hình ảnh minh họa Hướng dẫn cài Windows 7 từ ổ cứng HDD bằng ổ đĩa ảo qua file ISO bằng hình ảnh minh họa {VnTim } Windows 7 dường như đang hâm nóng trên tất cả các phương diện của cộng đồng mạng, bản RTM vừa mới ra mắt

More information

Tiến tới hoàn thiện và triển khai hệ thống mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo biển Việt Nam

Tiến tới hoàn thiện và triển khai hệ thống mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo biển Việt Nam Tuyển tập Công trình Hội nghị khoa học 7 Cơ học Thủy khí toàn quốc lần thứ 9 Tiến tới hoàn thiện và triển khai hệ thống mô hình giám sát, dự báo và cảnh báo biển Việt Nam Đinh Văn Ưu Trường Đại học Khoa

More information

X-MAS GIFT 2017 // THE BODY SHOP

X-MAS GIFT 2017 // THE BODY SHOP X-MAS GIFT 2017 // THE BODY SHOP No PLU Name Image Price 1 77910 STRAWBERRY TREATS Trải nghiệm hương dâu thơm lừng trong không gian tắm với các sản phẩm: Strawberry Shower GeL 60ml Strawberry Softening

More information

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần văn Hùng 1, Tạ Hoàng Trung 2 và Võ Quang Minh 1 1 Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên

More information

Các tùy chọn của họ biến tần điều khiển vector CHV. Hướng dẫn vận hành card cấp nước.

Các tùy chọn của họ biến tần điều khiển vector CHV. Hướng dẫn vận hành card cấp nước. Các tùy chọn của họ biến tần điều khiển vector CHV Hướng dẫn vận hành card cấp nước. Mục lục 1. Model và đặc điểm kỹ thuật... 1 1.1 Mô tả Model:... 1 1.2 Hình dạng:... 1 1.3 Lắp đặt:... 1 2. Đặc tính

More information

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN Nguyễn Đức Dũng 1, Nguyễn Xuân Lai 1, Nguyễn Quang Hải 1, Nguyễn

More information

SAVOR MID-AUTUMN FESTIVAL WITH HILTON

SAVOR MID-AUTUMN FESTIVAL WITH HILTON NGỌT NGÀO HƯƠNG VỊ TRUNG THU Hilton tự hào là một trong những khách sạn đầu tiên làm bánh trung thu trong nhiều năm qua. Thiết kế hộp sang trọng và tinh tế, hương vị bánh tinh khiết và chọn lọc với 8 vị

More information

Biên tập: Megan Dyson, Ger Bergkamp và John Scanlon

Biên tập: Megan Dyson, Ger Bergkamp và John Scanlon Biên tập: Megan Dyson, Ger Bergkamp và John Scanlon Việc quy định về các thực thể địa lý và trình bày các tư liệu trong ấn phẩm này không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN về tư cách pháp lý của bất

More information

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02/2014/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 THÔNG TƯ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02/2014/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 THÔNG TƯ BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2014/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ

More information

PHÂN TÍCH MÓNG CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ KỸ THUẬT LẬP MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CỌC-ĐẤT PHI TUYẾN

PHÂN TÍCH MÓNG CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ KỸ THUẬT LẬP MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CỌC-ĐẤT PHI TUYẾN Vol.03, No.01 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật 11-2011 Journal of Science and Technology PHÂN TÍCH MÓNG CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG VÀ KỸ THUẬT LẬP MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CỌC-ĐẤT PHI TUYẾN PHẠM NGỌC THẠCH Khoa Công Trình

More information

Thỏa Thuận về Công Nghệ của UPS

Thỏa Thuận về Công Nghệ của UPS Thỏa Thuận về Công Nghệ của UPS Các Điều Khoản và Điều Kiện Tổng Quát Các Quyền của Người Dùng Cuối THỎA THUẬN VỀ CÔNG NGHỆ CỦA UPS Phiên bản UTA 07012017 (UPS.COM) XIN VUI LÒNG ĐỌC KỸ CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ

More information

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 IEC : 2009

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 IEC : 2009 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 59351 : 2013 IEC 605021 : 2009 CÁP ĐIỆN CÓ CÁCH ĐIỆN DẠNG ĐÙN VÀ PHỤ KIỆN DÙNG CHO ĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH TỪ 1kV (Um = 1,2kV) ĐẾN 30kV (Um = 36kV) PHẦN 1: CÁP DÙNG CHO ĐIỆN ÁP DANH

More information

Ông ta là ai vậy? (3) Who is he? (3) (tiếp theo và hết)

Ông ta là ai vậy? (3) Who is he? (3) (tiếp theo và hết) Who is he? (3) Ông ta là ai vậy? (3) (tiếp theo và hết) Harland Sanders believed that his North Corbin restaurant would remain successful indefinitely, but at age 65 sold it after customer traffic reducing.

More information

Bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu được dịch từ tiếng Anh tại đây: Thông tin liên hệ:

Bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu được dịch từ tiếng Anh tại đây:   Thông tin liên hệ: Khi đọc qua tài liệu này, nếu phát hiện sai sót hoặc nội dung kém chất lượng xin hãy thông báo để chúng tôi sửa chữa hoặc thay thế bằng một tài liệu cùng chủ đề của tác giả khác. Bạn có thể tham khảo nguồn

More information

Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San Thông tin về Công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San Thông tin về Công ty Công ty Cổ phần Ma San Thông tin về Công ty Giấy Chứng nhận Đăng ký 0303576603 ngày 13 tháng 6 năm 2013 Kinh doanh số Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của Công ty đã được điều chỉnh nhiều lần, lần điều

More information

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9386:2012. Xuất bản lần 1. Design of structures for earthquake resistances-

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9386:2012. Xuất bản lần 1. Design of structures for earthquake resistances- T C V N T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9386:2012 Xuất bản lần 1 THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG, TÁC ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT VÀ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI KẾT CẤU NHÀ PHẦN 2: NỀN MÓNG, TƯỜNG

More information

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ DẦU KHÍ THUỘC BỂ CỬU LONG

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ DẦU KHÍ THUỘC BỂ CỬU LONG PETROVIETNAM ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ DẦU KHÍ THUỘC BỂ CỬU LONG Tóm tắt ThS. Bùi Hồng Diễm 1, ThS.Trương Thông 1, ThS. Lê Thị Ngọc Mai 1 ThS. Lê Quốc Thắng

More information

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRÍCH LY TINH DẦU TỪ LÁ TÍA TÔ

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRÍCH LY TINH DẦU TỪ LÁ TÍA TÔ J. Sci. & Devel. 14, Vol. 12, No. 3: 44-411 Tạp chí Khoa học và Phát triển 14, tập 12, số 3: 44-411 www.hua.edu.vn NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRÍCH LY TINH DẦU TỪ LÁ TÍA TÔ Nguyễn Thị Hoàng Lan 1, Bùi Quang

More information

Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa nguồn

Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa nguồn Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh Nguyễn Hồng Hà Đại học Trà Vinh Nhận bài: 05/08/2015 - Duyệt đăng: 06/12/2015 Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ

More information

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTEASE TỪ VI KHUẨN (Bacillus subtilis) ĐỂ THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CÁ TRA

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTEASE TỪ VI KHUẨN (Bacillus subtilis) ĐỂ THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CÁ TRA NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTEASE TỪ VI KHUẨN (Bacillus subtilis) ĐỂ THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CÁ TRA Trần Thị Hồng Nghi, Lê Thanh Hùng, Trương Quang Bình* Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Email:

More information

Sổ tay cài đặt Ubuntu từ live CD

Sổ tay cài đặt Ubuntu từ live CD Sổ tay cài đặt Ubuntu từ live CD Mục Lục Sổ tay cài đặt Ubuntu từ live CD...2 Lời mở đầu...2 Khởi động quá trình cài đặt Ubuntu vào ổ điã cứng...2 Bước 1 : Chọn ngôn ngữ...2 Bước 2 : Chọn quốc gia và vùng

More information

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI DNSSEC TẠI CÁC NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI DNSSEC TẠI CÁC NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI DNSSEC TẠI CÁC NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2017 M C C DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...

More information

Cơ sở khoa học cho chọn giống Pơ Mu theo mục tiêu nâng cao

Cơ sở khoa học cho chọn giống Pơ Mu theo mục tiêu nâng cao Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 4 (2014) 20-29 Cơ sở khoa học cho chọn giống Pơ Mu theo mục tiêu nâng cao sản lượng gỗ tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái Hồ Hải Ninh 1,

More information

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP. Rules for the Classification and Construction of Sea - going Steel Ships

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP. Rules for the Classification and Construction of Sea - going Steel Ships QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 21: 2010/BGTVT QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP PHẦN 1A QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT Rules for the Classification and Construction of Sea - going

More information

(Phần Excel) - Hướng dẫn chi tiết cách giải (giải đầy đủ)

(Phần Excel) - Hướng dẫn chi tiết cách giải (giải đầy đủ) (Phần Excel) - Hướng dẫn chi tiết cách giải (giải đầy đủ) MỤC LỤC PHẦN 1: EXCEL... 1 Bài 1... 1 Bài 2... 6 Bài 3... 12 Bài 4... 16 Bài 5... 21 Bài 6... 25 Bài 7... 26 Bài 8... 29 Bài 9... 33 Bài 10...

More information

Các dữ liệu của chuỗi thời gian đã và đang được sử dụng một cách thường xuyên và sâu rộng,

Các dữ liệu của chuỗi thời gian đã và đang được sử dụng một cách thường xuyên và sâu rộng, Kinh tế lượng cơ sở - 3rd ed. Phần V CHUỖI THỜI GIAN TRONG KINH TẾ LƯỢNG Các dữ liệu của chuỗi thời gian đã và đang được sử dụng một cách thường xuyên và sâu rộng, trong các nghiên cứu thực nghiệm, tới

More information

2.1.3 Bảng mã ASCII Bộ vi xử lý (Central Processing Unit, CPU) Thanh ghi... 16

2.1.3 Bảng mã ASCII Bộ vi xử lý (Central Processing Unit, CPU) Thanh ghi... 16 Nghệ thuật tận dụng lỗi phần mềm Nguyễn Thành Nam Ngày 28 tháng 2 năm 2009 2 Mục lục 1 Giới thiệu 7 1.1 Cấu trúc tài liệu........................... 7 1.2 Làm sao để sử dụng hiệu quả tài liệu này.............

More information